Điểm thi đại học 2022 có cao không

Bộ GD&ĐT nói lý do ‘Đề thi tốt nghiệp năm nay khó hơn năm ngoái’

Theo Công văn 1523, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT công bố kết quả tốt nghiệp THPT vào ngày 24/7/2022. Việc xét công nhận thi tốt nghiệp THPT hoàn thành chậm nhất ngày 26/7/2022.

Các Sở GD&ĐT có trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống quản lý thi và gửi báo cáo kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT về Bộ GD&ĐT; công bố kết quả tốt nghiệp THPT hoàn thành chậm nhất ngày 28/7/2022.

Chậm nhất ngày 24/7/2022, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ biết kết quả thi.

Chậm nhất ngày 30/7/2022, thí sinh được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời; trả học bạ và các loại Giấy chứng nhận liên quan (bản chính) cho thí sinh. Việc in và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh hoàn thành chậm nhất ngày 30/7/2022.

Đáng chú ý, với những thí sinh tham gia hình thức xét tuyển thẳng, các trường đại học hoàn thành công tác xét tuyển và thông báo kết quả cho thí sinh trước 17h ngày 21/7. Danh sách thí sinh trúng tuyển theo hình thức này được cập nhật lên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thí sinh xác nhận nhập học từ ngày 22/7 đến 17h ngày 20/8.

Với phương thức xét tuyển sớm, các trường đại học hoàn thành công tác xét tuyển và thông báo kết quả cho thí sinh trước 17h ngày 21/7. Cũng trong thời gian này, danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm được cập nhật lên hệ thống.

Tiếp theo đó, trong thời gian từ ngày 22/7 đến 17h ngày 20/8, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn số lần) trên hệ thống đăng ký chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước 17h ngày 17/9, các trường đại học sẽ thông báo kết quả trúng tuyển đợt 1 tới thí sinh. Trước 17h ngày 30/9, tất cả các thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.

Tại buổi họp báo thông tin về tổ chức coi thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, sau khi kết thúc khâu coi thi, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện tốt khâu chấm thi, đối sánh dữ liệu điểm thi, công bố kết quả thi, phúc khảo bài thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và tuyển sinh đại học.

Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc quy trình chấm thi tự luận, chấm thi trắc nghiệm và phúc khảo bài thi bảo đảm đúng quy chế, có camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ. Đối với các cơ sở giáo dục đại học sẽ tiếp tục phối hợp thực hiện kiểm tra các khâu chấm thi của kỳ thi. Chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện công tác tuyển sinh ngay sau kết thúc kỳ thi…

Về phương án thi tốt nghiệp THPT trong các năm tới, ông Lê Mỹ Phong - Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ GD&ĐT đã xây dựng các phương án thi trong năm tới, đặc biệt phương án thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Về cơ bản, công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và 2024 sẽ được giữ ổn định. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2025 sẽ có cách thi tốt nghiệp THPT hoàn toàn mới.

Sẽ xác minh, làm rõ nghi vấn lộ đề thi tốt nghiệp THPT


Dựa vào tình hình đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và chỉ tiêu xét tuyển các trường đại học dành cho phương thức này, có thể dự báo điểm chuẩn năm nay.

Bạn đã cập nhật dự báo điểm chuẩn Đại học 2022?

Dự đoán về phố điểm thi tốt nghiệp THPT

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, đánh giá: “Nhìn chung, đề thi tốt nghiệp THPT năm nay không quá khó. Đề thi các môn đều tương đối vừa sức và quen thuộc với thí sinh (TS), bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, đề vẫn có tính phân loại, đặc biệt ở các môn ngữ văn, toán. TS trung bình khá, nắm chắc kiến thức cơ bản có thể đạt khoảng 6 - 7 điểm môn ngữ văn, 7 - 8 điểm môn toán và các môn thi còn lại. Đây có thể cũng sẽ là phổ điểm chung của kỳ thi năm nay. Tuy nhiên, TS sẽ khó đạt điểm tuyệt đối nhiều như các năm trước”.

Cũng theo ông Quốc Anh, bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên được đánh giá có tính phân loại cao hơn so với tổ hợp khoa học xã hội. Bài thi khoa học tự nhiên có nhiều câu dạng vận dụng, yêu cầu học sinh khá giỏi mới có thể kiếm điểm nên phổ điểm chung dự kiến khoảng 6 - 7. Trong khi đó, ở bài thi khoa học xã hội nhìn chung đề không đánh đố TS, độ phân loại không cao. Vì vậy, phổ điểm dự kiến bài thi này cao hơn, khoảng 7 - 8. Như vậy, điểm trúng tuyển các tổ hợp toán - lý - hóa, toán - lý - tiếng Anh, toán - văn - tiếng Anh năm nay có thể sẽ thấp hơn so với các tổ hợp khoa học xã hội.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, nhìn nhận: “Trên bình diện chung của nhận xét đề thi và làm bài của TS, điểm chuẩn bình quân phương thức này có thể tăng 0,5 điểm so với năm ngoái”. Ông Sơn phân tích thêm những trường ĐH có mức điểm cao năm ngoái, điểm chuẩn năm nay có thể tương đương trong khoảng 22 - 28 điểm tùy theo ngành. Đặc biệt, điểm trúng tuyển vào các ngành “nóng” như công nghệ thông tin, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, truyền thông đa phương tiện… có thể cao hơn năm 2021 khoảng từ 0,5 - 1,5 điểm.

