Đèo Đà Lạt dài bao nhiêu km?

Với đường đèo có độ dốc trên 9 độ, trải dài 18,5 km, đèo Ngoạn Mục là thử thách đáng gờm với bất kỳ tay lái nào trên hành trình từ Đà Lạt xuống thành phố Phan Rang.

Đèo Ngoạn Mục hấp dẫn bất kỳ ai đam mê khung cảnh thiên nhiên hũng vĩ

Nằm trên Quốc lộ 27, nối liền 2 tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng, đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Sông Pha là tuyến giao thông huyết mạch, cửa ngõ giữa các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Với chiều dài 18,5 km từ độ cao 200 m ở điểm thấp nhất lên tới 980 m ở đỉnh, có độ dốc trung bình trên 9 độ, Ngoạn Mục là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam.

Đèo Đà Lạt dài bao nhiêu km?

Nhiều khúc cua gấp là nỗi ám ảnh của các tay lái chinh phục đèo Ngoạn Mục

Nếu xuôi theo chiều từ Đà Lạt về Phan Rang thì đỉnh đèo Ngoạn Mục nằm ngay ở chặng đầu tiên, tiếp sau đó là 4 khúc cua “tay áo” rất gấp. Với địa thế khá hiểm trở, Đèo Ngoạn Mục trở thành đoạn đường thú vị cho một tour chinh phục bằng xe đạp, xe gắn máy trên đường từ phố núi Tây Nguyên về duyên hải miền Trung. Để lên tới đỉnh đèo cao 980 m, bạn dường như bị bất ngờ đối diện với con dốc ngược sau nhiều giờ vượt đường đèo thoai thoải.

Đứng trên đỉnh đèo, thu vào tầm mắt của du khách là bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ thấm đẫm chất thơ và tràn đầy nhựa sống

Đó màu xanh ngút ngàn của rừng cây hoa lá, thấp thoáng những con đường uốn lượn chạy quanh lưng núi tạo nét uyển chuyển, dịu dàng cho con đèo Ngoạn Mục. Từ đây nếu bỏ lại phía sau là hồ Đơn Dương cùng thị trấn D’ran vùng cao yên tĩnh, bạn sẽ thấy toàn cảnh nhà máy thủy điện Đa Nhim hiện ra trước mắt với phong cảnh trữ tình say đắm khách thập phương.

Đèo Đà Lạt dài bao nhiêu km?

Đèo Ngoạn Mục là con đường đèo dốc nhất miền Nam.

Một bên là núi đá chênh vênh, một bên vực sâu thăm thẳm

Phóng tầm mắt ra xa là đồng bằng Phan Rang cùng hai dải núi cao ôm bọc lấy thung lũng chạy ra tận biển. Hun hút xa trông sẽ thấy dòng sông Cái uốn lượn như dải lụa đào dẫn lối. Vào những ngày đẹp trời có thể thấy đường bờ cát trắng và nhấp nhô những con sóng lăn tăn. Vượt đèo dốc cheo leo hiểm trở để lên đến đỉnh vất vả bao nhiêu thì lúc đổ đèo xuống núi mới thật sự là những khúc cua ngoạn mục. Một bên là núi đá chênh vênh, một bên vực sâu thăm thẳm. Nếu không vững tay lái bạn dễ bị đứng tim bởi những khúc ngoặt bất ngờ.

Căng thẳng là thế nhưng khi thả dốc đèo Ngoạn Mục, bạn sẽ được “mục sở thị” hai ống nước màu trắng từ trên đỉnh núi đưa xuống. Đó là hai ống thủy áp dài hơn 2.000 m xuyên qua lòng núi nằm ngay dưới dãy đèo Ngoạn Mục, giúp đưa nước từ hồ Đa Nhim về đến nhà máy thủy điện ở chân đèo Sông Pha.

