Đối tượng của bảo lãnh ngân hàng

1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

Ví dụ trong trường hợp vay vốn làm ăn giữa các bên:  Bảo lãnh ngân hàng được xem là một loại bảo đảm từ một ngân hàng (bên bảo lãnh) về việc đảm bảo trách nhiệm thanh toán của người đi vay (bên được bảo lãnh). Điều này có nghĩa là, nếu người đi vay không thể thanh toán hoặc thanh toán không đủ khoản nợ của mình, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho người cho vay (bên nhận bảo lãnh)  trong phạm vi số tiền được ghi rõ trong giấy bảo lãnh.

2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

- Là một giao dịch thương mại (hay hành vi thương mại) đặc thù.

- Hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng (trong đó chủ yếu là các ngân hàng ) thực hiện.

- Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh (giống như bất kỳ người bảo lãnh nào trong bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự) mà còn có thêm tư cách của một nhà kinh doanh ngân hàng.

- Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng này tuy có mối quan hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫn độc lập với nhau về cả phương diện chủ thể cũng như phương diện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

- Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là một giao dịch kép.

- Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ. tính chất chứng từ của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ, khi tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cũng như khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu hay khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh ,các chủ thể này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản.

3. Các loại bảo lãnh ngân hàng

Phân loại theo phương thức phát hành:

  • Bảo lãnh trực tiếp
  • Bảo lãnh gián tiếp
  • Bảo lãnh được xác nhận
  • Đồng bảo lãnh

Phân loại theo hình thức sử dụng:

  • Bảo lãnh có điều kiện
  • Bảo lãnh vô điều kiện

Phân loại theo mục đích sử dụng:

  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
  • Bảo lãnh thanh toán
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)
  • Bảo lãnh dự thầu
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
  • Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng
  • Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn

Các loại bảo lãnh khác:

  • Thư tín dụng dự phòng (L/C)
  • Bảo lãnh thuế quan
  • Bảo lãnh hối phiếu
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán

4. Chứng thư bảo lãnh

Chứng thư bảo lãnh là cam kết của ngân hàng (bên bảo lãnh) bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh (bên được bảo lãnh) về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho đơn vị kinh doanh (bên được bảo lãnh) trong thời gian có giới hạn khi đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3.

Tham khảo: Chứng thư bảo lãnh.

-> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật, bạn vui lòng gọi 19001017 để đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia của chúng tôi.

-> Hãy nhấc điện thoại và gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi vướng mắc về các vấn đề liên quan cho bạn.

  • 02873-036-527
  • Số 1 đường Song Hành, Phường An Phú
  • 500000-10000000 VND
  • //oncredit.vn/images/logo-img.svg

03 tháng 10 2019

Trong kinh doanh, chúng ta thường hay sử dụng thuật ngữ “bảo lãnh ngân hàng". Vậy bảo lãnh ngân hàng là gì, tại sao lại cần bảo lãnh, mời bạn cùng OnCredit tham khảo bài viết dưới đây.

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng hiểu nôm na là việc ngân hàng sẽ đứng ra chịu trách nhiệm trả tiền cho bạn trong trường hợp bạn không có khả năng trả. Số tiền mà ngân hàng bảo lãnh sẽ được nêu rõ trong giấy bảo lãnh.

Bảo lãnh ngân hàng cũng được quy định trong luật như sau:

Theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 cũng ghi rất rõ “Bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận”.

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Tại sao cần bảo lãnh?

Về thực chất, bảo lãnh là lời hứa thanh toán của ngân hàng với người được yêu cầu bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bảo lãnh là một công cụ bảo đảm, chứ không phải là công cụ thanh toán. Nghiên cứu đặc điểm của bảo lãnh sẽ cho chúng ta cơ sở phân biệt giữa bảo lãnh với công cụ thanh toán và bảo đảm khác như thư tín dụng, bảo hiểm…

Nguyên nhân hình thành bảo lãnh

=> Tại sao lại có bảo lãnh ngân hàng?

Về bản chất, trong giao dịch thương mại, tồn tại 2 chủ thể chính là BÊN BÁN VÀ BÊN MUA.

Mối quan hệ trên vẫn diễn ra ổn định, đều đặn và bình thường, cho đến một ngày các chủ đề tham gia đều nhận thấy các vấn đề bất ổn lần lượt phát sinh.

Với bên bán: họ cho rằng rủi ro nằm ở vấn đề sau khi đã giao hàng cho bên mua, vì nhiều lý do, bên mua chậm thanh toán, thậm chí không thực hiện thanh toán => Dẫn đến khả năng mất hàng và mất tiền. Ngoài ra, khả năng nghi ngại bên mua không thực hiện đúng quy định hợp đồng với các điều khoản có liên quan.

