“đoàn là cánh tay đắc lực của đảng để thực hiện những chủ trương chính sách cách mạng” được chủ tịch hồ chí minh nói ở đâu? năm nào?

...trầm xuống, bởi trong số 5 người lính vào hầm bắt Tướng De Castries, bây giờ chỉ còn 1 mình ông sống. Nhiều khi ông cảm thấy như mình bị mất đi cánh tay, mất đi cả trái tim vậy". Câu chuyện của Đại tá Hoàng Đăng Vinh kể như một thước phim quay chậm ngược về quá khứ, để giờ đây, sau 65 năm, cũng...

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hệ thống chính trị Việt Nam vững mạnh phải là hệ thống chính trị của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng hệ thống chính trị và việc Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng hệ thống chính trị

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, mặc dù chưa có tác phẩm nào viết riêng hoặc bàn sâu về xây dựng hệ thống chính trị và các thành tố cấu thành hệ thống chính trị, song qua nghiên cứu các tư liệu, bài viết của Người, chúng ta có thể khái quát được những tư tưởng và khát vọng của Người về xây dựng một hệ thống chính trị mới ở Việt Nam khoa học và hiệu quả nhất. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hệ thống chính trị hiện đại và hiệu quả phải được xây dựng trên nguyên tắc: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”(1). Chính quyền nhà nước phải hoạt động theo nguyên tắc: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”(2); các cơ quan của Chính phủ đều là đầy tớ của nhân dân; mọi công việc Nhà nước và xã hội đều do nhân dân thực hiện, “nhân dân ta tự làm chủ vận mệnh của mình”. Chính trị và hệ thống chính trị phải là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bản chất hệ thống chính trị mới là lấy nhân dân làm động lực để xây dựng tổ chức và phương thức hoạt động, coi nhân dân là mục đích “cao nhất” để phục vụ, trong đó vị trí, vai trò của Chính phủ là “phục vụ nhân dân”. Nền chính trị mới phải khác về chất so với nền chính trị cũ trong quá khứ. Các thành tố chính cấu thành nên hệ thống chính trị mới phải dựa trên ba trụ cột, đó là: Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Các thành tố của hệ thống chính trị phải được kết hợp hài hòa, có cơ chế phối hợp hành động, kiểm tra và giám sát lẫn nhau hết sức chặt chẽ.

đoàn là cánh tay đắc lực của đảng để thực hiện những chủ trương chính sách cách mạng” được chủ tịch hồ chí minh nói ở đâu? năm nào?
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Internet

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội bằng việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách. Điều này đã được Hiến pháp năm 2013 quy định. Đảng lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ sở tự nguyện chứ không phải áp đặt, Đảng là đạo đức, là văn minh theo đúng ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Người khẳng định, Đảng không phải là ông chủ mà phải là đầy tớ của nhân dân, không phải đứng trên Nhà nước và pháp luật, mà phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng bắt tay ngay vào việc xây dựng nhà nước kiểu mới, với một hệ thống chính quyền của nhân dân từ Trung ương đến cơ sở. Đó là Nhà nước dân chủ nhân dân, đại biểu cho mọi giai tầng xã hội, trước hết là công nhân, nông dân, những người lao động chân tay và trí óc là những giai tầng chiếm tuyệt đại da số.

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chính quyền nhà nước là một thành tố của hệ thống chính trị, trong đó nhân dân là người chủ thực sự của quyền lực nhà nước. Mọi quyền lực của Nhà nước là quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân. Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều do nhân dân lập ra nhằm phục vụ nhân dân. Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức ra, cán bộ, công chức nhà nước là người được nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của nhân dân. Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng tổng tuyển cử là sinh hoạt chính trị mà nhân dân giành được qua đấu tranh cách mạng, là hình thức dân chủ, thể hiện năng lực thực hành dân chủ của nhân dân “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử... Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là chính phủ của toàn dân”(3). Thông qua việc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Quyền lực tối cao của nhân dân không chĩ thể hiện ở việc bầu cử dại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, mà còn ở quyền bãi miễn, kiểm soát, giám sát hoạt động của các đại biểu dân cử. Cơ chế dân chủ này nhằm làm cho Quốc hội thực sự xứng đáng với trọng trách được nhân dân giao phó và nâng cao phẩm chất, năng lực hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử. Người nêu rõ: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”(4). Với vai trò làm chủ nhà nước, thực hiện sự ủy quyền của nhân dân, các đại biểu được bầu ra phải có trách nhiệm gần gũi, sâu sát với dân để hiểu dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân với tinh thần trách nhiệm và giải quyết những vấn đề thiết thực cho quốc kế dân sinh. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để thể hiện nhân dân lao động làm chủ nhà nước thì đại biểu do dân bầu ra phải có mối liên hệ thường xuyên với nhân dân; thoát ly mối liên hệ này, nhà nước rất dễ rơi vào quan liêu, trì trệ, đứng trên lợi ích nhân dân, trái với bản chất dân chủ đích thực vốn có của nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân, do nhân dân làm chủ còn bao hàm một nội dung quan trọng khác, đó là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước. Người viết: “Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân”(5).