Không chỉ hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, con đường đèo dốc lớn nhất miền Nam còn ấn tượng bởi sự thay đổi ngoạn mục của tiết trời. Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng ven biển nam Trung Bộ và cao nguyên Đà Lạt, đèo Ngoạn Mục mang trong mình nhiều trạng thái khí hậu khác nhau. Nếu đi từ dưới lên, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi sương mây mù mịt. Nhưng khi đến lưng chừng thì bầu không khí trong lành mát dịu sẽ làm căng đầy lồng ngực bạn. Tới khi đến đỉnh bạn sẽ có cảm giác như với tay đến nắng mà vẫn mát rượi gió ngàn thu.

Đèo Đà Lạt dài bao nhiêu km?

Sự thay đổi ngoạn mục của khí hậu trên đèo khiến nhiều du khách thích thú

Nhưng nhiều lúc không khí đèo Ngoạn Mục cũng tỏ ra đỏng đảnh

Khi thì gắt gỏng nắng nóng như thời tiết đặc trưng của mảnh đất Ninh Thuận quanh năm nắng gió, khi lại đột ngột chuyển trời với những đợt gió lạnh cao nguyên giá buốt. Sự thay đổi này thường xuất hiện ở những khúc cua tay áo và điển hình nhất ở điểm phân định tại Eo Gió trên đèo. Chỉ gần 20 km đường đèo Ngoạn Mục, bạn sẽ được trải nghiệm hết 4 mùa đất nước trải dọc từ Bắc đến Nam.

Trước đây, con đường đèo Ngoạn Mục là tuyến đường chính từ Nha Trang, Phan Rang sang Đà Lạt và cũng là tuyến đường hấp dẫn nhiều du khách tham gia các tour du lịch khám phá. Hiện nay dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27 đang trong giai đoạn thi công trong đó có đoạn qua đèo Ngoạn Mục. Sau khi hoàn tất, đèo Ngoạn Mục được hy vọng sẽ trở thành niềm tự hào không chỉ của Đà Lạt, Ninh Thuận và cả miền Nam.

Dài 10 km và có độ dốc cao, Bảo Lộc là cung đường lý tưởng thách thức các tín đồ yêu thích khám phá và chinh phục. Mỗi khúc cua trên đèo như một bức tranh với những dãy núi, những dòng thác nhỏ đổ từ vách đá cao, những bụi hoa dại ven đường, đồi chè mênh mông khiến cho khung cảnh nơi đây vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

Nằm trên thung lũng Đạ Huoai và cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đèo nối thị trấn Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai và xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc trên tuyến quốc lộ 20 thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đèo còn có tên gọi là Đèo B'Lao (tên gọi cũ) hay là một tên gọi nghe có vẻ thần bí hơn là Đèo Ba Cô để nhắc lại tai nạn thảm khốc đã làm tử nạn ba cô gái vào năm 1975. Đây là đèo thứ 2 mà các du khách phải vượt qua trên cung đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố hoa Đà Lạt.

Đèo Đà Lạt dài bao nhiêu km?

Vị trí đèo Bảo Lộc

Đèo cách ranh giới Lâm Đồng - Đồng Nai 23 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 158 km về hướng Đông Bắc. Ngoài ra, đèo cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 13 km, cách thành phố Đà Lạt 135 km về hướng Tây Nam, đều theo Quốc lộ 20.

Đèo Đà Lạt dài bao nhiêu km?

Đèo được xây dựng năm 1973, với chiều dài 10 km. Đây là nơi chuyển tiếp vùng đồng bằng cao (thung lũng Đạ Huoai) của vùng Đông Nam Bộ với Cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh của vùng Tây Nguyên. Chân đèo có độ cao 415 m so với mực nước biển, còn đỉnh đèo có độ cao 980 m. Với 107 khúc cua gấp, đường đi dốc, ngoằn ngoèo, khung cảnh âm u, hoang dã, cung đường này như một sợi dây thừng uốn quanh núi đá, cheo leo một bên là vách núi thẳng đứng, một bên là vực sâu thẳm. Nhưng có lẽ càng khó khăn thì càng thử thách sự chinh phục của các phượt thủ.

Đèo Đà Lạt dài bao nhiêu km?

