Dong nghĩa là gì

Tiếng ViệtSửa đổi

Wikipedia có bài viết về:

đồng


Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ɗə̤wŋ˨˩ɗəwŋ˧˧ɗəwŋ˨˩
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ɗəwŋ˧˧

Phiên âm Hán–ViệtSửa đổi

  • 茼: đồng
  • 氃: đồng
  • 銅: đồng
  • 硐: đồng, động
  • 同: đồng
  • 挏: đồng
  • 㮔: đồng, tràng
  • 侗: thống, đồng, thông, động
  • 酮: đồng
  • 犝: đồng
  • 朣: đồng
  • 膧: đồng
  • 鮦: đồng
  • 仝: đồng
  • 铜: đồng
  • 䶱: đồng
  • 瞳: đồng
  • 樴: đồng, chức
  • 𡆷: đồng, hốt
  • 砼: đồng
  • 𦨴: đồng
  • 哃: đồng
  • 𧳆: đồng
  • 曈: đồng
  • 痌: đồng, thông
  • 桐: đồng, thông
  • 峒: đồng, đỗng, động
  • 衕: đồng
  • 㣚: đồng, thông
  • 峝: đồng, đỗng, động
  • 穜: đồng, chúng, chủng
  • 佟: đồng, đông
  • 獞: đồng
  • 董: đồng, đổng
  • 童: đồng
  • 彤: đồng
  • 橦: sàng, đồng, tràng
  • 筩: đồng
  • 赨: đồng, dung
  • 恫: đồng, thông, đỗng, động
  • 僮: đồng
  • 艟: đồng
  • 筒: đồng, động
  • 迵: đồng
  • 胴: đồng, đỗng, động
  • 桶: thũng, đồng, dõng, dũng
  • 潼: đồng
  • 罿: đồng

Phồn thểSửa đổi

  • 筒: đồng
  • 銅: đồng
  • 彤: đồng
  • 筩: đồng
  • 曈: đồng
  • 同: đồng
  • 痌: đồng, thông
  • 桐: đồng
  • 瞳: đồng
  • 峒: đồng
  • 衕: đồng
  • 艟: đồng
  • 侗: thống, đồng
  • 潼: đồng
  • 童: đồng
  • 僮: đồng
  • 仝: đồng
  • 茼: đồng
  • 罿: đồng
  • 獞: đồng

Chữ NômSửa đổi

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

  • 疃: đồng
  • 銅: đòng, đồng
  • 垌: đồng
  • 挏: rùng, đồng
  • 侗: thông, đồng
  • 酮: đồng
  • 犝: đồng
  • 朣: đồng
  • 膧: đồng
  • 眮: đồng
  • 瞳: tròng, đồng
  • 铜: đồng
  • 茼: đòng, đồng
  • 哃: đùng, đồng
  • 曈: đồng
  • 痌: thông, đồng
  • 同: đùng, đòng, đồng, đang, dùng
  • 桐: thông, đồng
  • 筒: động, đồng
  • 衕: đồng
  • 仝: đồng, giồng
  • 穜: chúng, đồng
  • 艟: đồng, xung, xuồng
  • 獞: đồng
  • 董: đúng, đồng, đủng, xổng, đổng, dỏng, rỗng, đũng, đỏng
  • 童: đồng
  • 彤: đồng
  • 橦: đồng, tràng
  • 筩: đồng, rỗng, thúng, dũng
  • 赨: đồng, dung
  • 恫: thông, động, đồng, đỗng
  • 僮: đồng
  • 東: đồng, đông, đang
  • 迵: đồng
  • 潼: đồng
  • 罿: đồng

Danh từSửa đổi

đồng

  1. Nguyên tố hóa học nhóm I hệ thống tuần hoàn Men-đê-lê-ép, số thứ tự nguyên tử 29, khối lượng nguyên tử 63, 546, một trong bảy kim loại "tiền sử" được biết từ thời thượng cổ, có trong hơn 170 khoáng vật, là kim loại dễ dát, màu đỏ, đặc biệt quan trọng đối với ngành kĩ thuật điện; kí hiệu là Cu.
  2. Đơn vị tiền tệ nói chung. đồng rúp đồng đô la
  3. Từng đơn vị tiền tệ riêng lẻ, hình tròn bằng kim loại. đồng bạc trắng
  4. Đơn vị tiền tệ của Nhà nước Việt Nam. mười nghìn đồng
  5. Tiền bạc nói chung. đồng lương Có đồng ra đồng vào (tục ngữ).
  6. Đồng cân, nói tắt. đeo chiếc nhẫn một đồng
  7. Khoảng đất rộng để cày cấy, trồng trọt. đồng lúa ra đồng làm ruộng
  8. Người được thần linh hay người chết nhập vào và có khả năng nói ra được những điều bí ẩn, theo mê tín. ngồi đồng lên đồng