Điểm chuẩn ngành nào sẽ tăng ?

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho rằng với độ khó của đề thi năm nay cộng với chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT có giảm đôi chút so với năm 2021 thì điểm chuẩn trúng tuyển vào các trường bằng phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ không thay đổi nhiều so với năm 2021. Đặc biệt, với các ngành thu hút sự quan tâm của TS như: công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, marketing, logistics và quản lý chuỗi cung ứng... cũng như các ngành khối sức khỏe ở các trường ĐH lớn sẽ khó vượt qua 28 điểm. Riêng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, theo tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân dự đoán: “Điểm trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT vào các ngành dự kiến dao động trong khoảng của các năm 2020 và 2021”.

Tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, điểm chuẩn có thể cao hơn năm ngoái từ 0,5 - 1 điểm (dự kiến sẽ từ 16 - 25 điểm tùy ngành). Những ngành điểm cao từ 24,5 - 25 điểm có thể kể đến như: công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm, marketing. Các ngành kế toán, tài chính ngân hàng, kinh doanh quốc tế... dự kiến cao hơn năm ngoái khoảng 0,5 điểm (tức 23 - 23,5 điểm). Còn các ngành khác sẽ tương đương năm 2021 như công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, điện tử, cơ khí chế tạo máy..

Dự đoán điểm chuẩn vào Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh cho rằng căn cứ vào tình hình xét tuyển các phương thức xét tuyển riêng đến thời điểm hiện tại, các ngành có sức hút lớn với TS như: quản trị kinh doanh, marketing, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật ô tô... Vì vậy, đây cũng có thể là những ngành có điểm chuẩn cao hơn so với các ngành còn lại.

Có nhiều cạnh tranh

Theo thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết năm nay trường dành khoảng 65% chỉ tiêu để xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT (tương đương 2.400 TS). So với năm ngoái, tỷ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức không đổi nhưng tổng chỉ tiêu năm nay tăng nên cơ hội cho TS xét tuyển bằng phương thức này vào trường nhiều hơn. Năm ngoái, điểm chuẩn các ngành xét bằng điểm thi dao động từ 25 đến trên 26 điểm.

Tiến sĩ Võ Thái Dân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cũng cho biết dự kiến trường dành từ 55 - 60% chỉ tiêu xét điểm kỳ thi tốt nghiệp. Tương tự như các năm trước, năm nay phương thức xét tuyển này vẫn chủ đạo và có mức độ cạnh tranh cao nhất giữa các TS khi xét tuyển vào trường.

Tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, thì nhận định bối cảnh mặt bằng chung về chỉ tiêu, phương thức và quy trình xét tuyển năm nay sẽ khá khó đoán định về điểm chuẩn của phương thức điểm thi THPT. Nhưng khả năng cao là sẽ không còn tình trạng TS đạt 30 điểm vẫn trượt ĐH.

> Biết điểm chuẩn lớp 10 công lập: Không đậu chưa phải đã 'chấm hết'

> Kỹ năng giao tiếp để thành công hơn tại nơi làm việc

Theo Thanh niên

TAGS: thi tot nghiep thpt dự đoán điểm chuẩn đại học thi THPT quốc gia 2022

Nhiều thuận lợi cho thí sinh

Điểm mới đầu tiên là thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến (trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia), tạo điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, thuận tiện cho thí sinh ở mọi nơi, mọi lúc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.    

Thứ hai, tất cả nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học của thí sinh (theo các cơ sở giáo dục, các ngành, các phương thức xét tuyển) của đợt xét tuyển đợt 1 hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định.

Cụ thể là từ, sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo (nếu có). Nhờ vậy, thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng đăng ký xét tuyển; việc đăng ký và điều chỉnh thực hiện trong một đợt (thay vì hai đợt như trước đây), thuận lợi cho thí sinh và cho các trường.

Thứ ba, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh trên toàn hệ thống được từng trường xét tuyển, sơ tuyển trước (nếu cần), đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng - hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở giáo dục. 

Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể, mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau. 

Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn, hoặc thí sinh phải nộp một khoản phí - phí giữ chỗ.

Thứ tư, đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp xét tuyển, các trường cần phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp này; 

Đảm bảo phương thức, tổ hợp xét tuyển lựa chọn được thí sinh có năng lực để học tập, bảo đảm sự công bằng giữa các thí sinh tham gia xét tuyển. 

Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm; qua đó, tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh.

Thứ năm, các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường THPT rà soát và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh, nhằm hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác xét tuyển. 

Thí sinh sẽ không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập, giảm thủ tục hành chính cho các em thí sinh, khi đăng ký hồ sơ xét tuyển vào nhiều cơ sở giáo dục khác nhau.

Các cơ sở giáo dục có sẵn kết quả học tập THPT để xét tuyển hoặc sử dụng để sơ tuyển mà không cần phải nhập từ học bạ của thí sinh, từ đó giúp tránh các sai sót, nhầm lẫn.

