Đền phú mỹ nằm ở đâu

Thị xã Phú Mỹ Bà Rịa nằm ở đâu? Thị xã Phú Mỹ thành lập khi nào? Thị xã Phú Mỹ có bao nhiêu xã phường? Dân số và diện tích thị xã Phú Mỹ là bao nhiêu? Những xã phường nào của Phú Mỹ nằm gần sân bay Long Thành? Thị xã Phú Mỹ có bao nhiêu khu công nghiệp? Và rất nhiều câu hỏi khác hãy cùng bdsquan9.vn tìm hiểu qua bài viết này.

Thị xã Phú Mỹ Bà Rịa nằm ở đâu?

Thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách trung tâm Tp.HCM khoảng 60km.

Nếu đi từ Tp.HCM qua cao tốc Tp.HCM – Long Thành rẽ phải vào Quốc Lộ 51 đi khoảng 15km hết địa phận huyện Long Thành là đến Phú Mỹ.

Thị xã Phú Mỹ Bà Rịa có địa giới hành chính:

Đông giáp huyện Châu Đức

Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh

Nam giáp thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu

Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.

Thị xã Phú Mỹ Bà Rịa có bao nhiêu xã phường?

Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính cấp xã phường.

Gồm 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước

Và 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên.

Dân số và diện tích thị xã Phú Mỹ Bà Rịa là bao nhiêu?

Theo thống kế 2019, thị xã Phú Mỹ có khoảng 221.000 người.

Diện tích tự nhiên của thị xã Phú Mỹ là 333,8 km2.

Phú Mỹ có bao nhiêu khu công nghiệp?

Phú Mỹ có tổng cộng 8 Khu Công Nghiệp trên tổng số 15 Khu Công Nghiệp trên toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (tính đến cuối 2019).

Đường vành đai 4 đi qua khu vực nào của Thị Xã Phú Mỹ Bà Rịa?

Đường Vành Đai 4 là tuyến đường huyết mạch nối các khu công nghiệp trọng điểm Đông Nam Bộ, đi qua 5 tỉnh là Tp.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.

Lộ trình Đường Vành đai 4 có tổng chiều dài là 197,6 km, gồm 5 đoạn.

Trong đó, đoạn 1 (Phú Mỹ – Trảng Bom) bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực Cảng Phú Mỹ), hướng về sân bay quốc tế Long Thành và kết thúc tại Trảng Bom (Đồng Nai).

Tại Phú Mỹ, đường vành đai 4 dự kiến đi qua các xã Châu Pha, xã Tóc Tiên, xã Sông Xoài. Rồi tiếp nối vào tuyến đường Hội Bài – Châu Pha với đến điểm cuối là cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.

Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đi qua khu vực nào của Phú Mỹ?

Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là dự án đường cao tốc nối Đồng Nai với Bà Rịa – Vũng Tàu.

Với tổng chiều dài 77.6 km, đường cao tốc BH – VT có thiết kế với quy mô đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 100 – 200 km/h với 6 làn xe.

Ngày 7 tháng 2 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản về việc triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

Theo đó, Thủ tướng chấp thuận cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Là cơ quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Quyết định chủ trương đầu tư như đề nghị của Bộ GTVT

Đoạn qua địa phận Phú Mỹ, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Dự kiến đi qua các địa phương như phường Hắc Dịch, xã Tóc Tiên, xã Châu Pha.

Những xã phường nào của Thị Xã Phú Mỹ nằm gần sân bay Long Thành?

Phường Mỹ Xuân, phường Hắc Dịch và xã Sông Xoài là 3 khu vực thuộc Phú Mỹ tiếp giáp với Long Thành – Đồng Nai

Trong đó, khu vực phường Mỹ Xuân và phường Hắc Dịch có kết nối giao thông thuận lợi với sân bay Long Thành. Nên bất động sản, đất nền khu vực này được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Đất nền Tân Hải Thị Xã Phú Mỹ Bà Rịa có giá là bao nhiêu?

Thông tin khu dân cư Quốc Lộ 51 Tân Hải Bà Rịa

Tên khu đất: Khu dân cư Quốc Lộ 51 – đất nền Tân Hải Phú Mỹ Bà Rịa

Vị trí: mặt tiền đường Quốc Lộ 51, gần ngã tư Tân Hải, cách cổng chào Bà Rịa 3km

Quy mô: 1ha gồm 29 nền

Diện tích: 190 – 210m2

Giá bán: 9tr/m2

Hạ tầng: Đường nhựa nội bộ rộng thoáng, hệ thống điện, cấp – thoát nước hoàn chỉnh

Tiện ích hiện hữu: gần UBND, chợ, trường, ngân hàng Agribank, khu du lịch sinh thái…

Pháp lý: Sổ đỏ thổ cư 100%

Thanh toán: linh hoạt.

Cọc : 100 triệu/ nền .

