Điểm thi đại học mở 2023

Điểm thi đại học mở 2023

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2022 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Theo TS Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TP.HCM, sau năm năm thực hiện, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM đã tạo được sự tin tưởng từ thí sinh và các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Quy mô kỳ thi được mở rộng, số trường sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh cũng tăng nhanh.

"Năm 2023, Đại học Quốc gia TP.HCM cơ bản vẫn duy trì ổn định kỳ thi đánh giá năng lực như năm 2022. Theo kế hoạch, kỳ thi đánh giá năng lực 2023 sẽ được tổ chức hai đợt: đợt 1 vào cuối tháng 3-2023 và đợt 2 vào cuối tháng 5-2023", ông Chính cho hay.

Về địa điểm tổ chức, ông Chính cho biết năm 2023, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ tiếp tục tổ chức các địa điểm thi tại 17 tỉnh, thành phố như năm trước, đồng thời đang xem xét mở rộng thêm điểm thi ở tỉnh Lâm Đồng và một số điểm thi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho thí sinh được tham gia kỳ thi này.

Như vậy, kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2023 cũng chỉ tổ chức ở các tỉnh, thành phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), trong khi thí sinh các địa phương phía Bắc muốn tham dự kỳ thi này phải di chuyển khá xa.

Liên quan đến việc này, ông Chính cho biết: "Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội đang có kế hoạch sẽ công nhận kết quả hai kỳ thi đánh giá năng lực của nhau để thuận lợi cho thí sinh khi không phải tham gia nhiều kỳ thi. Vì theo đánh giá của hai đơn vị, đề thi có sự tương đồng. Do đó, thí sinh có thể chọn một trong hai đơn vị để tham gia thi".

Đề thi tăng câu hỏi tương tác

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Chính, về cấu trúc, bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM tích hợp được các kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa Kỳ, kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Bài thi đánh giá năng lực chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức và tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản. Đề thi chính thức sẽ hoàn toàn tương đồng với đề thi mẫu về cấu trúc.

Bài thi đánh giá năng lực với 120 câu, tối đa 1.200 điểm. Trong đó điểm tối đa phần sử dụng ngôn ngữ 400, phần toán học, tư duy logic và phân tích số liệu 300, phần giải quyết vấn đề 500. Điểm của từng câu hỏi sẽ có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi.

"Năm 2023, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ tăng thêm chất lượng đề thi, câu hỏi và tăng chất lượng tương tác với thí sinh. Chúng tôi sẽ cố gắng tối đa cung cấp những thông tin, dữ kiện, số liệu để thí sinh xử lý làm bài nên thí sinh không nên lo lắng về việc đề thi có khác biệt, xáo trộn, đánh đố hay gây khó khăn gì cho các bạn", ông Chính khẳng định.

Dự kiến tăng chỉ tiêu xét kết quả thi năng lực

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức nhằm mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, góp phần tuyển chọn được những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo.

Theo lộ trình của Đại học Quốc gia TP.HCM, dự kiến chỉ tiêu xét tuyển đại học theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực sẽ tăng trong những năm tới. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào kế hoạch tự chủ của các trường/khoa thành viên và đặc biệt là quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm 2022, với hai đợt thi kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM đã thu hút gần 120.000 lượt thí sinh tham gia. Hơn 80 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả này để xét tuyển với chỉ tiêu khá lớn, trong đó các đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM dành từ 20% - 70% chỉ tiêu.

"Năm 2023, thí sinh tham gia đăng ký dự thi sẽ thực hiện đăng ký online tại cổng thông tin đăng ký trực tuyến kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM. Sau khi đăng ký thành công, thí sinh tương tác với kỳ thi qua cổng thông tin này như: xem thông tin liên quan đến kỳ thi, đóng lệ phí, in giấy báo dự thi và xem kết quả thi..." - ông Chính cho biết thêm.

Từ năm 2023, một số trường đại học dự kiến có lộ trình tuyển sinh bằng nhiều phương thức, trong đó hạn chế xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp.

Tại Hội nghị Tổng kết HSA (kỳ thi đánh giá năng lực) năm 2022 và kế hoạch triển khai năm 2023 do Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, lãnh đạo trường này thông tin, năm 2023, Trung tâm Khảo thí tiếp tục triển khai các đợt thi từ tháng 3 - 6, với quy mô dự kiến 100.000 lượt thi. 

Điểm thi đại học mở 2023
Từ 2023 một số trường đại học dự kiến có lộ trình tuyển sinh bằng nhiều phương thức, trong đó hạn chế xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp.

Kỳ thi được tổ chức tại 8 tỉnh, thành trong cả nước, gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Hưng Yên.

Mục tiêu là bảo đảm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thu hút thí sinh giỏi của các trường đại học trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trung tâm Khảo thí tiếp tục đồng hành, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị đào tạo khai thác sử dụng kết quả thi để xét tuyển đại học trong thời gian tới. 

Đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay trường này dần hướng đến HSA không phải là kỳ thi, mà là định hướng học tập cho học sinh THPT, từ đó mỗi trường đại học sẽ có được nhân tài thật.

Còn theo trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2023, nhà trường dự kiến áp dụng nhiều phương thức trong xét tuyển. 

Chủ trương này nhằm mở rộng cơ hội cho các học sinh khác nhau; đồng thời thực hiện sứ mạng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phát triển. 

Trong các phương thức xét tuyển, điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn được nhà trường sử dụng để xét tuyển cùng với các tiêu chí khác như điểm trung bình học THPT, IELTS…

Trước đó, trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh năm 2022. Trong đó, nhà trường lưu ý dự kiến năm 2023 sẽ không tuyển sinh theo phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác. 

Chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp/xét tuyển sớm với 100% chỉ tiêu sau khi trừ đi số thí sinh diện tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Về dự kiến phương hướng công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022.

Đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền Hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic.

Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT (tuyển sinh đợt 1).

Được biết, tuyển sinh 2022, có đến 30% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm đăng ký theo nguyện vọng khác nguyện vọng 1; 

Có 35% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm còn lại hoàn toàn không muốn vào các ngành mà mình đã được công bố trúng tuyển sớm; có 72% thí sinh đã trúng tuyển thẳng tiếp tục lựa chọn đăng ký xét tuyển mà không xác nhận nhập học ngay.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ này sẽ chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; xây dựng các phương án đảm bảo an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi.

Đồng thời sẽ hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.