Đầu tôm có tốt không

Nhiều mẹ khoe mẹo đơn giản để có bát canh ngọt nước, xanh rau, tại tận dụng được những bộ phận bỏ đi của con tôm là xay đầu tôm rồi lọc nước nấu. Liệu loại canh này có tốt cho sức khỏe?

Thời gian gần đây, một số diễn đàn trên mạng xã hội nổ ra tranh cãi về việc đầu tôm nên ăn hay vứt bỏ. Theo đó, nhiều người cho rằng đầu tôm chứa nhiều canxi, thậm chí tận dụng đầu tôm không chỉ tiết kiệm mà khi ăn còn tốt cho trí não. Cách sử dụng được không ít bà nội trợ thực hiện là lấy phần đầu tôm xay nhuyễn rồi lọc nước nấu canh cho ngọt nước (giống như nấu canh cua). 

Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng phần đầu tôm không có thịt, vì thế không cung cấp được chất dinh dưỡng gì. Đặc biệt, nếu ăn trực tiếp, nhất là với trẻ nhỏ thì nguy cơ bị hóc hoặc ảnh hưởng niêm mạc miệng là rất lớn.

Trước những thông tin trên, ThS.BS Trương Nhật Khuê Tường - Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, tôm là thực phẩm phổ biến và giàu dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ngon nhưng không phải bộ phận nào của tôm cũng nên ăn. Bác sĩ Tường cho rằng, hiện có rất nhiều người nghĩ ăn tôm là phải dùng cả đầu, cả vỏ mới tốt vì sẽ hấp thu được nhiều canxi. Tuy nhiên, đây là một sai lầm bởi chính phần đầu và vỏ tôm là bộ phần cần phải bỏ khi ăn.

Đầu tôm có tốt không

Đầu tôm chứa nhiều tạp chất, không hề giàu dinh dưỡng, vì thế không nên sử dụng. (Ảnh minh họa)

“Nhiều người cho rằng, đầu tôm không chỉ có nhiều canxi mà còn giúp sáng mắt, bổ não… vì thế khi sơ chế tôm họ thường có thói quen giã nát đầu tôm để nấu canh. Tuy nhiên đầu tôm là phần không nên ăn, nhất là với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ bởi bộ phận này có thể chứa nhiều ký sinh trùng, kim loại nặng và các chất của đường tiêu hóa từ tôm, ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe”, bác sĩ Khuê Tường cho hay.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia công nghệ thực phẩm cũng phản bác thông tin đầu tôm chứa nhiều canxi, ăn tốt cho sức khỏe. Ông Thịnh cho rằng, bộ phận duy nhất ăn được của con tôm là phần thịt, các bộ phận khác cần phải bỏ hết khi sơ chế, không nên tiếc rẻ, nhất là đầu tôm.

Theo lý giải của PGS Thịnh, đầu tôm ngoài vai trò là cơ quan thần kinh, nó còn là cơ quan tiêu hóa của con tôm, do vậy mới có câu nói “họ nhà tôm cứt lộn lên đầu”. 

Đầu tôm có tốt không

Trong đầu tôm có chứa bộ máy tiêu hóa của tôm, do vậy sử dụng dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. 

“Thức ăn của tôm là tảo, vi sinh vật và cả xác động vật thối rữa. Khi tôm ăn vào, các tạp chất này đều tích tụ ở phần đầu vì hệ bài tiết của nó đặt ở đó. Vì vậy, đầu tôm chứa rất nhiều tạp chất thậm chí có cả kim loại nặng. Chính vì lý do đó, nếu chúng ta ăn đầu tôm có thể không gây hại cấp tính, nhưng tích tụ dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe”, ông Thịnh cảnh báo.

Vị chuyên gia này cũng dẫn chứng một nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng trong đầu tôm. Kết quả, các nhà khoa học đã xác định hàm lượng cadmium trong đầu tôm đạt 0,3mg/kg, cao hơn gấp 10 lần so với hàm lượng cadmium của thịt tôm. Mặc dù nó không gây ngộ độc nhưng theo quy định, hàm lượng này không được vượt quá 0.5 mg/kg.

Đầu tôm có tốt không

PGS Thịnh cho rằng, chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn mắt tôm giúp cải thiện thị lực. 

Với lời đồn đại về việc ăn mắt tôm sẽ có nhiều dưỡng chất tốt cho mắt, cải thiện thị lực, PGS Thịnh cho rằng đó là điều hoang đường và chưa có nghiên cứu nào chứng minh được điều đó.

Cuối cùng, để đảm bảo an toàn khi ăn tôm, PGS Thịnh khuyến cáo mọi người không nên ăn đầu, vỏ tôm và sơ chế cần bỏ đường chỉ đen trên lưng tôm vì đó là đường đi của chất thải. Ngoài ra, khi lựa chọn, nên mua tôm còn sống, bởi tôm chết rất nhanh bị ươn, bốc mùi và có thể gây hại cho sức khỏe.

