Dđoàn bảo châu là ai

Hai ngày qua, cộng đồng yêu võ thuật tại Việt Nam rất quan tâm tới cuộc tỷ thí giữa võ sư Đoàn Bảo Châu và võ sỹ Pierre Francois Flores, người Canada.

Chiều 12.7, võ sư Karate Đoàn Bảo Châu đã bị võ sỹ phái Vịnh Xuân Nam Anh Pierre Francois Flores "hạ gục" chóng vánh khiến nhiều người bất ngờ. Chia sẻ sau trận đấu, võ sư Đoàn Bảo Châu thừa nhận, Pierre Francois Flores mạnh hơn mình rất nhiều và đây là một thất bại tâm phục khẩu phục.

Trận tỷ thí giữa võ sư Đoàn Bảo Châu và võ sỹ Pierre Francois Flores.

Võ sư Đoàn Bảo Châu là ai?

Sau trận tỷ thí, nhiều người đặt ra câu hỏi võ sư Đoàn Bảo Châu là người như thế nào, tại sao lại dám thách đấu Pierre Francois Flores - một người to lớn và đã có nhiều năm học Vịnh Xuân ở Canada? Thực tế, trong làng võ thuật Hà Nội, võ sư Đoàn Bảo Châu là một cái tên tuổi có tiếng.

Võ sư Đoàn Bảo Châu (52 tuổi), sinh ra trong một gia đình đông anh em ở tỉnh Phú Thọ. Ông tốt nghiệp bằng Kỹ sư Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội).

Từ nhỏ, ông đã rất đam mê võ thuật. Ban đầu, Đoàn Bảo Châu tập luyện Vịnh Xuân Quyền của võ sư Phan Dương Bình (hay còn gọi là Bình Bún) – cao thủ môn phái Vịnh Xuân, bậc trưởng lão của Vovinam phía Bắc.

Sau đó, Đoàn Bảo Châu chuyển sang học Karate từ chính anh trai mình. Anh trai của ông là võ sư Đoàn Đình Long – võ sư Karatedo Đệ thất đẳng huyền đai, nguyên Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Karatedo Quốc gia Việt Nam, đồng thời là người sáng lập hệ phái Karatedo Đoàn Long Karatedo Việt Nam.

Võ sư Đoàn Bảo Châu và anh trai - võ sư Đoàn Đình Long.

Hiện tại, Võ sư Đoàn Bảo Châu đang là võ sư Karate Huyền đai đệ ngũ đẳng của Hệ phái Đoàn Long Karatedo tại Hà Nội. Với ông, võ thuật là khát khao cháy bỏng, chính vì vậy, ông có thể tập một đòn đá ngang gần 1.000 lần/ngày đến nỗi sàn hè bóng loáng. Bất chấp mọi khó khăn về tầm vóc (cao 1m61), ông đã dồn rất nhiều công sức và tâm huyết vào việc tập luyện võ thuật.

Sở dĩ ông gửi lời thách đấu võ sư Pierre là vì thích “tính hiệp sĩ” của võ sư này. Hồi tháng 5 vừa qua, khi biết Pierre Francois Flores muốn về Việt Nam giao lưu võ thuật, cụ thể là thách đấu với võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt - Trưởng môn Nam Huỳnh Đạo. Tuy nhiên, do phía Nam Huỳnh Đạo từ chối lời thách đấu nên võ sư Đoàn Bảo Châu đã gửi thư mời võ sư người Chile tới Hà Nội giao lưu với mình.

Võ sư Đoàn Bảo Châu vừa chính thức có cuộc tỷ thí với võ sư Pierre Francois Flores của phái Nam Anh Vịnh Xuân ở Canada. Trận đấu kéo dài trong khoảng 4 phút và dù rất cố gắng, nhưng trước đối thủ vượt trội về thể hình, võ sư Đoàn Bảo Châu đã nhận thất bại. 

Chia sẻ với báo chí, ông Châu cho biết: "Chúng tôi giao lưu võ thuật trên khía cạnh tôn trọng nhau”, đồng thời cho rằng, đây là hình thức tốt để động viên phong trào võ thuật, cũng như cho các võ sinh nhìn thấy được, giao lưu võ thuật là điều nên làm.

Ngoài việc luyện võ, võ sư Đoàn Bảo Châu còn là một phóng viên, một nhà văn với tiểu thuyết "Khói" khá thành công vào năm 2014. Ông Châu đã viết được 5 cuốn tiểu thuyết và xuất bản 3 cuốn. Với ông, viết sách là niềm đam mê lớn, bởi ông đã từng thất bại trong võ thuật đỉnh cao khi không lọt được vào đội tuyển quốc gia. Hiện tại, ông lấy việc truyền thụ đam mê võ học cho thế hệ trẻ là niềm vui.

Châu Long Tổng hợp @

Trong trận đấu kéo dài khoảng ba phút, ông Đoàn Bảo Châu – Võ sư Karate đã bị cao thủ Vịnh Xuân Pierre Francois Flores đánh cho sấp mặt. Pierre Francois Flores năm nay 41 tuổi, là người gốc Chile, nhưng sinh sống và làm việc tại Canada. Sau 20 năm theo học Vịnh Xuân Nam Anh (hay còn gọi là Việt Nam Vịnh Xuân Chính thống phái), hiện Flores đang sở hữu "Chu sa đai đệ tứ đẳng" (bậc Quán Trưởng thực thụ, chức năng giống như huấn luyện viên trưởng).


