Em có cái nhìn như thế nào

Nghị luận xã hội là kiểu văn bản tương đối khó đối với học sinh lớp 9, đòi hỏi học sinh phải trình bày được những tư tưởng, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó. Đặc biệt ở kiểu văn bản này người ta thường sử dụng rất nhiều các câu lệnh như: phân tích, suy nghĩ, cảm nhận… điều này làm cho rất nhiều học sinh lớp 9 nhầm lẫn và không biết cách làm. Vậy làm thế nào để phân biệt các dạng đề phân tích, suy nghĩ, cảm nhận trong chương trình ngữ văn 9 một cách dễ dàng? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Việc đưa ra các dạng đề khác nhau trong đề thi hoặc kiểm tra chính là hình thức để phân năng lực của các học sinh. Tuy nhiên việc đưa ra nhiều dạng đề như vậy cũng làm cho các em học sinh nhầm lẫn và không định hình được cách làm bài như thế nào? Các em băn khoăn trước câu hỏi giữa câu lệnh: phân tích – suy nghĩ – cảm nhận.

Điểm giống nhau: Phân tích, Suy nghĩ, Cảm nhận

– Tất cả các câu lệnh: phân tích, suy nghĩ, cảm nhận đều chỉ biến tấu đi nhằm mục đích làm cho đề phong phú hơn, đa dạng hơn, nhiều chiều nhưng vẫn làm rõ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.

– Thực chất cả 3 câu lệnh này vẫn để nhấn mạnh một khía cạnh nào đó của nội dung văn bản, gửi tới thông điệp của văn bản, và đều là nghị luận về một vấn đề nào đó.

– Cả ba dạng đề khi làm học sinh đều phải kết hợp sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau: phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, bác bỏ… để làm sáng tỏ nội dung tác phẩm, vẻ đẹp hoặc thông điệp của tác giả gửi tới người đọc là gì. Đặc biệt là thao tác lập luận phân tích, khi làm cả ba dạng đề học sinh bắt buộc phải sử dụng thao tác phân tích là thao tác quan trọng nhất, từ đó bám sát vào văn bản, phân tích các hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, các giá trị đặc sắc để làm rõ chủ đề, nội dung tác phẩm. Học sinh phải phân tích từng câu chữ, hình ảnh thơ truyện để từ đó có những suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm, làm bài viết có tính thuyết phục cao hơn.

Ví dụ

Đề 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long?

Đề 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn  “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long?

Ở hai đề này học sinh đều phải phân tích được hoàn cảnh sống của anh thanh niên như thế nào, công việc như thế nào từ đó anh có phẩm chất gì đáng quý? Nghệ thuật trong truyện có gì thành công?

Điểm khác nhau: Phân tích, Suy nghĩ, Cảm nhận

Em có cái nhìn như thế nào

Khác nhau cơ bản nằm ở chỗ tên của các câu lệnh

– Phân tích: Là đi sâu vào chia nhỏ đối tượng thành nhiều bộ phận để xem xét một cách toàn diện cả về nội dung và hình thức. Dạng đề này các em cần phải dựa vào nội dung và hình thức của bài đề ra để đưa ra các luận điểm, dẫn chứng cụ thể làm rõ vấn đề. Đặc biệt dạng đề này các em có thể có cái tôi cá nhân song không sâu đậm vì phân tích thiên về tính khách quan của văn bản hơn.

– Cảm nhận, suy nghĩ: Ở dạng đề này các em cũng phải phân tích làm rõ nội dung tác phẩm song các em có thể lựa chọn một vấn đề tiêu biểu để làm rõ, các vấn đề phụ có thể nêu sơ lược. Đây là dạng đề nặng về cái tôi cá nhân tức là ấn tượng chủ quan của người viết. Người viết có thể thể hiện tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ, cái nhìn chủ quan của mình về tác phẩm nhiều hơn.

Ví dụ

Vẫn là hai dạng đề phân tích và cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.

– Ở đề phân tích các em có thể nêu về tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh nêu tác phẩm, hoàn cảnh sống, bố cục, nêu các phẩm chất, nghệ thuật… phân tích lần lượt và làm rõ nội dung vẻ đẹp của anh thanh niên

– Ở cảm nhận thì có thể nêu cảm nhận sâu sắc về nhân vật anh thanh niên đó là người có lí tưởng sống cao đẹp, là tấm gương sáng cho thanh niên chúng ta. Anh là đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Ấn tượng về anh thanh niên được thể hiện qua những khía cạnh nào: yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khiêm tốn, chu đáo, nhiệt tình, hiếu khách, lạc quan yêu đời…Sau đó trình bày thêm những cảm nhận, đánh giá chủ quan khác của bản thân.

Yêu từ cái nhìn đầu tiên: điều đó có khả thi? Liệu con người có thật sự gặp thấy và trong khoảng khắc đơn giản biết được họ thuộc về nhau. Những bằng chứng khoa học đề nghị câu trả lời là ‘có’, họ biết.

Ý tưởng thì lãng mạn tuyệt vời: Hai con người lạ lẫm nhìn thấy nhau “băng qua một căn phòng đông người,” có một sự cuốn hút ngay lập tức, một tia điện, và bất ngờ họ tìm ra nhau và không bao giờ nhìn lại. Trong một thế giới khi mà việc hẹn hò yêu cầu rất nhiều việc – những điều như là sự thất vọng, sự từ chối và thiếu chắc chắn – việc yêu từ cái nhìn đầu tiên là một lời kêu gọi mạnh mẽ.

