Đó bằng bao nhiêu Pi?

Từ ba chữ số đầu tiên của số Pi (ký hiệu π) là 3,14, thế giới chọn ngày 14 tháng 3 làm Ngày số Pi nhằm tôn vinh hằng số phổ biến bậc nhất trong toán học.

Đó bằng bao nhiêu Pi?

Ảnh: Nguồn Internet.

Số Pi là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó. Hằng số này có giá trị xấp xỉ bằng 3,1415926535897. Vì vậy, ở bất kỳ nơi nào có hình tròn hoặc đường cong, số π cũng xuất hiện. Bạn không thể giải quyết bài toán hình học, lượng giác, giải tích hay các nhánh khác của toán học mà không sử dụng đến π.

Các nhà toán học bắt đầu sử dụng ký hiệu π, vốn là chữ cái Hy Lạp, vào những năm 1700. Ký hiệu này được giới thiệu vào năm 1706 bởi William Jones, nhà toán học xứ Wales, sau đó nhà toán học Thụy Sĩ Leonhard Euler góp phần phổ biến nó từ năm 1737.

Đó bằng bao nhiêu Pi?

Ảnh: WikiHow

Tuy nhiên, ngày số Pi đầu tiên được tuyên bố vào năm 1988 bởi Larry Shaw, một nhân viên của bảo tàng khoa học, công nghệ và nghệ thuật Exploratorium ở San Francisco, California (Mỹ). Kể từ đó, Ngày số Pi đã được Quốc hội Mỹ công nhận, cũng như Đại hội đồng lần thứ 40 của UNESCO đã chỉ định ngày 14 tháng 3 là “Ngày Quốc tế Toán học” vào năm 2019. Ngày lễ này thường được tổ chức bằng cách đi bộ trong vòng tròn, hoặc ăn bánh và các loại thực phẩm hình tròn khác.

Theo Amazing Archimedes, ngoài toán học, các ngành khoa học khác cũng sử dụng π trong một số công thức quan trọng, bao gồm các ngành thống kê, nhiệt động lực học, cơ học, vũ trụ học, lý thuyết số và điện từ học. π được sử dụng để tính giá trị của hàm lượng giác như sin, cosin, đường tiếp tuyến..., từ đó đo vận tốc chuyển động tròn của những thứ như bánh xe tải, trục động cơ, bánh răng. Người ta cũng dùng nó để kiểm tra tốc độ, độ chính xác của máy tính, phát hiện các lỗi phần mềm hoặc phần cứng. Trong tự nhiên, π có thể ứng dụng để đo những thứ như sóng ánh sáng, sóng âm, sóng biển, khuỷu sông (phần khúc khuỷu của con sông)... π được các nhà thiên văn học sử dụng từ sớm để nghiên cứu Trái Đất, chuyển động và quỹ đạo của nó. Nó thậm chí còn là yếu tố quan trọng giúp tìm kiếm các hành tinh mới và bầu khí quyển của chúng bên ngoài hệ Mặt Trời. Nhờ π, người ta tính được mật độ của một hành tinh, từ đó hiểu về bản chất của nó, chẳng hạn được tạo thành chủ yếu từ đá hay khí. NASA sử dụng π để tính toán quỹ đạo tàu vũ trụ, đo đạc miệng núi lửa, tìm hiểu về thành phần các tiểu hành tinh. Gần đây, π được dùng để tính toán lượng hydro trong đại dương bên dưới bề mặt của Europa, vệ tinh của Sao Mộc.

Đó bằng bao nhiêu Pi?

Ảnh: Nguồn Internet

Có thể nói, sự có mặt rộng khắp của số π khiến nó trở thành một trong những hằng số toán học được biết đến nhiều nhất, cả bên trong lẫn bên ngoài giới khoa học. Đặc biệt hơn, π thuộc nhóm rất ít được các nhà toán học gọi là số siêu việt. Nó được định nghĩa là số không phải nghiệm của bất kỳ phương trình đại số nào.

Bài viết dưới đây của Studytienganh sẽ giới thiệu đến bạn số pi là gì, nguồn gốc, ứng dụng cũng như một số thông tin liên quan đến số pi.

1. Số Pi bằng bao nhiêu

Đó bằng bao nhiêu Pi?