Về phần Võ sư Đoàn Bảo Châu, tuy là một Võ sư nhưng hình như ông ta thích lên mạng xã hội chém gió và đả kích nhà cầm quyền hơn là tập võ. Lướt qua facebook Chau Doan thời gian gần đây lấn sân sang nói chuyện chính trị, pháp luật mà theo nhiều người vẫn thường nhận xét về ông Đoàn Bảo Châu là “chân tay to hơn não”.



Ảnh chụp màn hình facebook Đoàn Bảo Châu: 

Những phát ngôn thiếu i ốt.


Không hiểu ông Đoàn Bảo Châu nghĩ gì khi so sánh việc ông suốt ngày chửi chính quyền (người trong nước) nhưng vẫn chưa bị xử lý với việc ông bị Võ sĩ người Canada đánh cho sấp mặt?
"Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"
Tìm hiểu ta biết Karate được bắt nguồn từ võ thuật Trung Quốc nhưng nó đã được thay đổi rất nhiều để phù hợp với người dân và tình hình của Nhật Bản. Karate không chỉ là một môn võ tự vệ mà còn là tinh túy của văn hóa, triết học, nhân học và thiền học Nhật Bản và Á Đông.

Người có công mang Karate vào Nhật Bản là Funakoshi Gichin. Funakoshi Gichin sinh năm 1868 và mất năm 1957 tại Okinawa. Ông là người khai sinh ra hệ phái Shotokan và được coi như cha đẻ của Karate hiện đại.

Hai mươi điều dưới đây của Funakoshi đều được giảng dạy ở hầu hết võ đường Karate vì đó không chỉ là quy tắc về võ thuật mà còn là cách sống của một võ sinh Karate:

1.    Karate bắt đầu bằng Lễ và kết thúc cũng bằng Lễ. 

2.    Karate không ra đòn trước.

3.    Karate phải giữ Nghĩa.

4.    Biết mình rồi mới biết người.

5.    Kĩ thuật không bằng Tâm thuật.

6.    Để tinh thần thoải mái.

7.    Khinh suất thì rắc rối.

8.    Không chỉ trong võ đường mới có Karate.

9.    Rèn luyện Karate là cả đời.

10.                       Mọi thứ đều là Karate.

11.                       Karate cũng như nước nóng, không hâm nó sẽ nguội.

12.                       Nghĩ đừng bại thay vì thắng.

13.                       Bản thân là tùy vào đối phương.

14.                       Kết quả tùy vào khả năng kiểm soát.

15.                       Chân tay cũng là kiếm.

16.                       Ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.

17.                       Càng tập phải càng tự nhiên.

18.                       Tập quyền thật chuẩn nhưng thực chiến thì hãy quên đi.

19.                       Kiểm soát độ nhanh chậm, nặng nhẹ.

20.                       Luôn chính chắn khi dụng võ.

Nếu như căn cứ vào Hai mươi điều của Funakoshi được răn dạy ở các võ đường Karate thì có thể nhận thấy việc Đoàn Bảo Châu thách đấu cũng như trong khi thi đấu với Pierre Francois Flores thì ông Châu liệu làm được mấy điều?

Trước trận đấu quan trọng nếu thực sự ông ấy đấu vì tinh thần thượng võ vì "Không thủ đạo" thì ông ấy đã biết khiêm tốn thay vì lên mạng câu like rầm rộ ông ấy đã tĩnh tâm, luyện trí nghiên cứu đấu pháp để phát huy sở đoản của mình và hạn chế sở trường đối phương. Karate là hiệu quả của từng đòn đánh. Biết công biết thủ biết sử dụng cái đầu linh hoạt. Người luyện võ là luyện bản lĩnh và đức tính khiêm tốn

Nhiều người không học võ thấy ông ấy nhỏ hơn rồi cho rằng đó là tinh thần thượng võ, kiên cường... mà quên rằng đấu võ để thi đấu thì theo hạng cân và chỉ từng môn phái. Còn thách đấu không theo luật thì chỉ là sự thỏa thuận thì tính gì đến hạng cân, đặc biệt thi đấu để câu like không cốt thắng thua thì đừng mang danh là tinh thần võ học nước nhà ra để kéo theo một bộ phận về cái gọi là " tự hào võ thuật Việt"...


Thay cho lời kết xin trích dẫn một câu nói về nghiệp võ của một người bạn trên mạng xã hội: Võ sinh, võ nghệ, rồi võ đạo. Võ sinh là người tập võ, cao hơn là võ nghệ tức là theo nghề võ như các võ sư... cao nhất là võ đạo tức là những người sống bằng cái tâm người luyện võ. Dùng võ để giúp người, giúp đời, phò chánh diệt tà giúp kẻ thân cô thế cô. Đương đầu với bất công bản lĩnh để "Phú quý bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Uy vũ bất năng khuất".

Video liên quan

Chủ đề