7 – 10 ngày sau công chứng sang tên

Thông tin chi tiết xem TẠI ĐÂY

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI – MỌI THÔNG TIN MUA BÁN – KÝ GỬI ĐẤT NỀN TÂN HẢI PHÚ MỸ BÀ RỊA VUI LÒNG LIÊN HỆ

PHÒNG KINH DOANH: 0935.872.699

Fanpage: Click TẠI ĐÂY

CHÚC QUÝ KHÁCH SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG, TRÂN TRỌNG!

Ngọc Tân

Bài hài lòng bài viết này chứ?

Đình Phú Mỹ là một ngôi đình truyền thống của Việt Nam thờ Hùng Bảo và Trần Nương, hai vị tướng quân dưới trướng Hai Bà Trưng. Đình tọa lạc tại xã Tự Lập, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.

Đình Phú MỹDi tích quốc giaThờ phụngThiên Bảo hộ quốc đại vươngHùng BảoCông trạngđánh đuổi quân Tô Định Ả Nương hoàng công chúaTrần NươngCông trạngđánh đuổi quân Tô Định Thông tin đìnhĐịa chỉ thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, Việt NamThành lậpthế kỉ XVIILễ hội9-10 tháng 1 (âm lịch)Di tích quốc giaPhân loạiDi tích kiến trúc nghệ thuật, Ngày nhận danh hiệu1992

  • x
  • t
  • s

Vào thời thuộc Hán, bộ chủ Hải Dương là Hùng Trọng và vợ là Trương Quyền lấy nhau sinh hạ được một người con trai, đặt tên là Hùng Bảo. Năm Hùng Bảo lên 10 thì cha mất, Hùng Bảo làm bộ chủ thay cha, nhờ tài năng, đức độ của mình mà được hào kiệt khắp nơi tìm về quy phục. Năm 21 tuổi thì mẹ qua đời.[1]

Một năm sau, Hùng Bảo đi chu du khắp nơi, đến huyện Chu Diên thì được Trần Công gả con gái là Trần Thị Nương làm vợ; đến ngày cưới thì bị Đinh Công Dũng, một hào phú địa phương, đem 100 người đến cướp dâu, Đinh Công Dũng bị Hùng Bảo chém chết, gia binh chạy toán loạn; đám cưới tiếp tục tiến hành, rồi ông đưa vợ về Hải Dương.

Năm Giáp Ngọ, Hán Thế Tổ sai Tô Định sang làm thái thú Giao Châu; Tô Định vô cùng bạo ngược, tàn sát, áp bức dân lành. Bè đảng của Đinh Công Dũng cấu kết với quân Hán, bắt giết Trần Công; được tin cấp báo, vợ chồng Hùng Bảo, Trần Nương kép quân về nhưng không kịp, đành an táng cha tại trang Thái Lai (nay là thôn Thái Lai, xã Tiến Thắng) và cho lập cung ở đó để canh gác mộ phần Trần Công (bây giờ là đền Thái Lai); Hùng Bảo thì đóng ở cung Tuyền Liệt (thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập ngày nay) cách đấy không xa.

Thù nhà, nợ nước, hai vợ chồng Hùng Bảo, Trần Nương đã chiêu dụ hào kiệt, anh tài được hơn 300 người. Đội thị vệ do Trần Nương chỉ huy có 42 nữ tướng tài giỏi. Từ đó, vợ chồng Hùng Bảo, Trần Nương càng nổi tiếng. Các anh hùng, tù trưởng trong vùng đều khâm phục. Bấy giờ trong huyện có hai chị em Bà Trưng dòng dõi Vua Hùng. Trưng Trắc cũng bị giặc giết mất chồng là Thi Sách, nên rất căm thù và đang chiêu tập binh mã để khởi nghĩa. Biết tin vợ chồng Hùng Bảo cùng chí hướng đã mang hịch đến chiêu dụ (hôm ấy là ngày 11-8 năm Canh Tý). Hùng Bảo rất phấn khởi liền tập hợp hết tráng sĩ, gia thần được 500 người và đội quân của Trần Nương gồm 251 nữ binh đến hội quân cùng Bà Trưng. Trưng Nữ cả mừng cho khao thưởng quân sĩ. Phong cho Hùng Bảo làm Tiết chế tiền quân, Trần Nương làm trưởng lĩnh quân trung nữ tốt. Sau đó Trưng Nữ làm lễ tế cáo trời đất, thánh thần rồi chia 2 đạo thủy bộ tiến đánh Tô Định. Quân Tô Định thua to phải tháo chạy về nước. Nghĩa quân thừa thắng thu lại 65 thành trì trên toàn cõi Nam Bang. Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng là Trưng Vương; phong cho em là Trưng Nhị làm Bình Khôi công chúa, phong cho Hùng Bảo là Thiên Bảo hộ quốc đại vương, phong cho Trần Nương là Ả Nương hoàng công chúa. Các tướng sĩ khác cũng đều được phong thưởng.

