Định nghĩa đấu tranh là gì

(Last Updated On: 31/08/2021)

Đấu tranh giai cấp là gì? Tại sao nói đấu tranh giai cấp là một động lực của sự phát triển xã hội có giai cấp?

Đấu tranh giai cấp là gì?

Trong lịch sử triết học có rất nhiều quan niệm khác nhau về quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp. Có quan điểm cho rằng đấu tranh giai cấp là mang tính vĩnh cửu và tuyệt đối, hoặc phủ nhận quá trình đấu tranh giai cấp trong lịch sử.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, cũng như sự xuất hiện giai cấp thì đấu tranh giai cấp cũng là một hiện tượng có tính chất lịch sử, có nghĩa là nó chỉ xuất hiện và tồn tại ở trong xã hội có giai cấp, trong những điều kiện lịch sử nhất định. Đó là cuộc cuộc đấu tranh giữa những giai cấp mà có lợi ích của họ khác nhau và đối lập nhau. Lê-nin đã từng khẳng định rằng: Thực chất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng cùng khổ, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền đặc lợi. bọn áp bức và ăn bám, đấu tranh giữa những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản. Điều đó có nghĩa rằng đấu tranh giai cấp là một hiện tượng mang tính khách quan và quy luật chung và phổ biến của xã hội có giai cấp. Như vậy:

  1. Đấu tranh giai cấp không phải là cuộc “đấu tranh” giữa các cá nhân cụ thể, mà là cuộc đấu tranh giữa những tập đoàn người to lớn khác nhau thông qua sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị (chính đảng) của các giai cấp nhất định với các hệ thống chính trị xã hội trong các thời đại khác nhau v…
  2. Đấu tranh giai cấp là một quy luật chung và phổ biến của xã hội có giai cấp. Đó là phương thức giải quyết những mâu thuẫn của xã hội.
  3. Bản chất của quá trình đấu tranh giai cấp, cơ bản là bằng bạo lực và bạo lực là phương tiện cơ bản nhất của đấu tranh giai cấp trong đấu tranh xã hội.
  4. Đấu tranh giai cấp luôn gắn liền với quá trình đấu tranh xã hội và trong xã hội có giai cấp là một trong những động lực của sự phát triển xã hội.

Đấu tranh giai cấp là một động lực phát triển của xã hội có giai cấp

Đấu tranh giai cấp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng, thì trước hết là giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong một hình thái kinh tế – xã hội. Mâu thuẫn đó bao giờ cũng được giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội. Ví dụ: Cách mạng tư sản giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chế độ địa chủ phong kiến, cách mạng vô sản giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Như vậy, thực chất quá trình đấu tranh giai cấp khi giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau là phương thức dẫn đến sự thay đổi chuyến hóa các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp theo những quy luật khách quan vốn có của nó.

Đấu tranh giai cấp là một quá trình cải biến xã hội chẳng những chỉ giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà còn giải quyết mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cũng như nó còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp tiến bộ và cách mạng.

Trong xã hội có giai cấp, sự phát triển của các bộ phận khác nhau trong kiến trúc thượng tầng, ví dụ như văn hóa nghệ thuật đều mang dấu ấn của quá trình đấu tranh giai cấp và bị chi phối bởi quá trình đấu tranh giai cấp ở trong lịch sử. Đấu tranh giai cấp là một quy luật chung của xã hội có giai cấp, song lại biểu hiện mang tính đặc thù trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp, do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng phương thức sản xuất quyết định.

Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản

Mỗi thời đại lịch sử có những giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, đại diện cho khuynh hướng phát triển của thời đại đó, có nhiệm vụ đấu tranh xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tiến bộ hơn. Trong thời đại ngày nay giai cấp vô sản tiến hành cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản với mục đích xóa bỏ chủ nghĩa tư bản xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản mang tính tất yếu khách quan và quy luật. Bởi vì, nó phản ánh tính mâu thuẫn “giữa một bên là tư liệu sản xuất bị tập trung trong tay tư sản, và một bên là người sản xuất đã bị đẩy đến chỗ không còn có gì ngoài sức lao động của họ, thế là đã có sự cách biệt dứt khóat Mâu thuẫn giữa sự sản xuất có tính xã hội và sự chiếm hữu có tính chất tư bản chủ nghĩa biểu hiện thành sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản”.

Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản là một quá trình được thể hiện thông qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nhưng về cơ bản được thể hiện qua hai thời kỳ, đó là:

Giai đoạn trước khi xác lập được chính quyền nhà nước cho giai cấp vô sản. Giai đoạn này xét về hình thức cơ bản cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản thể hiện trong ba hình thức: Đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng. Trong đó, đấu tranh chính trị là hình thức cao nhất.

Giai đoạn thứ hai là sau khi đã xây dựng được chính quyền nhà nước cho giai cấp vô sản. Giai đoạn này cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp của giai cấp vô sản vẫn tiếp tục vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm chiến tranh
  • 2. Đặc điểm của chiến tranh
  • 3. Vai trò của chiến tranh trong quan hệ quốc tế
  • 4. Nguyên nhân chiến tranh
  • 4.1 Cấp độ cá nhân
  • 4.2 Cấp độ hệ thống quốc tế
  • 5. Phân loại chiến tranh
  • 5.1 Dựa trên tính chất của mục đích chiến tranh:
  • 5.2 Dựa trên quy mô mục tiêu và mức độ tham gia của xã hội:
  • 5.3 Dựa trên chủ thể tham gia:
  • 5.4 Dựa trên vũ khí sử dụng trong chiến tranh:

1. Khái niệm chiến tranh

Có rất khái niệm về chiến tranh, tuy nhiên, giữa chúng cũng không có nhiều khác biệt về nội dung. Khái niệm phổ biến nhất coi “chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.” Theo định nghĩa này thì chiến tranh không bao gồm những xung đột nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng dẫn tới xâm phạm biên giới, những cuộc tấn công trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng nhưng không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp.

Theo quy ước thông thường thì để một cuộc xung đột được xem là chiến tranh thì số người tử trận trong cuộc xung đột đó phải lên đến con số tối thiểu là 1.000. Theo định nghĩa này thì các cuộc chiến khác như nội chiến trong phạm vi một quốc gia cũng được xem là chiến tranh. Cụm từ chiến tranh cũng được sử dụng một cách ẩn dụ trong các cụm từ ‘chiến tranh giai cấp’, ‘Chiến tranh Lạnh’.

2. Đặc điểm của chiến tranh

Chiến tranh có các đặc điểm sau:

- Là hiện tượng chính trị xã hội mang tính lịch sử.

- Là hoạt động đấu tranh vũ trang (bạo lực vũ trang) có tổ chức.

- Nhằm đạt được một mục đích chính trị nhất định.

3. Vai trò của chiến tranh trong quan hệ quốc tế

Chiến tranh có thể làm xuất hiện hoặc biến mất các chủ thể quan hệ quốc tế (QHQT). Sau chiến tranh, có thể xuất hiện các quốc gia mới do giành được độc lập hay được mở rộng. Nhưng cũng có chủ thể QHQT có thể biến mất bởi bị thôn tính và sáp nhập.

Chiến tranh có thể làm tăng hoặc giảm quyền lực của quốc gia trong QHQT. Sau chiến tranh, quốc gia bại trận thường bị suy giảm quyền lực, các nước thắng trận thường tăng quyền lực. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nước thắng trận bị suy giảm quyền lực bởi sự tàn phá trong chiến tranh và không hiếm các cuộc chiến tranh mà cả hai bên đều là kẻ thua cuộc.