Với bên mua: vấn đề phát sinh khi người mua đã thanh toán trước tiền mua hàng (1 phần hay toàn bộ), nhưng người bán không thực hiện giao hàng, không thực hiện đúng quy định hợp đồng => Dẫn đến rủi ro mất tiền và không có hàng để bán.

Thêm nữa, sau khi nhận hàng, sản phẩm phát sinh lỗi, người bán không thực hiện chế độ bảo hành sản phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đầu ra.

Một điều quan trọng nữa, trường hợp bên mua phải tạm ứng hay đặt cọc trước tiền hàng, được hiểu là, nguồn vốn kinh doanh của bên mua đã bị chiếm dụng bởi các đối tác, ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh, tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng mới, hay quay vòng vốn.

Bảo lãnh ngân hàng cốt chỉ để tạo sự an tâm trong kinh doanh, hai bên có thể hợp tác dựa trên sự công bằng, tránh trường hợp vi phạm hợp đồng

Như vậy, mỗi chủ thể đều thể hiện sự lo lắng, không tin tưởng đối tác của mình, lo ngại rủi ro bị chiếm dụng vốn hay chiếm đoạt tài sản, nhất là trong các giao dịch ban đầu khi 2 bên đều là đối tác mới, chưa hiểu nhau, không phải là các đối tác truyền thống.

Ai cũng muốn đảm bảo quyền lợi của mình, ai cũng muốn đảm bảo và rào chắn rủi ro cho mình, ai cũng muốn mình an toàn và có lợi. Chính vì vậy, hình thành 1 bên thứ 3 với vai trò bảo đảm giao dịch giữa hai bên diễn ra thực công bằng và hiệu quả.

Qua đó, được hiểu 1 trong 2 bên phải có 1 đơn vị Bảo lãnh đứng sau lưng, với vai trò nếu 1 trong 2 bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, đơn vị Bảo lãnh sẽ thay thế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ còn thiếu với bên còn lại.

Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Chứng thư bảo lãnh là cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho đơn vị kinh doanh trong thời gian có giới hạn, khi đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (Bên bán hàng).

Đối tượng tham gia Bảo lãnh

– Thứ 1: Bên bảo lãnh: Là Ngân hàng.

– Thứ 2: Bên được bảo lãnh: Là KH của ngân hàng, đối tượng phải thực hiện các nghĩa vụ chi trả.

– Thứ 3: Bên nhận bảo lãnh: Là các tổ chức, cá nhân trong & ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng – chính là đối tác của KH.

Hình 3: doi-tuong-tham-gia-bao-lanh

Quy trình để phát hành bảo lãnh ngân hàng là gì?

Quy trình làm bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo 6 bước sau:

- Bước1: KH ký kết Hợp đồng với Đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu. Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng.

- Bước2: KH lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến ngân hàng.

Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:

+ Giấy đề nghị bảo lãnh

+ Hồ sơ pháp lý

+ Hồ sơ mục đích

+ Hồ sơ tài chính kinh doanh

+ Hồ sơ tài sản đảm bảo

- Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của KH xin bảo lãnh.

Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh. Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại Hợp đồng độc lập với Hợp đồng kinh tế giữa KH và đối tác. Nó thể hiện sự ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và KH.

Nội dung cơ bản của Hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm HĐ Kinh tế của KH dẫn đến nghĩa vụ chi trả của NH cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về tài sản đảm bảo.

- Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong HĐ cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm HĐ của bên được bảo lãnh. Ngoài ra, cần phải quy định rõ các hình thức chi trả của NH cho bên nhận bảo lãnh.

- Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.

- Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí).

Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, ngân hàng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay, theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh.

Quy trình bảo lãnh ngân hàng gồm 6 bước, tùy thuộc vào mỗi ngân hàng mà có những quy định khác bổ sung

Vay tiền cấp tốc online, nhận ngay mức vay quá sốc - OnCredit!

Bạn cần dịch vụ cho vay tiền nhanh 24h để tiêu dùng cá nhân? Bạn đang cần tiền gấp vì lý do cá nhân khó giãi bày? Muốn lựa chọn một nơi cho vay tiền nhanh với chất lượng tốt nhất?

Chúc mừng bạn, bạn đã tìm được nơi cho vay tiền cấp tốc online với lãi suất hấp dẫn, hàng đầu Việt Nam!

Với thủ tục đơn giản, giải ngân siêu tốc, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của khách hàng, Vay tiền Online tự tin là công ty cho vay tiền nhanh 24h, hỗ trợ tài chính uy tín tại Việt Nam.

OnCredit.vn - Vay tiền mọi lúc, mọi nơi

Ở trên là thông tin về bảo lãnh ngân hàng, một trong những thuật ngữ chuyên dùng trong kinh doanh mà bạn không thể không quan tâm. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu vay tiền nhanh online, nhận ngay khoản vay quá sốc, bạn hãy liên hệ OnCredit nhé.

Thông tin được biên tập bởi: OnCredit.vn

Video liên quan

Chủ đề