Đất nước thái bình, Hùng Bảo xin vua cho về cung ấp. Trưng Vương ưng thuận, lại ban thưởng cho vợ chồng Hùng Bảo 300 lạng vàng, bạc. Ban cho Hùng Bảo đất Toàn Liệt, ban cho Trần Nương đất Thái Lai làm thực ấp. Lúc sống thì làm cung ấp, lúc chết làm chỗ phụng thờ mãi mãi.[1]

Trưng Vương ở ngôi được 3 năm thì nhà Đông Hán sai Mã Viện, đem 20 vạn quân sang xâm chiếm, báo thù. Trưng Vương liền triệu vợ chồng Hùng Bảo hồi kinh để mang quân ứng chiến. Ông bà mang quân thẳng đến đất Đô Dương - Cửu Chân chiến đấu với quân Hán. Ông chém liền hơn 10 tướng giặc, song quân giặc quá đông, biết khó cự được nên ông bà phá vòng vây, chém liền mấy tướng giặc nữa rồi chạy về đất Chu Diên. Quân giặc đuổi theo, đến bến Tuyền Liệt, ông bà lao xuống sông tuẫn tiết.

Thương mến và cảm phục vợ chồng người tướng tài giỏi, trung liệt, Trưng Nữ Vương và các đời vua sau này đều phong mỹ tự cho ông bà Hùng Bảo - Trần Nương. Phong cho Hùng Bảo là "Uy linh hiển ứng thiên bảo hộ quốc đại vương". Phong cho Trần Nương là "Ả Nương Hoàng công chúa đại vương linh phù chi thần".

Tưởng nhớ đến công lao to lớn của vợ chồng người tướng tài ba, trung liệt, nhân dân Phú Mỹ lập đình thờ hai vị, tôn Hùng Bảo làm Thành hoàng làng. Vào các dịp lễ tết, các ngày tuần tiết đều sắm sửa lễ nghi, đèn nhang thờ phụng.

Mặc dù bia ký và niên đại ghi chép thời gian xây dựng ngôi đình không còn, nhưng qua nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí của ngôi đình, giới nghiên cứu đoán định rằng đình Phú Mỹ được xây dựng vào thế kỷ 17.

Đình Phú Mỹ hiện toạ lạc trên gò đất cao ở trung tâm làng Phú Mỹ, xã Tự Lập. Đình quay hướng đông nam theo dòng chảy của sông Cà Lồ.

Kiến trúc đình bao gồm: ao đình - cổng trụ, sân, toà Đại đình. Hai bên toà Đại đình có 2 toà Tả vu, Hữu vu.

Toà Đại đình có bố cục chữ "Đinh" kết cấu các vì theo kiểu thức chồng rường, giá chiêng. Các hệ thống vì được liên kết với nhau bởi các xà thượng, xà trung, xà hạ. Các cột được tạo tác theo kiểu "thượng thu, hạ thách" gồm 48 cột đều có hòn kê bằng đá.

Nghệ thuật

Về nghệ thuật trang trí, các nghệ nhân đã sử dụng triệt để các cấu kiện kiến trúc để thể hiện các hình tượng trang trí. Đó là điêu khắc trên các bức cốn, xà, đầu dư, kẻ, bẩy. Các tác phẩm điêu khắc là những đề tài sinh hoạt của con người, các con vật, hoa, lá, vân mây.

Đề tài "Tứ linh" được tạo tác thành tượng tròn, bố trí trên các xà nách của hai gian bên. Đầu bẩy đình chạm khắc đôi rồng cuốn nhưng đuôi kiểu cá chép, xung quanh hình đao, mác. Đầu dư là một tác phẩm được chạm lộng đầu rồng miệng ngậm ngọc. Bức chạm trên cốn bên trái gian giữa nổi lên hình một đôi rồng vờn nhau. Trên con rồng có một người cởi trần đóng khố đang trong tư thế chiến đấu với một con rồng khác.

Phía trên bức cốn, ở góc phải là tác phẩm chạm khắc đề tài "Tam đa" tượng trưng là: con khỉ đang nhảy nhót, tay cầm quả đào; một con dơi đang bay; một con hươu đủng đỉnh đi, đầu ngoái lại. Bức chạm bên phải cũng thể hiện đôi rồng và người cởi trần đóng khố đang vươn mình nắm đuôi rồng, chân phải co lên đá.

Bức cốn nách hai bên đối nhau qua gian giữa chạm cảnh một người cởi trần đóng khố đang múa với con rồng bằng tay trái, tay phải chống nách, hai chân ở tư thế "đứng tấn" (cảnh múa rồng).

Nhiều bức chạm hai gian chái còn có các đề tài thiên nhiên như hoa, lá, hình chuột, thỏ… và những con vật gần gũi với đời sống thường nhật của người nông dân.

  1. ^ a b Nguyễn Bính (1572). Việt Thường thị Trưng Vương công thần Bảo Vương Hải bộ chủ phụ đạo đại vương Ngọc phả.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đình_Phú_Mỹ&oldid=66944930”

Video liên quan

Chủ đề