Chiến tranh thường dẫn đến sự thay đổi trong các cân lực lượng – yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh và ổn định trong QHQT. Theo đó, chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh giữa các cường quốc chủ yếu, có thể dẫn đến sự thay đổi của hệ thống quốc tế – sự thay đổi lớn nhất trong QHQT. Sự thay đổi cán cân lực lượng sau chiến tranh dẫn đến sự thay đổi phân bố quyền lực của hệ thống quốc tế. Cơ cấu quyền lực thay đổi dẫn đến hệ thống quốc tế cũng thay đổi. Một trong các hậu quả quan trọng của chiến tranh là tính chất quan hệ giữa các chủ thể cũng bị thay đổi. Hoặc từ xung đột sang nô dịch như các cuộc chiến tranh xâm lược, hoặc từ nô dịch sang bình đẳng như các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoặc từ xung đột sang phụ thuộc như các cuộc chiến giành quyền lực…

Ngoài ra, chiến tranh cũng tác động tới tình trạng hỗn độn và vô chính phủ trong QHQT. Nó có thể làm giảm tình trạng này với sự thiết lập các quyền hành mới cho toàn hệ thống. Nó cũng có thể làm tăng tình trạng hỗn độn khi tạo ra những chia rẽ và mâu thuẫn mới giữa các chủ thể QHQT.

4. Nguyên nhân chiến tranh

Các cuộc chiến tranh trong lịch sử đã bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại các nguyên nhân này dựa trên các cấp độ phân tích. Theo đó, chiến tranh có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân mang tính cá nhân, quốc gia, hoặc hệ thống quốc tế.

4.1 Cấp độ cá nhân

Xuất phát từ quan điểm tâm lý học, Sigmund Freud (1856 – 1939), một bác sĩ thần kinh và tâm lý người Áo, quy nguyên nhân chiến tranh và hành vi hiếu chiến của con người thuộc về bản năng phá hoại hay còn được gọi là bản năng chết (death-instinct). Bản năng này hướng hành vi phá hoại của con người ra bên ngoài. Cũng trên góc độ này, Franco Fornari (1921 – 1985) cho rằng chiến tranh còn xuất pháp từ nỗi sợ hoang tưởng bên trong con người về kẻ thù tưởng tượng. Con người gây chiến để trấn áp nỗi sợ hoang tưởng đó.

Dựa trên bản năng sống và hoạt động chức năng, Konrald Lorenz (1903 – 1989), là một nhà động vật học, điểu cầm học và phong tục học, cho rằng sự hiếu chiến bản năng của các loài động vật nhằm thực hiện các hoạt động duy trì sự tồn tại của động vật như tranh giành thức ăn, bạn tình và nơi cư trú. Từ đó, ông suy luận rằng, tồn tại trong hoàn cảnh và điều kiện sống tương tự, con người cũng phải hiếu chiến để thực hiện hoạt động chức năng và duy trì sự tồn tại của mình.

Dựa trên cơ sở di truyền, Edward O. Wilson (1929) cho rằng khả năng phân biệt bạn thù trong đầu óc con người có tính di truyền. Vì thế, con người dễ có xu hướng tiếp nhận bạo lực như phương cách giải quyết xung đột. Bởi có tính di truyền, sự phân biệt bạn thù quy định sự tồn tại thường xuyên thời gian của xung đột, chiến tranh và bạo lực. Tuy nhiên, Edward O. Wilson cũng cho rằng khả năng hợp tác vẫn là có thể.

Dựa trên bản năng chiếm hữu của con người, Betrand Russell (1872 – 1970) cho rằng đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh. Bản năng chiếm hữu khiến con người tranh giành đất đai, của cải và các quyền lợi khác. Trong sự tranh giành tất yếu như vậy, con người sẵn sàng dùng bạo lực để chiếm hữu hoặc bảo vệ sự chiếm hữu. Tuy nhiên, Betrand Russell cũng cho rằng “bản năng” này cũng như mối liên hệ của nó với chiến tranh là có thể kiềm soát được.