Giao thông đông đúc trên đèo

Một bên là đồi núi và vách đá dựng đứng còn một nơi là vực thẳm, đường lại hẹp chỉ có 2 làn xe nên mọi năm ở đây đều xảy ra rất nhiều vụ tai nạn liên tiếp, đa số đều là rơi xuống vực thẳm, nguyên nhân chủ yếu là tài xế lái xe ẩu gây va chạm với nhau và gây ra tai nạn, ngoài ra còn có các vụ tai nạn khác là do xe lưu thông đụng chạm va quẹt nhau gây tai nạn, nguyên nhân là vì trên đèo Bảo Lộc có một khúc cua cong cực kỳ nguy hiểm, mà đa phần xe lưu thông trên đèo là xe khách 50 chỗ, xe tải và xe máy nên rất dễ va quẹt nhau.

Đèo Đà Lạt dài bao nhiêu km?

Đèo Đà Lạt dài bao nhiêu km?

Đa số hằng năm đèo luôn trong tình trạng quá tải gây ra kẹt xe cục bộ vì chỉ có 2 làn xe và lượng xe nhu cầu đi Đà Lạt rất cao, đa số du khách muốn đi Đà Lạt phải đi qua đèo này nên đèo luôn trong tình trạng kẹt xe, nhất là vào dịp Tết và các ngày nghỉ lễ.

Truyền thuyết về Miếu Ba Cô

Du khách đến Đà Lạt nhiều lần đều biết đến con đèo này vì nó có rất nhiều bí ẩn. Một trong số đó là chuyện 3 cô gái trẻ chết bí ẩn ở đèo Bảo Lộc, dường như những người địa phương ở đây và những anh tài xế hay chạy ngang qua đây đều thuộc lòng câu chuyện 3 cô gái trẻ đáng thương chết ở đèo Bảo Lộc.

Theo thông tin chính thức của người trông miếu thì ngôi miếu thờ Ba Cô do ông Đặng Hà và bà Nguyễn Thị Biện lập dưới thời Pháp thuộc, sau khi hai ông bà từ Bình Định lên đây tìm miền đất mới và trốn lính, khi tới con đèo này thấy có nhiều vụ tai nạn thương tâm do địa hình khắc nghiệt nên ông Hà đã dựng miếu để thờ cúng.

Đèo Đà Lạt dài bao nhiêu km?

Lúc đầu miếu Ba Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ nhưng sau đó người dân đã đóng góp nên mới xây ngôi miếu khang trang như bây giờ. Tuy nhiên, ba cô là người Sài Gòn chứ không phải người Bảo Lộc. Trước đây mộ ba cô được chôn sát ven đường nhưng nay đã được người thân bốc đưa về Sài Gòn. Từ đó trở đi con đèo này còn có tên gọi là Đèo Ba Cô để nhắc người đi qua đèo cần cẩn thận để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc như ba cô gái xấu số. Tuy nhiên thực tế có nhiều tài xế đã bịa lại câu chuyện này để thêm phần đáng sợ nên cũng không ai biết được thực hư câu chuyện ra sao.

Mỗi góc cua một bức tranh thiên nhiên

Mùa mưa đến, cung đường này càng đẹp, càng lãng mạn với những thác nước nhỏ bất ngờ xuất hiện giữa các vách đá. Những cơn mưa cũng kịp khoác lên các núi đá những thảm hoa thạch thảo nhiều màu sắc.

Đèo Đà Lạt dài bao nhiêu km?

Cung đường vượt đèo Bảo Lộc như sợi dây thừng lưng chừng uốn lượn quanh vách núi đá thẳng đứng và uốn khúc cheo leo theo cạnh vực thẳm. Đồng thời, trong hành trình chinh phục đèo Bảo Lộc, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ, nên thơ và không kém phần huyền bí.

Bức tranh thiên nhiên với thảm hoa rực rỡ, rặng cây xanh tươi hài hòa cùng núi non hùng vĩ, suối thác trong vắt phía xa xa hẳn sẽ là điểm du lịch tuyệt vời cho du khách yêu mến thiên nhiên và thích mạo hiểm, khám phá.

Những trạm dừng trên Đèo Bảo Lộc

Đèo có 3 trạm dừng để bạn có thể dừng nghỉ chân trước khi tiếp tục hành trình vượt đèo để đến Đà Lạt: