Mặt nạ lá tía tô có tốt không

Sử dụng lá tía tô để trị nám da là phương pháp không quá mới mẻ nhưng vẫn được rất nhiều người ưa chuộng nhờ tính hiệu quả cao.

Nám da hình thành từ việc lão hoá da ở người, xuất hiện dưới hình dạng những vết tối màu có hình dạng và kích thước không cố định trên da.

Tía tô là một loại thảo dược có khả năng trị nám hiệu quả. Lá tía tô chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da như: vitamin C và canxi, sắt, phốt pho, kẽm…, giúp loại bỏ tế bào chết, giảm sự tích tụ và làm loãng melanin dưới da.

Do vậy, chỉ cần một vài thao tác với lá tía tô và sự kiên trì của bản thân, bạn có thể trị nám da hữu hiệu tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc can thiệp thẩm mỹ hay các sản phẩm trị nám.

Mặt nạ lá tía tô

Bạn lấy một nắm lá tía tô rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đến, bạn giã nát hoặc xay mịn lá tía tô và lấy hỗn hợp vừa xay, giã đắp lên vùng da bị nám trong khoảng 15 phút. Sau đó, bạn chỉ cần rửa sạch lại với nước.

Thực hiện đắp mặt nạ tía tô đều đặn từ 2-3 lần/ tuần, nám da sẽ được cải thiện đáng kể.

Mặt nạ lá tía tô có tốt không
Mặt nạ tía tô rất tốt trong việc điều trị nám. Đồ hoạ: Phương Linh

Uống nước tía tô nguyên chất

Đây là cách làm sẽ giúp cơ thể và làn da của bạn hấp thu được triệt để các hoạt chất trong lá tía tô.

Tía tô sau khi rửa sạch, chỉ cần đun sôi để lấy nước uống hoặc bạn có thể phơi khô lá tía tô để sử dụng như cách pha trà. Nước tía tô vừa lành tính lại có tác dụng hữu hiệu trong việc cải thiện sắc tố da.

Kết hợp lá tía tô và chanh tươi

Chanh tươi cũng là một nguyên liệu có ích trong việc làm sáng da, giảm thâm cho các vùng da. Chính vì vậy kết hợp lá tía tô và chanh tươi sẽ gấp đôi công dụng tốt cho việc trị nám da.

Bạn chỉ cần vắt chanh tươi để lấy cốt, sau đó lấy hai thìa nước cốt chanh để trộn với lá tía tô đã được rửa sạch và xay nhuyễn. Đắp hỗn hợp vừa trộn lên vùng da bị nám trong 10 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Mặt nạ lá tía tô có tốt không
Chanh tươi kết hợp với tía tô là lựa chọn hữu ích cho việc trị nám. Đồ hoạ: Phương Linh

Đắp mặt nạ lá tía tô và dưỡng da bằng mật ong

Phương pháp này cần nhiều thời gian hơn so với các phương pháp khác. Trước tiên, bạn hãy đắp mặt nạ lá tía tô, sau 15 phút thì rửa mặt sạch với nước ấm và lau khô mặt.

Tiếp đến, bạn thoa mật ong nguyên chất lên da trong 10 phút và tiếp tục rửa sạch lại lần nữa.

Thực hiện đều đặn phương pháp này, da bạn sẽ sáng và mịn hơn rất nhiều.

Xông hơi với lá tía tô

Giống như những cách xông hơi bình thường, bạn chỉ cần rửa sạch và đun sôi lá tía tô trong khoảng 15 phút cho tinh dầu của lá được tan ra hết.

Khi nước đã nguội bớt, bạn sử dụng một chiếc khăn dày trùm lên và thực hiện xông hơi cho da mặt. Sau đó hãy rửa sạch lại với nước ấm. Cách làm này sẽ giúp da được loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn, dần dần có thể làm giảm tình trạng nám trên da.

Từ lâu, lá tía tô được đánh giá cao là 1 loại rau gia vị nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với nhiều người loại rau gia vị này có thể không hề dễ ăn do có mùi vị hơi cay nồng. Nhiều bạn cho rằng đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn có thể giúp da mịn màng, hết mụn. Liệu rằng đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn có mang đến hiệu quả như mong đợi? Hãy cùng Dr Hoàng Hà tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Công dụng của lá tía tô với da mặt

Lá tía tô không chỉ là thực phẩm mà còn có thể ứng dụng vào làm đẹp. Trong nhiều trường hợp đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn hiệu quả thật sự. Một số công dụng nổi bật khi bạn đắp mặt nạ bằng lá tía tô bao gồm:

Mặt nạ lá tía tô có tốt không

  • Trị mụn: Lá tía tô rất giàu chất kháng khuẩn và chống viêm tuyệt vời do chứa nhiều axit linoleic. Điều này làm cho việc đắp mặt nạ lá tía tô sẽ trở thành sự lựa chọn hoàn hảo cho các loại da đang có bệnh lý ví dụ như mụn.
  • Chống lão hóa: Bạn có thể đắp mặt nạ bằng lá tía tô như 1 biện pháp để giữ gìn tuổi trẻ do loại lá này rất giàu omega-3, có đặc tính làm dịu, hồi phục và bảo vệ da khỏi tình trạng oxy hóa. Bên cạnh đó, lá còn giàu flavonoid, giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra, giảm nguy cơ lão hóa sớm.
  • Dưỡng ẩm, làm mịn da: Sở hữu hợp chất hoạt động như một tiền chất tự nhiên cho ceramides, đóng vai trò duy trì hàng rào bảo vệ da chống lại sự mất nước nên đắp mặt nạ lá tía tô sẽ giúp cân bằng, tạo độ ẩm để làn da khô trở nên ẩm mịn hơn.

Lá tía tô là thực phẩm dễ tìm, dễ mua, giá thành lại rẻ; công thức mặt nạ cũng dễ thực hiện. Tuy nhiên đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn có thực sự như lời đồn hay không chúng ta cùng tìm hiểu thêm ở nội dung tiếp theo.

2. Đắp mặt nạ bằng lá tía tô có hiệu quả không? 

Nhiều người đồn thổi đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn rất hiệu quả. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ chuyên gia tùy cơ địa của từng người mà tác dụng làm đẹp phát huy như thế nào trên da mặt. Bạn chỉ cần thực hiện đều đặn, đúng hướng dẫn thì sau một thời gian ngắn, làn da có các nốt sần sùi, mụn nhọt sẽ được cải thiện dần, trả lại làn da mịn màng.

Ngoài đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn, chị em có thể kết hợp sử dụng lá tía tô để xông mặt, đun nước uống cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2.1. Uống nước lá tía tô

Mặt nạ lá tía tô có tốt không

Vừa đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn vừa dùng nước lá tía tô sẽ giúp cải thiện làn da bằng cách thải độc gan từ bên trong, các nốt mụn do cơ thể tích tụ độc tố sẽ giảm bớt, các chất chống oxy hóa từ lá tía tô được cơ thể hấp thu tốt nhất.

Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô 500ml-1000ml nước sạch

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá tía tô và ngâm với 1 chút nước muối loãng (nếu rau an toàn thì không cần ngâm muối).
  • Đun sôi nước sạch sau đó thả lá tía tô vào 1-2 phút
  • Trữ trong bình giữ nhiệt và thưởng thức khi còn ấm

2.2. Mặt nạ lá tía tô trị mụn ẩn, mụn đầu đen:

Khả năng điều trị mụn của lá tía tô chủ yếu có trong thành phần tinh dầu, trong mỗi tinh dầu tía tô chứa tới 20% các hợp chất xeton, furan… giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn. Đồng thời, các acid béo, linolenic giúp tế bào nhanh chóng hồi phục các tổn thương, sẹo mụn để lại với phương pháp dân gian đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn này.