Một cách tiếp cận khác cũng tương đối phổ biến là dựa trên cá tính. Cách tiếp cận này dựa vào những cá tính có liên quan đến bạo lực của một nhóm người rất nhỏ là các nhà lãnh đạo – những người làm ra quyết định chiến tranh. John Stoessinger cho rằng quyết định tham gia chiến tranh của các nhà lãnh đạo nhiều khi không hoàn toàn là sản phẩm của lý trí mà chịu nhiều của tình cảm và tính cách cá nhân.

Dựa trên cách tiếp cận về lý trí (Rationalism), có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng quyết định đi đến chiến tranh là kết quả của sự phân tích và lựa chọn lý trí của các nhà lãnh đạo. Họ quyết định chiến tranh bởi vì chiến tranh có thể đem lại quyền lực và nhiều lợi ích hơn. Luồng ý kiến ngược lại như của Baruch Spinoza (1633 – 1677) hay Stephen Van Evera (1948) thì cho rằng quyết định chiến tranh cũng xuất phát từ sự ảo tưởng và những sai lầm trong nhận thức.

  • Cấp độ quốc gia (hay xã hội)

Quan điểm về mối liên quan giữa chiến tranh và chế độ chính trị hay kiểu dạng Nhà nước. Ví dụ, theo quản điểm của Hòa bình nhờ dân chủ, các nước theo chế độ dân chủ kiểu phương Tây thường có xu hướng hòa bình hơn các loại hình chế độ chính trị khác. Lập luận căn bản của quan điểm này là trong các nền dân chủ, chính phủ do nhân dân bầu ra và chịu sự kiểm soát thực tế của nhân dân nên quyết định của chính phủ dễ phản ánh hơn ý nguyện hòa bình của nhân dân.

Một quan điểm khác gắn nguyên nhân chiến tranh với lợi ích kinh tế của giai cấp, của bộ phận xã hội nào đó hay của quốc gia. Ví dụ, V.I. Lenin đã chỉ ra sự liên quan giữa động lực kinh tế của giai cấp tư sản cầm quyền với bản chất đế quốc của nhà nước, từ đó là chiến tranh đế quốc. Hay J.A. Hobson (1858 – 1940) đã quy kết động cơ lợi nhuận và tình trạng thiếu thị trường trong nước đã dẫn đến chủ nghĩa đế quốc và từ đó là chiến tranh. Ngoài ra, còn có những quan điểm khác như khái quát bản chất chiếm hữu của con người thành lợi ích cộng đồng và được thể hiện thành lợi ích quốc gia, hoặc chiến tranh xảy ra từ sự thiếu hụt tài nguyên cho sự phát triển quốc gia…

Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa Darwin xã hội (Social Darwinism) hay thuyết Định mệnh quốc gia coi quốc gia có đặc tính sinh học. Quốc gia cũng có sự cạnh tranh với nhau để tiến hóa giống như trong giới tự nhiên. Vì thế, chiến tranh trở thành cách thức đấu tranh phổ biến giữa các quốc gia vì mục đích sinh tồn. Thông qua chiến tranh, những quốc gia “tốt” và mạnh sẽ tồn tại, còn quốc gia “xấu” và yếu sẽ bị tiêu vong.

Quan điểm xã hội học cho rằng chiến tranh liên quan đến vấn đề giới tính. Quan điểm này xuất phát từ chỉ nghĩa vị nữ (Feminism). Theo một số học giả của chủ nghĩa vị nữ, đàn ông thường hiếu chiến hơn và cũng sẵn sàng sử dụng bạo lực hơn phụ nữ. Xã hội lịch sử của nhân loại chủ yếu là phụ hệ. Thế giới chúng ta đang sống do đàn ông thống trị. Vì thế, xung đột và chiến tranh đã xảy ra nhiều hơn. Theo họ, thế giới này sẽ ít bạo lực hơn, ít chiến tranh hơn nếu phụ nữ được bình đẳng với nam giới, nhất là trong quá trình quyết định chính trị và chiến tranh.