Cùng tìm hiểu số pi là gì cùng Studytienganh

Thực tế, số pi bằng 3,141592653589793238462643383279.... Để thuận tiện hơn, người ta thường sử dụng theo dạng xấp xỉ, tức là số pi bằng 3,14.

Số pi là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó.  

2. Số Pi phải số hữu tỉ không

Số pi là một số vô tỉ, tức là nó không thể biểu diễn một cách chính xác dưới dạng tỉ số của 2 số nguyên. Chính xác hơn là số pi thuộc dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn. 

Thêm vào đó, số pi là một số siêu việt, nó không phải là nghiệm của bất kỳ đa thức với hệ số hữu tỉ nào. Tính siêu việt đó kéo theo sự vô nghiệm của bài toán cầu phương. Các con số xuất hiện trong dãy số thập phân của số pi dường như xuất hiện theo cách ngẫu nhiên và người ta vẫn chưa chứng minh được tính ngẫu nhiên đó.  

3. Nguồn gốc của số Pi

Đó bằng bao nhiêu Pi?

Tìm hiểu số pi là gì cùng Studytienganh

Trong các mẫu tự Hy Lạp, số pi là tên của chữ cái thứ 16. Khoảng giữa thế kỉ 18, chữ p được sử dụng sau khi Euler xuất bản cuốn chuyên luận phân tích năm 1748. Ký hiệu pi được sử dụng rộng rãi hơn, được mọi người công nhận. Chữ cái này được dùng để kí hiệu số pi để tưởng nhớ đến những nhà toán học đã tìm ra đầu tiên con số gần đúng của pi.

Đến cuối thế kỷ 20, số pi đã được tính với độ chính xác cao tới con số thứ 200 tỷ. Con số lẻ thứ 1 triệu tỷ là con số không được khám phá ra vào ngày 11 tháng 9 năm 2000.

4. Ứng dụng của số Pi

Đó bằng bao nhiêu Pi?

Số pi có ứng dụng quan trọng như thế nào? - Số pi là gì?

Số pi được cho là con số quan trọng nhất trong toán học theo Business Insider. Bất kỳ nơi nào có hình tròn hoặc đường tròn thì số pi xuất hiện. Vì thế, bạn không thể giải quyết bài toán hình học, lượng giác, giải tích hay các lĩnh vực liên quan đến toán học mà không sử dụng đến số pi. Các giá trị của hàm lượng giác như sin, cosin, đường tiếp tuyến được tính bằng số pi. Từ đó, đo vận tốc chuyển động tròn của bánh xe tải, trục động cơ, bánh răng.

Bên cạnh toán học, các ngành thống kê, nhiệt động lực học, vũ trụ học, cơ học, lý thuyết số và điện từ học thì số pi cũng được sử dụng trong một số công thức quan trọng. Ngoài ra, nó được dùng để kiểm tra tốc độ, độ chính xác của máy tính hay phát hiện các lỗi của phần mềm, phần cứng. 

Ngoài ra, số pi được ứng dụng để đo sóng ánh sáng, sóng âm, sóng biển, khuỷu sông,... Trong thiên văn học, số pi được dùng để nghiên cứu trái đất, chuyển động và quỹ đạo của nó. Là một yếu tố quan trọng giúp tìm kiếm các hành tinh mới và bầu khí quyển của chúng bên ngoài hệ Mặt Trời. Số pi được NASA sử dụng để tính toán quỹ đạo tàu vũ trụ, đo đạc miệng núi lửa cũng như tìm hiểu các thành phần của các tiểu hành tinh.  

5. Cách tính chu vi hình tròn dựa trên số pi

Chu vi hình tròn được tính bằng công thức:

C = 2R = d x .

Hay chu vi hình tròn được tính bằng tích của đường kính với hằng số pi hoặc chu vi hình tròn bằng 2 lần tích của bán kính nhân với hằng số pi.

Ví dụ: Hãy tính chu vi của hình tròn biết r = 4 cm.

Chu vi của hình tròn là: C = 2 x 4 x 3,14= 25,12 cm.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về số pi là gì, nguồn gốc, ứng dụng và thông tin liên quan đến số pi. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu hơn về số pi. Chúc bạn có những tiết học Toán thú vị và đừng quên theo dõi Studytienganh để tiếp thu thêm những kiến thức bổ ích!