Thứ sáu, các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn. 

Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng cơ sở giáo dục, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiểu quy định trong quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục.

Thứ bảy, tiếp thu ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo quy chế tuyển sinh, để đảm bảo công bằng và quyền lợi của thí sinh trên mặt bằng chung của toàn hệ thống, Quy chế quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. 

Thứ tám, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. 

Lý giải việc thay đổi chính sách điểm ưu tiên

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, qua phân tích phổ điểm kết quả xét tuyển các năm vừa qua, điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi được cộng điểm ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là từ mức điểm lớn hơn 22,5 điểm (mức 22,5 điểm ở đây tương đương với 7,5 điểm nếu quy ra mức thang điểm 10 thông thường):

Khi chưa được cộng điểm ưu tiên thì nhóm thí sinh ở khu vực 1, khu vực 2, khu vực 2-nông thôn có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng điểm ưu tiên (khu vực 3);

Tuy nhiên, khi được cộng điểm ưu tiên thì điểm trung bình của nhóm được cộng điểm ưu tiên lại lớn hơn (thậm chí tỷ lệ lớn gấp nhiều lần) so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên;

Kết quả phân tích quá trình học tập của 2 nhóm thí sinh này trong trường đại học cho thấy, nhóm sinh viên trúng tuyển do được cộng điểm ưu tiên có kết quả học tập thấp hơn so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên.

Điều này cho thấy sự không công bằng giữa 2 nhóm đối tượng thí sinh trên. Nhiều trường, đặc biệt là các trường tốp đầu với các ngành hàng đầu, cũng không lựa chọn được các thí sinh có thực lực tốt để đào tạo.

Nhóm thí sinh bị yếu thế, bất lợi, không được hưởng sự công bằng chính là nhóm ở khu vực 3, khi xét tuyển vào các trường và ngành hàng đầu.

Thống kê cũng cho thấy, ở nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao thì tỷ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp, trong khi nhóm này có thực lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống và có lộ trình áp dụng (từ năm 2023), Quy chế đã quy định mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10) được giảm tuyến tính (tới 30 điểm thì mức điểm mưu tiên bằng 0).

Mức giảm được tính theo công thức sau: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Điểm ưu tiên tính theo quy chế sẽ được giảm tỷ lệ với tổng điểm đạt được của thí sinh tại các mức điểm, được làm tròn đến 0,01 điểm.

Theo cách tính này, những thí sinh đạt điểm thi, điểm xét học bạ hoặc điểm khác quy đổi về thang điểm 10 cho từng môn với tổng điểm là 30, thì với các em đạt tới tổng điểm 22,5 không có gì thay đổi trong điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng.

Đối với các em đạt từ 22,5 trở lên, điểm ưu tiên của các em sẽ được giảm dần đều cho đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0. 

Như vậy, với công thức xác định trong Quy chế, việc tính toán ra mức điểm ưu tiên rất dễ dàng và rõ ràng. Đối với em đạt điểm càng cao điểm ưu tiên càng giảm, tránh được hiện tượng như những năm trước, có thí sinh đạt điểm xét tuyển cao hơn 30 điểm, hoặc trường hợp những thí sinh ở khu vực 3 có điểm thi rất cao, nhưng vẫn không trúng tuyển do sự cạnh tranh ở những ngành có điểm trúng tuyển cao là rất lớn.

Để đảm bảo việc tuyển sinh được diễn ra ổn định, Quy chế tuyển sinh hiện hành cũng đã đưa ra lộ trình để áp dụng, cụ thể các thay đổi trên sẽ được thực hiện từ năm 2023.

Số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế.

Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác bị rơi vào bất lợi và yếu thế.

Chế độ cộng điểm ưu tiên cũng tương tự như các chế độ chính sách hỗ trợ khác, không thể chỉ cào bằng theo điều kiện từng khu vực, mà còn phải căn cứ mức độ khó khăn cần hỗ trợ của từng đối tượng.

Trong cùng một khu vực, một gia đình ít khó khăn hơn một gia đình khác tất nhiên sẽ được hỗ trợ ít hơn, thậm chí không cần hỗ trợ; chứ không thể nói gia đình ít khó khăn hơn lại thiệt thòi hơn. Một học sinh ở khu vực 1 hay 2 chắc hẳn sẽ tự hào hơn cả nếu trúng tuyển vào một trường đại học top đầu mà không cần điểm cộng ưu tiên.

Theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện có một số ý kiến đề nghị bỏ chế độ ưu tiên hoặc giao việc quy định này cho các trường tự chủ thực hiện trong tuyển sinh.

Song, quan điểm của Bộ là, chính sách ưu tiên là của Đảng và Nhà nước ban hành, do vậy cần phải tuân thủ, đảm bảo hỗ trợ phù hợp cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn, yếu thế hoặc các đối tượng đặc biệt cần được hưởng chính sách ưu tiên. Việc thực hiện trong tuyển sinh cũng cần thống nhất trong toàn hệ thống, do vậy cần được quy định trong Quy chế.

Video liên quan

Chủ đề