Theo quan điểm chiến tranh của chủ nghĩa dân tộc sắc tộc (Ethnic Nationalism), bản sắc và lợi ích khác nhau của các dân tộc/ sắc tộc dễ dẫn tới xung đột và chiến tranh. Dường như có thể tìm thấy màu sắc dân tộc trong rất nhiều cuộc chiến tranh, cả chiến tranh quốc tế lẫn nội chiến. Các động cơ dân tộc của chiến tranh khá đa dạng. Bởi chủ nghĩa dân tộc sắc tộc tồn tại khá vững chắc nên khả năng dẫn đến chiến tranh của nó cũng được duy trì lâu dài.

Cuối cùng, một dòng quan điểm khác quy nguyên nhân chiến tranh với sự tương tác quyền lực giữa các quốc gia. Đây là cách tiếp cận phổ biến nhất và là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực. Theo quan điểm Clausewitz, “chiến tranh là sự tiếp tục chính trị bằng phương tiện khác”. Về đại thể, để duy trì an ninh và sự tồn tại, quốc gia đều mưu tìm quyền lực. Tuy nhiên, sự thăng tiến quyền lực của quốc gia này dẫn đến sự lo sợ của quốc gia khác. Theo thuyết Tập trung quyền lực của Mansfield thì mức chênh vừa phải về mặt quyền lực dễ dẫn đến chiến tranh hơn là lệch lớn hoặc ngang bằng. Vì coi sự lớn mạnh đó là mối đe dọa nên các quốc gia có xu hướng phát động chiến tranh trước để ngăn chặn. Quốc gia cần sử dụng mọi phương tiện và cách thức, kể cả sử dụng bạo lực để đảm bảo sự tồn tại.

4.2 Cấp độ hệ thống quốc tế

Có ba quan điểm chủ đạo về tính chất của hệ thống quốc tế và nguồn gốc chiến tranh. Quan điểm thứ nhất cho rằng hệ thống đơn cực có khả năng dẫn đến chiến tranh để tranh giành quyền lực bá chủ. Những người theo quan điểm này cho rằng chiến tranh có thể xảy ra khi một quốc gia nào đó gia tăng quyền lực và thách thức địa vị của quốc gia bá quyền. Sự cạnh tranh giữa chúng sẽ tạo nên tình trạng căng thẳng và làm tăng nguy cơ chiến tranh. Quốc gia mới nổi lên có thể gây chiến trước để thay đổi hệ thống một cực. Ngược lại, quốc gia bá quyền cũng có thể tiến hành chiến tranh trước nhằm duy trì địa vị bá chủ của mình. Ngoài ra, trong cơ cấu một cực, chiến tranh cũng có thể xảy ra khi cực duy nhất sử dụng bạo lực để duy trì sự ổn định của hệ thống hay sự phản kháng bằng bạo lực chiến tranh của các nước bị áp bức.

Quan điểm thứ hai cho rằng hệ thống lưỡng cực dễ dẫn đến chiến tranh hơn. Những người theo quan điểm này cho rằng cơ cấu này chứa đựng sự phân liệt khá sâu sắc trong QHQT và sự phân liệt này đem lại sự bất ổn cho toàn hệ thống. Ngoài ra, sự nguy hiểm còn nằm ở mức độ mâu thuẫn sâu sắc hơn, sự tập trung sức mạnh lớn hơn, tham vọng toàn cầu và mong muốn loại trừ đối thủ lớn hơn, sự đấu tranh giữa chúng cũng thường xuyên hơn… Vì thế, chiến tranh không phải là không thể. Chiến tranh có thể được ngăn chặn ở trung tâm nhưng lại diễn ra ở ngoại vi dưới hình thức “chiến tranh ủy nhiệm” (proxy wars).