Đồng nghĩaSửa đổi

đơn vị tiền tệ nói chung
  • tiền

DịchSửa đổi

nguyên tố hóa học

  • Tiếng Anh: money
  • Tiếng Hà Lan: geld gt
  • Tiếng Nga: деньги số nhiều (dén’gi)
  • Tiếng Pháp: argent
  • Tiếng Tây Ban Nha: oro

đơn vị tiền tệ của Nhà nước Việt Nam

  • Tiếng Anh: dong
  • Tiếng Hà Lan: dong
  • Tiếng Nga: донг
  • Tiếng Nhật: ドン
  • Tiếng Pháp: dong , dong vietnamien

khoảng đất rộng

  • Tiếng Anh: field
  • Tiếng Hà Lan: veld gt
  • Tiếng Nga: поле gt (póle)
  • Tiếng Pháp: champ
  • Tiếng Tây Ban Nha: campo

Từ ghépSửa đổi

  • đồng âm: Có cách phát âm như nhau nhưng khác nghĩa (ngôn ngữ học). Ví dụ đồng có thể là nguyên tố đồng hay đơn vị tiền tệ như đã đề cập trên đây hay ba có thể là số ba (3) hay trong cách phát âm của người miền Nam là bố, (cha, thầy) của một ai đó.
  • đồng bằng: Vùng đất rộng lớn có cao độ thấp (thường dưới 200 m so với mực nước biển) và tương đối bằng phẳng.
  • đồng bào: Những người có chung nguồn gốc tổ tiên hay quốc tịch.
  • đồng bộ, đồng bộ hóa: việc làm cho các thành phần, yếu tố có thể lắp ghép với nhau một cách tương đối hoàn hảo.
  • đồng chí: Những người cùng chung một mục đích (không xấu), lý tưởng. Xem đồng phạm.
  • đồng cỏ: Là khu vực tương đối bằng phẳng có cỏ mọc tự nhiên hay được trồng để nuôi gia súc (trâu, bò, ngựa, cừu v.v).
  • dãy đồng đẳng: Những chất hữu cơ có chung tính chất hóa học nhưng khác nhau một hay nhiều nhóm CH2 (hóa học). Ví dụ CH3-OH và CH3-CH2-OH.
  • Mạng máy tính đồng đẳng
  • đồng đội, đồng ngũ: Những người cùng một đơn vị trong quân đội.
  • đồng hao: Anh em rể (tức những người lấy các chị, em gái ruột của một gia đình nào đó).
  • đồng Hới: Danh từ riêng chỉ tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Bình ở Việt Nam. Có thể có các địa danh khác trùng tên.
  • đồng hương: Những người có chung quê hương.
  • đồng lõa: Hành vi cùng tham gia vào hành động mờ ám, phi pháp hoặc sự bao che cho các hành vi đó.
  • đồng minh: chỉ các quốc gia hay nhóm người có chung lợi ích.
  • đồng Minh: là phe bao gồm các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nga v.v trong Đệ nhị thế chiến.
  • đồng môn: Những người cùng học một trường hoặc một thầy, cô giáo.
  • đồng nghĩa: Có cùng ý nghĩa như nhau, nhưng khác cách viết và phát âm (ngôn ngữ học). Ví dụ hổ, cọp, hùm hay ông ba mươi là những từ đồng nghĩa.
  • đồng nghiệp: Những người có cùng một nghề nghiệp hoặc cùng làm một chỗ với nhau.
  • đồng phạm: Những người cùng nhau làm một việc mờ ám, phi pháp.
  • đồng phân: Những chất hữu cơ có cùng thành phần và công thức nhưng tương đối khác nhau về tính chất hóa học (hóa học). Ví dụ cùng công thức C4H10 nhưng có thể là CH3-CH2-CH2-CH3, nhưng cũng có thể là (CH3)3 CH.
  • đồng ruộng, ruộng đồng, cánh đồng: Là một khoảng đất rộng để gieo trồng ngũ cốc.
  • đồng tác giả: Những người cùng chung nhau tạo ra một tác phẩm (văn chương, phim ảnh, nghệ thuật v.v) nào đó.
  • đồng thời: Các sự kiện diễn ra cùng một thời điểm.
  • đồng tình: Như đồng ý, tuy nhiên nghĩa hạn hẹp hơn.
  • đồng tử: Là một bộ phận trong mắt.
  • đồng vị: Là các nguyên tử có cùng số lượng prôton, nhưng khác nhau về số lượng nơtron (hóa học).
  • đồng vị ngữ: Phần thêm của vị ngữ (ngôn ngữ học).
  • đồng ý: Có chung quan điểm trong đối thoại hay công việc nào đó.

Tính từSửa đổi

đồng

  1. Cùng như nhau, không có gì khác nhau. Vải đồng màụ

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
  • Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)