Nguyên liệu

  • 5-7 lá tía tô
  • Một chút muối hạt hoặc 50ml nước muối sinh lý

Cách thực hiện

  • Chọn nắm lá tía tô hơi già nhưng chưa héo, rửa sạch để trôi bụi bẩn, ngâm qua với một ít nước muối loãng
  • Xay nhuyễn hoặc giã nát để chắt lấy phần nước cốt lá
  • Chấm phần nước lá tía tô này bằng tăm bông lên các nốt mụn sưng đỏ, có thể chấm nhiều lần trong ngày hoặc trước khi đi ngủ, sau khi đã thực hiện các bước chăm sóc da khác.
  • Phần bã cũng có thể đắp trực tiếp lên mặt, với một lớp mỏng để các tinh chất thấm vào da, khoảng 15 – 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất trong trị mụn
  • Chỉ nên đắp 1 – 2 lần/ tuần, tùy thuộc vào mức độ mụn trên da

2.3. Mặt nạ lá tía tô trị thâm mụn với chanh, mật ong:

Mặt nạ lá tía tô có tốt không

Một công thức đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn kết hợp giữa ba thành phần lá tía tô, chanh và mật ong để tạo hỗn hợp đắp mặt nạ ngăn ngừa mụn và hỗ trợ giảm các nốt mụn sưng viêm.

Trong 3 thành phần này, lá tía tô và mật ong có khả năng kháng viêm, giảm sưng, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Trong khi đó chanh giúp làm sạch bề mặt da, làm cho các dưỡng chất trong lá tía tô và mật ong dễ dàng thấm vào sâu bên trong.

Cách đắp mặt nạ bằng  lá tía tô trị mụn cùng chanh và mật ong đơn giản dễ thực hiện:

  • Chuẩn bị: ½ thìa cà phê nước cốt chanh, 1 nắm lá tía tô già nhưng vẫn còn tươi, 2 muỗng mật ong
  • Lá tía tô rửa sạch, ngâm với nước muối, sau đó giãn nhuyễn hoặc xay và vắt lấy phần nước cốt
  • Trộn đều hỗn hợp chanh, tía tô và mật ong với nhau, bôi hỗn hợp này lên da sau khi da đã được làm sạch
  • Massage da mặt nhẹ nhàng 1 – 2 phút đầu, sau đó bôi toàn bộ hỗn hợp còn lại và đợi 15 – 20 phút tiếp theo
  • Rửa lại với nước ấm và nước mát, có thể khóa ẩm bằng các loại kem dưỡng ẩm hoặc toner để chăm sóc da chuyên sâu hơn.

2.4. Mặt nạ lá tía tô và muối:

Cách đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn khác vô cùng đơn giản và hiệu quả đối với những làn da dầu mụn hoặc dễ bị kích ứng. Đó là dùng lá tía tô cùng với muối trong các công thức đắp mặt nạ.

Công thức đắp mặt nạ lá tía tô và muối:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô, 1 chai nước muối sinh lý hoặc muối hạt tinh khiết
  • Rửa sạch lá tía tô và ngâm với nước muối 10 phút, đem giã nhuyễn hoặc xay để chắt lấy phần nước, cho vào đó 1 vài hạt muối nhỏ
  • Làm sạch da mặt bằng bông tẩy trang và sữa rửa mặt, bôi phần nước tía tô này lên da thành từng lớp mỏng, sau đó lấy phần bã và đắp lên các vùng có mụn nhiều, to
  • Thực hiện 1 tuần 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng mụn trên da mặt.

Để đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau, vừa giúp phát huy công dụng của lá tía tô nhưng cũng tránh được các dấu hiệu kích ứng nếu có:

Mặt nạ lá tía tô có tốt không

  • Không nên lạm dụng nhiều: như hầu hết các phương pháp làm đẹp khác, đắp mặt nạ bằng lá tía tô cũng cần có kế hoạch nhất định, không nên đắp mỗi ngày hay với số lượng nhiều. Bởi trong tía tô lượng tinh dầu có thể gây tấy đỏ, bỏng rát da mặt
  • Không hoàn toàn có tác dụng với trường hợp mụn nặng: đừng nên thần thánh hóa việc chăm sóc da mặt, điều trị mụn bằng cách đắp mặt nạ với lá tía tô. Mặc dù trong loại lá này có các thành phần làm giảm sưng, viêm và tiêu diệt vi khuẩn nhưng với tình trậng mụn nặng, bạn nên kết hợp thêm với các loại thuốc, mỹ phẩm khác theo phác đồ của bác sĩ da liễu
  • Bảo vệ da dưới ánh mặt trời vào ban ngày: trong lá tía tô có một lượng chất tẩy nhẹ, tuy không gây kích ứng da nhưng có thể khiến da dễ bị tổn thương với tia UV hơn một chút, bạn chỉ cần che chắn hoặc dùng thêm kem chống nắng ban ngày là đã đủ giải quyết vấn đề này
  • Kiểm tra kích ứng trước khi dùng: bằng cách bôi một ít mặt nạ vào vùng dưới cằm hoặc xương hàm, đợi 30 phút. Nếu xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa ngày thì nên dừng sử dụng loại mặt nạ này
  • Nếu có dấu hiệu kích ứng, nên ngưng sử dụng: một số cơ địa chỉ kích ứng da sau 2 – 3 ngày sử dụng, vì thế nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da kể cả sau 2 – 3 ngày đắp mặt nạ lá tía tô, cần kiểm tra lại, nếu phát hiện do loại mặt nạ này gây nên thì hãy dừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ da liễu.

Tóm lại, đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn có hiệu quả không còn tùy thuộc vào làn da, thói quen sinh hoạt, chu trình chăm sóc da cũng như tình trạng mụn của mỗi người.Để chăm sóc da mặt dài lâu và có hiệu quả, chỉ sử dụng đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn thôi chưa chắc đã mang lại kết quả như mong muốn. Bạn có thể lựa chọn các phương pháp làm đẹp từ sâu bên trong như thay đổi cách ăn uống và sinh hoạt, luyện tập kết hợp dùng mỹ phẩm đúng cách.

Hy vọng bài viết đắp mặt nạ bằng lá tía tô trị mụn có hiệu quả không đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về những bí quyết làm mặt nạ trị mụn hỗ trợ bạn chăm sóc da tại nhà đúng cách. Chúc các bạn luôn xinh đẹp!

Lá tía tô đắp mặt có tác dụng gì không?

Dưỡng ẩm cho da: Dùng lá tía tô đắp mặt sẽ đem lại tác dụng duy trì hàng rào bảo vệ chống lại sự mất nước của da, do đó giữ ẩm và dưỡng ẩm cho da. Bên cạnh đó, nếu lấy lá tía tô xông mặt, tinh dầu tía tô thấm sâu vào da, lấp đầy các vết nứt nẻ, giúp da trở nên mềm mại.

Lá tía tô đắp mặt như thế nào?

Cách thực hiện: Bạn rửa sạch lá tía tô, loại bỏ phần héo úa, rồi ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó cho vào xay nhuyễn với máy xay sinh tố. Trộn đều tía tô đã xay nhuyễn với 3 thìa mật ong, thoa hỗn hợp lên da mặt nhẹ nhàng. Giữ mặt nạ trong khoảng 10 phút để giúp dưỡng chất có thể thẩm thấu sâu vào bên trong.

Đắp mặt nạ tía tô mật ong có tác dụng gì?

Mặt nạ lá tía tô mật ong làm sáng da, kháng viêm Lá tía tô và mật ong đều là các nguyên liệu có tình chống oxy hóa cao, khi kết hợp cùng nhau có thể nâng cao hiệu quả làm sáng da, hỗ trợ làm dịu tình trạng da bị mẩn đỏ, kích ứng.

Cao tía tô có tác dụng gì cho da mặt?

Tía tô là một loại thảo dược khả năng trị nám hiệu quả. Lá tía tô chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da như: vitamin C và canxi, sắt, phốt pho, kẽm…, giúp loại bỏ tế bào chết, giảm sự tích tụ và làm loãng melanin dưới da.