Tôm là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đóng vai trò quan trong trong khẩu phần ăn của chúng ta. Đây là món ai mọi người đều thích ăn nhất là đối với trẻ nhỏ. 

Tuy nhiên, tôm cũng có một phận mà nếu chúng ta ăn phải không những không tốt mà còn có thể không mang lại lợi ích cho cơ thể con người, trong đó không thể không kể đến đầu tôm.

Vậy đầu tôm chứa gì? Gạch tôm là gì và trứng tôm nằm ở đâu. Các bạn hãy cùng Ẩm thực bốn mùa tìm hiểu kỹ hơn về loại thực phẩm này nhé!

Đầu tôm chứa gì?

Tôm được đánh giá là loại thực phẩm đem lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Thịt tôm có chứa một lượng lớn protein, một chất cần thiết cho cơ thể con người, vỏ tôm chứa các thành phần dinh dưỡng khác như canxi, kali,… và các chất dinh dưỡng khác.

Đầu tôm có tốt không

Mặc dù vậy, tôm vẫn có một bộ phận, chúng ta không nên ăn đó là đầu tôm, phần đầu tôm là nơi chứa chất thải của tôm, đây là nơi tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Độc tính của kim loại nặng asen sẽ rất độc, vì vậy, những phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều sẽ gây ra việc sảy thai hoặc dẫn đến dị tật thai.

Đầu tôm thực ra là một khoảng rỗng có chứa bộ phận chính của con tôm như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết,…tôm là loài động vật ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các côn trùng, tảo, ấu trùng, ký sinh trùng, xác động vật, thực vật,… 

Như vậy, đầu tôm cũng chính là dạ dày của con tôm và là nơi chứa rất nhiều chất bẩn, ấu trùng và nhiều vi khuẩn có hại đối với sức khỏe con người, thế nên chúng ta nên loại bỏ đầu tôm khi ăn.

Gạch tôm là gì?

Cũng tương tự như loài cua, tôm cũng có phần gạch, nhưng sẽ ít hơn, đồng thời cũng là phần chứa tế bào sinh dục của tôm, nó tập trung ở phần đầu của con tôm.

Cũng giống như loài cua, gạch tôm chính là hệ thống sinh tinh để chúng có thể duy trì nòi giống, còn đối với tôm cái thì gạch tôm chính là buồng trứng của nó.

Đầu tôm có tốt không

Bạn sẽ dễ dàng phân biệt được đâu là gạch tôm và đâu là chất thải của tôm. Bởi vì, màu gạch tôm là màu vàng cam hoặc vàng đỏ, rất đẹp và nổi bật hơn hẳn, còn chất thải tôm sẽ có màu đen tròn tròn trên đầu tôm.

Gạch tôm khi đã nấu chín sẽ có màu đỏ và có vị béo, thơm, con tôm càng to thì phần gạch tôm sẽ càng nhiều.

Trứng tôm nằm ở đâu?

Tôm chính là loài động vật giáp xúc, chúng có vòng đời kéo dài theo 5 giai đoạn ( bắt đầu từ trứng – ấu trùng – tôm bột – tôm giống – tôm trưởng thành). 

Đầu tôm có tốt không

Trứng tôm nằm ở ngay buồng trứng, vị trí dưới bụng của con tôm cái.  Khi tôm cái trưởng thành sẽ tiến hành giao vĩ với con tôm đực rồi để trứng. Tôm cái càng lớn thì lượng trứng đẻ càng nhiều hơn.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về đầu tôm là gì, gạch tôm là gì và trứng tôm nằm ở đâu. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc!

SHARE

Facebook

Twitter

  • tweet

admin

Xin chào! Mình thích chia sẻ các kiến thức về ẩm thực, du lịch và sức khỏe. Rất mong nhận được nhiều hơn nữa những ý kiến đóng góp của mọi người để website ngày càng hoàn thiện và đem đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Xin cảm ơn!

Đầu tôm đẻ làm gì?

Ðầu tôm là một khoang rỗng có vỏ cứng, trong đó chứa các bộ phận chính của tôm như: hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và hệ hô hấp... Hệ tiêu hóa của tôm gồm 2 bộ phận: dạ dày và ruột. Dạ dày của tôm cũng nằm ngay trong khoang đầu, là nơi chứa thức ăn khi tôm kiếm mồi.

Đầu tôm sú có gì?

Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn.

Trong não tôm có gì?

Cụ thể, trong não tôm chứa các thành phần quan trọng đối với cơ thể như cephalin, axit amin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác, thịt tôm chứa một lượng lớn protein, vỏ tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, kali...

Trứng tôm có tác dụng gì?

- Trứng tôm rất giàu đạm, có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao, cung cấp hàm vitamin cao, và 1 lượng lớn omega - 3 và các acid béo omega-6, ngoài ra còn là một món ăn tăng cường canxi cho cơ thể. Trứng tôm là một món ăn tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. - Dùng trực tiếp, không qua chế biến.