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn cán bộ phải tôn trọng, lắng nghe và học hỏi dân, gần dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, quan tâm đến những kiến nghị, đề đạt của nhân dân: “Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý”(6). Về quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối”(7). Chức năng đối nội cơ bản của nhà nước là hướng dẫn nhân dân tổ chức tốt đời sống, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu cần thiết hàng ngày. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của nhân dân là tiêu chí số một để đánh giá hiệu quả và năng lực hoạt động của nhà nước. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải bằng mọi cách giữ cho được định hướng hoạt động của nhà nước, bảo đảm cho bộ máy thật sự trong sạch.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là các thành tố của hệ thống chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi Mặt trận Tổ quốc là một khối đoàn kết vững chắc không gì lay chuyển nổi. Vì vậy, công tác mặt trận là một trong những yếu tố cấu thành khoa học dân vận của Đảng mà chúng ta phải kế thừa và phát triển, đó là tinh thần “trọng dân”, “yêu dân”, “dựa vào dân” của ông cha ta, vận động, tổ chức nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong tổ chức Mặt trận phải biết giải quyết tốt, hài hòa về quyền lợi giữa các giai cấp, tầng lớp, đơn vị khác nhau, tức giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải: “Vì lợi nước, quên lợi nhà. Vì lợi ích chung, quên lợi riêng”.

Đối với Hội phụ nữ, Người luôn khẳng định: Hội phụ nữ là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống chính trị, một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong nhiều bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, nhắc nhở Đảng và Nhà nước cùng các tổ chức chính trị - xã hội phải tạo điều kiện để phụ nữ tham gia đóng góp sức nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Người căn dặn Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Người rất quan tâm đến phụ nữ các dân tộc thiểu số, đồng thời nhắc nhở đảng ủy các cấp ở miền núi cần phải ra sức phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ, cần phải đào tạo và giúp đỡ cán bộ phụ nữ các dân tộc.

Với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Người cho rằng: “Đoàn là cánh tay đắc lực của Đảng để thực hiện những chủ trương, chính sách cách mạng”(8). Là một tổ chức chính trị - xã hội, Đoàn thanh niên gồm những thanh niên trẻ tuổi, xung kích trên mọi mặt trận. Đoàn thanh niên hăng hái, nhiệt tình tham gia các phong trào, giúp sức cho cách mạng.

Mặc dù không có tác phẩm nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về một hệ thống chính trị với các thành tố cụ thể, nhưng xuyên suốt tư tưởng của Người, các mục tiêu lớn mà hệ thống chính trị phải hướng tới, các sứ mệnh lớn phải thực thi vẫn còn nguyên giá trị. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thành tố của hệ thống chính trị khi đã hình thành và hoạt động phải có sự gắn kết, phải phối hợp hành động chặt chẽ mới phát huy được hiệu quả. Người rất chú ý nâng cao chất lượng và tính tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Do đó, hệ thống chính trị luôn vững mạnh, phát huy hiệu quả và giành được nhiều thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tạo được niềm tin vững chắc của nhân dân.

2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng và tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị đã được Đảng ta quán triệt sâu sắc trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Một trong những nội dung quan trọng được Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập là chủ trương tiếp tục triển khai sắp xếp lại bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đây là những định hướng quan trọng nhằm giải quyết tình trạng bộ máy của hệ thống chính trị nhà nước còn cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả. Cụ thể: “Tinh giản tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức; thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh và tinh giản biên chế trong toàn bộ hệ thống chính trị. Cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp. Tổng kết mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện”(9). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII chủ trương sáp nhập một số các cơ quan Đảng, Nhà nước có trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, sáp nhập các cơ quan hành chính theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, không chia tách đơn vị hành chính ở các cấp chính quyền địa phương; không tăng thêm các cơ quan trong các bộ, cơ quan ngang bộ nhằm sắp xếp, kiện toàn, tinh giản tổ chức bộ máy trên cơ sở rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, xác định chính xác cơ cấu cán bộ, công chức, chức danh cho từng loại công chức, từ đó xây dựng và triển khai kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn và sát với tình hình thực tế ở đơn vị, địa phương, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn mới.

Mục tiêu cải cách nhằm làm rõ hơn mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, bảo đảm không có sự chồng chéo giữa hai hệ thống, làm rõ mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, bảo đảm kiểm soát quyền lực lẫn nhau. Hiện nay vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa làm tốt công tác xếp loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; còn một bộ phận công chức, viên chức hoặc không đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ được giao hoặc yếu kém về phẩm chất, đạo đức, văn hóa ứng xử đã tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của nền công vụ.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị: "Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị"(10). Nghị quyết số 18-NQ/TƯ ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và quyền làm chủ của nhân dân đã nêu rõ mục tiêu tổng quát: Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Như vậy, Đại hội Đảng lần thứ XII đã đặt ra và xác định những vấn đề quan trọng về đổi mới hệ thống chính tri. Xác định đúng chức năng, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc cùng với các tổ chức chính trị - xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội sẽ làm cho Mặt trận và các tổ chức này mạnh lên, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa Đảng với Nhà nước và nhân dân.

Từ thực tiễn đổi mới hệ thống chính trị hiện nay cho thấy, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân. Để hệ thống chính trị tinh gọn. hoạt động hiệu lực, hiệu quả cần tiếp tục tinh giản bộ máy, bảo đảm sự giám sát của người dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên, tạo cơ chế phối hợp hành động và kiếm tra, giám sát chặt chẽ lẫn nhau giữa các thành tố của hệ thống chính trị./.