Mọi người nói rằng nó xảy ra ớ bất kỳ lúc nào. Nếu bạn bắt đầu với lời chúc thư cá nhân, yêu từ cái nhìn đầu tiên là một điều thật sự. Hoàng tử Harry nói rằng đã trải nghiệm điều đó, anh ấy biết Meghen Markle là người dành cho anh ấy “từ lần đầu tiên chúng tôi gặp mặt” (phỏng vấn BBC). Không chỉ có người nổi tiếng, mà một vài bằng chứng chỉ ra rằng 60% người đã trải nghiệm nó (Naumann, 2004). Bạn chắc chắn có những người bạn từng trải qua việc này, hoặc có lẽ chính bản thân bạn chỉ vừa “biết” ở lần đầu tiên khi bạn nhìn thấy partner hiện tại.

Nhưng điều này thật sự xảy ra chứ?

Hiếm khi những nhà khoa học nghiên cứu thực chứng về yêu-từ-cái-nhìn-đầu-tiên, nhưng nghiên cứu mới của Hà Lan cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho hiện tượng này (Zsok, Haucke, De Wit, & Barelds, 2017). Nhà nghiên cứu hỏi gần 400 đàn ông và phụ nữ hoàn thành bảng khảo sát về đối tượng yêu đương tiềm năng ngay lập tức sau lần gặp đầu tiên. Điều này bao gồm việc đồng ý với câu phát biểu, “tôi đang trải nghiệm việc yêu từ cái nhìn đầu tiên với người đó,” cũng như báo cáo về mức độ hấp dẫn thể xác họ cảm thấy từ người đó, và mức độ đam mê (vd., hấp dẫn tình dục) họ cảm thấy. Thu thập dữ liệu được chia làm 3 bối cảnh – online; trong phòng thí nghiệm (nơi mà bức ảnh đối tượng tiềm năng được trưng bày); và tự thân (nơi mà cá nhân thấy đối tượng mặt đối mặt.)

Với một đo lường thời gian thực về tình yêu từ cái nhìn đầu tiên, Zsoks và đồng nghiệp (2017) đã biết được điều gì?:

1. Yêu từ cái nhìn đầu tiên không chỉ là một ký ức bị bóp méo

Con người thật sự trải nghiệm yêu từ cái nhìn đầu tiên trong khoảng khắc họ gặp đối tượng. Nó là một hấp dẫn ban đầu mạnh mẽ mà có thể sau đó chuyển thành một mối quan hệ. Một biện luận phản biện là – rằng con người có những ký ức bị bóp méo và tạo ra một ảo giác rằng họ đã yêu nhau ngay lập tức – nó không phải là một giải thích phù hợp cho tất cả trường hợp yêu từ cái nhìn đầu tiên.

2. Bạn có nhiều khả năng yêu từ cái nhìn đầu tiên với người đẹp

Trong nghiên cứu này, người lạ có nhiều khả năng trải nghiệm việc yêu từ cái nhìn đầu tiên với người có sự hấp dẫn thể xác.

3. Đàn ông yêu từ cái nhìn đầu tiên nhiều hơn phụ nữ

Nhà nghiên cứu không chắc tại sao điều này xảy ra, nhưng nó cần thêm nghiên cứu. Phụ nữ ít dính vào trải nghiệm này bởi vì họ cần lựa chọn nhiều hơn về người mà họ muốn hẹn hò, như những nghiên cứu khác đã chỉ ra? Đàn ông có thể, lấy ví dụ, có nhiều trải nghiệm này với nhiều đối tượng tiềm năng. Nhưng điều này có chuyển hóa thành một mối quan hệ hay không là một câu hỏi khác.

4. Yêu từ cái nhìn đầu tiên thường không phải từ hai phía

Một so sánh báo cáo về người yêu từ cái nhìn đầu tiên chỉ ra rằng đây điển hình là một hiện tượng một chiều; điều này đề nghị rằng tình yêu tức thời thường không đến từ cả hai phía. Nhà nghiên cứu nghi ngờ, tuy vậy, trải nghiệm ban đầu của một người có thể giúp định hình sự hồi tưởng của người còn lại, khiến người đó dần tin rằng họ cũng có một trải nghiệm tình yêu tương tự.

5. Yêu từ cái nhìn đầu tiên không thật sự là tình yêu

Những yếu tố thông thường phản ánh tình yêu đó là – sự thân mật, sự cam kết, đam mê – thường không mạnh trong những giây phút đầu tiên khi con người nói rằng họ yêu từ cái nhìn đầu tiên. Ít nhất, những cảm xúc này không được trải nghiệm ở cùng mức độ như khi họ ở trong một mối quan hệ được thiết lập.

Tổng kết, khoa học yêu thích sự lãng mạn. Yêu từ cái nhìn đầu tiên thật sự là một trải nghiệm bởi con người, nhưng không có nhiều “tình yêu” hoặc “đam mê.” Thay vào đó, nó là một lực kéo hoặc thu hút mạnh rằng làm cho con người cởi mở với những khả năng trong một mối quan hệ (Zsoks et al., 2017). Yêu từ cái nhìn đầu tiên có thể xảy ra nhiều lần, và có lẽ người ta quên rằng việc cảm nắng thường không bao giờ chuyển thành một mối quan hệ. Nhưng khi tình yêu từ cái nhìn đầu tiên bắt đầu một mối quan hệ, thường xuyên nó là một chuyện tình tuyệt vời.

Tài liệu tham khảo

Naumann, E. (2004). Love at first sight: The stories and science behind instant attraction. Sourcebooks, Inc.. 

Zsok, F., Haucke, M., De Wit, C. Y., & Barelds, D. P. (2017). What kind of love is love at first sight? An empirical investigation. Personal Relationships, 24, 869-885.