F0 điều trị tại nhà bao lâu

Bộ Y tế vừa ban hành "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" (Báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin). Theo đó, cơ sở quản lý sức khỏe người mắc COVID-19 hướng dẫn F0 điều trị tại nhà thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà (Phiếu theo dõi theo mẫu quy định của Bộ Y tế tại phụ lục 2 của hướng dẫn này), 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị.

- Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

- Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); 

Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; 

Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…

Bộ Y tế lưu ý khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, F0 điều trị tại nhà phải thông báo ngay với Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà, trạm y tế xã, phường hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như: Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

- Nhịp thở: Đối với người lớn, nhịp thở ≥ 20 lần/phút

Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở ≥ 40 lần/phút; trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, nhịp thở: ≥ 30 lần/phút

(Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

- SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.

- Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

- Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

- Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

- Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

"Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế"- Hướng dẫn của Bộ Y tế nhấn mạnh.

+ Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

+ Đối với trẻ em: > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.

Nếu F0 điều trị tại nhà bị ho thì dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.

Cũng tại hướng dẫn này, Bộ Y tế lưu ý các F0 điều trị tại nhà nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; 

Các F0 điều trị tại nhà cần uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước. Đồng thời, không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng, ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… Bên cạnh đó, các F0 điều trị tại nhà cần suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái...

* Theo "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" do Bộ Y tế vừa ban hành nêu rõ đối với khám bệnh, kê đơn cho F0 điều trị tại nhà được thực hiện bởi Trạm y tế lưu động hoặc Đội y tế lưu động: Căn cứ vào số ca mắc và khu vực có ca mắc trên địa bàn phường, xã để thành lập các Trạm y tế lưu động hoặc Đội y tế lưu động sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu cho F0 điều trị tại nhà.

Về kê đơn, cấp phát thuốc điều trị triệu chứng cho F0 điều trị tại nhà

Nếu F0 điều trị tại nhà bị sốt:

+ Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

+ Đối với trẻ em: > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ,  yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.

Nếu F0 bị ho thì dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.

Về thuốc hạ sốt, giảm đau:

Thuốc Paracetamol:

+ Cho trẻ em: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg;

+ Cho người lớn: viên nén 250 mg hoặc 500 mg.

Thuốc kháng virus: lựa chọn một trong các thuốc sau:

+ Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên).

+ Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên).

Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:

+ Dexamethason 0,5 mg (viên nén).

+ Methylprednisolon 16 mg (viên nén).

Thuốc chống đông máu đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc COVID-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:

+ Rivaroxaban 10 mg (viên).

+ Apixaban 2,5 mg (viên).

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra 1 số lưu ý về thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu.

Thuốc kháng virus dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc COVID-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 tuổi, chưa tiêm đủ liều vaccine, có bệnh nền không ổn định…

Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh COVID-19 có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh COVID-19.

Theo đó các dấu hiệu suy hô hấp là:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc khó thở tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào, và/hoặc

- Nhịp thở (ở trẻ em đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc): ≥ 20 lần/phút ở người lớn; ≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi; ≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi; và/hoặc SpO2 ≤ 96% (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

Khi kê đơn, lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn. Tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.

Theo "Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà" có 3 tiêu chí lâm sàng đối với F0 điều trị tại nhà là:

Thứ nhất, là người mắc COVID-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc người mắc C có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

Thứ hai, không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Thứ ba, không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.


Hiện nay có rất nhiều trường hợp F0 mặc dù đã khỏi bệnh nhưng lại phải đối mặt với tình trạng sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, thậm chí còn cảm thấy yếu hơn so với thời điểm bị dương tính. Đây được cho là di chứng hậu Covid-19 và tuyệt đối không thể xem thường. Vậy mắc covid bao lâu khỏi và làm thế nào để giải quyết những di chứng do dịch bệnh mang lại? Hãy cùng chúng tôi thảo luận qua những phân tích sau đây.

1. Bị mắc covid bao lâu khỏi?

Điều trị Covid bao lâu thì khỏi là câu hỏi chung của nhiều người, đặc biệt là các F0. F1 đang trong tình trạng như “ngồi trên đống lửa" khi hay tin mình bị nhiễm bệnh.

Thời gian mắc cũng như điều trị covid kéo dài trong bao lâu còn dựa trên những yếu tố khác như thể trạng, mức độ nặng nhẹ, tình trạng tiêm vaccine đã đủ liều hay chưa, độ tuổi mắc, bệnh lý nền (nếu có).

Khi biết mình bị nhiễm Covid-19, rất nhiều người hoang mang mắc covid bao lâu khỏi và tái hòa nhập cộng đồng

Ở những ca không có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ không kèm theo viêm phổi thì có thể bình phục sau khoảng từ 1 - 2 tuần. Còn đối với trường hợp có biểu hiện nặng hơn như viêm phổi hay suy hô hấp thì sẽ mất nhiều thời gian điều trị, thời gian chữa khỏi sẽ lâu hơn (tầm 3 - 6 tuần) tùy ca bệnh.

2. Tình trạng chung của nhiều F0 hậu Covid

Hiện nay nhờ sự phủ sóng vaccine Covid-19 đã đạt tỷ lệ cao, những người được tiêm từ 2 mũi trở lên chiếm số đông trong cộng đồng nên khi mắc phải Covid-19 thì chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình, thậm chí là không có triệu chứng.

Tuy nhiên đó chưa phải là kết thúc bởi vì thực tế ghi nhận nhiều trường hợp đã âm tính và quay trở lại làm việc bình thường nhưng lại phải chịu các di chứng, gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày, điển hình như:

  • Mệt mỏi, dễ bị hụt hơi khi nói chuyện;

  • Mất ngủ, stress;

  • Lo lắng, bồn chồn, dễ xúc động;

  • Đầu óc choáng váng;

  • Cảm giác người “như trên mây";

  • Khả năng tập trung kém, hay quên;

  • Đánh trống ngực, hồi hộp từng cơn;

  • Khó thở, nghẹn họng;

  • Trào ngược dạ dày.