Cuối cùng quan điểm thứ ba cho rằng hệ thống đa cực có khả năng dẫn đến chiến tranh nhiều hơn. Những người theo quan điểm này đã đưa ra một loạt lý do. Thứ nhất, tình trạng linh hoạt của cán cân lực lượng với sự thay đổi liên minh liên tục dễ dẫn đến tình trạng bất ổn định thường xuyên của hệ thống và chính điều đó kích thích chiến tranh xảy ra. Thứ hai, hệ thống đa cực vốn kém trật tự hơn nên sự thiếu tính toán của một cực nào đó rất dễ lôi kéo các quốc gia đi vào chiến tranh. Thứ ba, bởi quốc gia luôn có xu hướng mưu tìm quyền lực lớn hơn cho mình nên sự tranh giành địa vị giữa các cực là khó tránh khỏi và do đó chiến tranh cũng dễ xảy ra.

5. Phân loại chiến tranh

Có nhiều cách phân loại chiến tranh dựa trên những tiêu chí khác nhau.

5.1 Dựa trên tính chất của mục đích chiến tranh:

Theo cách này, có hai loại chiến tranh là chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.

Chiến tranh chính nghĩa (just wars) là chiến tranh được tiến hành với mục đích phù hợp với luật pháp quốc tế và giá trị đạo đức nhân loại. Chiến tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc là chiến tranh chính nghĩa.

Chiến tranh phi nghĩa (unjust wars) là chiến tranh được tiến hành với mục đích trái với luật pháp quốc tế và giá trị đạo đức nhân loại. Chiến tranh đế quốc và chiến tranh xâm lược là chiến tranh phi nghĩa.

5.2 Dựa trên quy mô mục tiêu và mức độ tham gia của xã hội:

Theo đó, chiến tranh có 2 loại là chiến tranh tổng lực và chiến tranh hạn chế

Chiến tranh tổng lực hay chiến tranh toàn diện (total wars) là chiến tranh trong đó quy mô mục tiêu là rộng khắp bao gồm cả quân sự và dân sự, với sự tham gia của toàn bộ sức mạnh quốc gia và hậu quả thường là lớn. Hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và lần thứ hai (1939 – 1945) đều thuộc loại này.

Chiến tranh hạn chế hay chiến tranh cục bộ (limited wars) có mục đích hạn hẹp hơn. Mục tiêu chủ yếu là quân sự với quy mô không hạn chế. Lực lượng tham gia là một phần quân đội. Mức độ tàn phá thường không quá lớn. Các cuộc chiến tranh biên giới thường thuộc loại này.

5.3 Dựa trên chủ thể tham gia:

Theo cách này, có hai loại là chiến tranh quốc tế và nội chiến.

Chiến tranh quốc tế (international wars) là chiến tranh giữa các chủ thể QHQT, thường là các quốc gia. Tất cả chiến tranh giữa các quốc gia đều thuộc loại này.

Nội chiến (civil wars) là cuộc chiến tranh giữa các phe nhóm chính trị bên trong một quốc gia. Các cuộc nổi dậy hay khởi nghĩa được xếp trong loại hình này. Trong thời hiện đại, nhiều cuộc nội chiến mang tính quốc tế rõ rệt bởi sự phụ thuộc lẫn nhau trong môi trường an ninh quốc tế cũng như có sự liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các quốc gia bên ngoài.

5.4 Dựa trên vũ khí sử dụng trong chiến tranh:

Theo cách này, có 2 loại là chiến tranh thông thường và chiến tranh hủy diệt hàng loạt.

Chiến tranh thông thường (conventional wars) hay chiến tranh quy ước là loại chiến tranh trong đó lực lượng tham gia chủ yếu là binh lính chính quy và bán chính quy, vũ khí sử dụng có mức độ phá hủy hạn chế. Tất cả chiến tranh đã xảy ra đều thuộc loại này.

Chiến tranh hủy diệt hàng loạt (mass destruction wars) là chiến tranh sử dụng chủ yếu các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt như hạt nhân, hóa học và sinh học. Loại chiến tranh này chưa từng xảy ra trong thực tiễn mặc dù các loại vũ khí này đã từng được sử dụng trong vài cuộc chiến tranh thông thường.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)