Khi đo chỉ số SpO2 ở những trường hợp này không bị tụt, kiểm tra huyết áp bình thường nhưng vẫn tồn tại cảm giác mệt mỏi, hụt hơi mà không thể lý giải được.

3. Đi tìm nguyên nhân của các di chứng hậu Covid-19

Do Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm mới mẻ nên chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các di chứng hậu Covid-19. Tuy vậy vẫn có giả thiết cho rằng trường hợp các F0 với triệu chứng nhẹ sau khi khỏi bệnh, cơ thể khi ấy mới bắt đầu sinh ra những kháng thể tự miễn có hiện tượng tấn công lại các tế bào của chính cơ thể mình, theo y khoa gọi là phản ứng tự miễn dẫn tới viêm. Ở những người bị nặng, gặp biến chứng đông máu, tắc mạch máu và cục máu đông trôi nổi tới các nơi khác sẽ gây hiện tượng tắc vi mạch.

Tình trạng gây viêm toàn thân lan tỏa như trên làm suy giảm khả năng trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể và hiện tượng rối loạn đông máu ở người bệnh vẫn còn tồn tại. Do vậy ở những mạch máu lớn, nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như tắc mạch chi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay thuyên tắc mạch phổi,... là rất cao. Còn ở các mạch máu nhỏ hơn, sự gia tăng đông máu có thể khiến cho việc cung cấp các tài nguyên như oxy và máu tới các tổ chức giảm năng suất đáng kể.

Rất nhiều người “từ dương về âm" nhưng vẫn chưa "hoàn hồn" vì di chứng hậu Covid

Di chứng rối loạn đông máu và viêm toàn thân sẽ tạo ra một phản ứng “Domino" trên diện rộng. Cụ thể đó là 2 vấn đề này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới các tế bào thần kinh, dẫn đến thiếu máu não và rối loạn hệ thần kinh thực vật. Hệ quả làm suy giảm chức năng điều chỉnh điện giải (bao gồm kali, natri, canxi, clo,..) cũng như đường máu. Điều này khiến khả năng dẫn truyền thần kinh và lực co bóp cơ cũng giảm theo. Do đó rất nhiều người bệnh có cảm giác sức lực giảm, chân tay yếu, không còn sung sức như trước.

Để lý giải cho việc nhiều F0 dương tính thì cảm thấy bình thường, biểu hiện chỉ như cảm cúm nhưng khi đã khỏi lại thấy mệt mỏi hơn, ta có thể hiểu như sau: Thời gian đầu tình trạng viêm đã nhen nhóm xuất hiện nhưng chưa lan tỏa rầm rộ, mới chỉ khu trú ở một số cơ quan. Sau đó mặc dù tình trạng viêm đã nhẹ bớt khi bệnh nhân âm tính nhưng mới bắt đầu phát tác sang nhiều tổ chức khác trong cơ thể. Thêm vào đó, vào giai đoạn đang bị virus tấn công, cả hệ miễn dịch được huy động để chiến đấu nên sau khi giành chiến thắng kết hợp với 2 di chứng viêm và rối loạn đông máu đã khiến cơ thể trở nên kiệt quệ.

4. Phải xử trí với di chứng hậu Covid ra sao?

Theo các chuyên gia y tế, người bệnh không nên quá lo lắng mà hãy ghi nhớ những điều sau để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn:

  • Vận động nhẹ nhàng và điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh;

  • Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin, sản phẩm có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, tăng cường tuần hoàn máu,...;

  • Nếu khó thở hãy giữ bình tĩnh, duy trì tập thở;

  • Trường hợp mất khứu giác có thể tập ngửi vỏ cam, vỏ bưởi, vỏ chanh hoặc các loại tinh dầu;

  • Người gặp vấn đề rụng tóc nên bổ sung thêm các vitamin, đặc biệt là kẽm;

  • Nếu cơ thể mệt mỏi, chân tay yếu nên cố gắng nghỉ ngơi hợp lý, ăn ngủ điều độ, đúng giờ;

  • Đối với các trường hợp bị ho cần kiểm tra bệnh lý cảm cúm, hen suyễn hoặc thay đổi thời tiết để không bị nhầm lẫn với di chứng hậu Covid;

  • Người có dấu hiệu đau nhức xương khớp nên tăng cường vận động nhưng với mức độ vừa phải, có thể dùng thuốc xoa bóp.

F0 điều trị tại nhà nên giữ tình thần thoải mái và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết

Thông thường các triệu chứng hậu Covid sẽ thuyên giảm sau khoảng từ 3 - 4 tuần. Sau khi khỏi Covid-19, những người không có biểu hiện gì thì có thể quay trở lại làm việc và sinh hoạt bình thường mà không cần đi khám. Vì sau một trận ốm dài ngày, chúng ta sẽ dễ bị mệt mỏi, đau nhức, rụng tóc, sốt, ho,... nhưng không quá nghiêm trọng. Cơ thể sẽ biết cách tự phục hồi và điều chỉnh về mức bình thường. Do đó chỉ nên thực hiện khám hậu Covid nếu đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng triệu chứng vẫn kéo dài làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vẫn đang thực hiện tư vấn chăm sóc F0 miễn phí qua tổng đài 1900 56 56 56. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cũng như đặt lịch lấy mẫu ngay khi bản thân hoặc người nhà có biểu hiện nhiễm Covid-19.

Video liên quan

Chủ đề