Flagship trên điện thoại là gì

Smartphone flagship là gì? Vì sao các hãng cần có điện thoại flagship?

Thỉnh thoảng các bạn sẽ nghe chữ “flagship” khi nói về smartphone, thậm chí là laptop. Chữ này dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “chiếc tàu đầu đàn”, hay dịch nôm na là một sản phẩm chủ lực nhất. Tại sao mọi hãng đều cố gắng ra mắt một chiếc điện thoại flagship? Mời các bạn xem bài này.

Flagship là dòng điện thoại cao cấp nhất, đặc trưng nhất, có nhiều nét nổi bật nhất của một hãng. Thường thì các máy flagship sẽ sở hữu cấu hình mạnh nhất, thiết kế đẹp nhất, camera xịn nhất, pin tốt nhất, và nhiều tính năng độc đáo nhất mà không máy nào khác có được (hoặc phải một thời gian sau các tính năng này mới được mang lên những chiếc điện thoại giá rẻ hơn). Một điểm chung khác của flagship đó là giá của chúng thường sẽ cao hơn hẳn so với các dòng còn lại trong dải sản phẩm của nhà sản xuất. Hiện nay đa số các máy flagship đều có giá từ 18-20 triệu trở lên.


Theo lịch hiện nay, họ sẽ ra 1 đến 2 chiếc smartphone flagship mỗi năm, một số hãng khác thì chỉ ra mắt 1 con duy nhất mà thôi.

Ví dụ, với Samsung, dòng flagship của họ chính là Galaxy S và Galaxy Note. Với Xiaomi, đó là dòng Mi và Mi Mix. Với Huawei là những chiếc dòng P Pro và Mate Pro. Oppo thì có Find và Reno. Sony thì có Xperia 1, HTC ngày xưa có dòng One rồi sau đó chuyển sang U. Về phía Apple, mỗi năm họ ra rất ít máy nên xem như những con máy mới đó cũng là flagship luôn.


Một chiếc điện thoại flagship sẽ đóng vai trò rất tốt về mặt nhận diện thương hiệu. Flagship sẽ cho người tiêu dùng thấy được nhà sản xuất đó có gì đặc biệt, họ làm tốt nhất tính năng nào, và tạo ra sự khác biệt so với rất nhiều công ty đang cạnh tranh nhau khốc liệt trên thị trường. Hình ảnh của cái điện thoại đó sẽ luôn gắn chặt vào đầu của khách hàng mỗi khi họ nghĩ về thương hiệu đó.

Flagship cũng có tác dụng rất tốt trong việc thu hút truyền thông, đó cũng là lý do vì sao các công ty thường tổ chức sự kiện ra mắt rất lớn mỗi khi họ có điện thoại flagship mới ra đời. Ngày xưa họ hay mời các bên truyền thông, ví dụ như báo đài hay các mạng xã hội như Tinh tế đến tham dự. Ngày nay do ảnh hưởng của dịch nên nhiều hãng đã chuyển sang làm sự kiện online hoặc livestream.

Và một khi truyền thông nói nhiều về những khía cạnh đặc biệt, những tính năng hay ho của chiếc điện thoại flagship, thì người tiêu dùng sẽ lại càng nhận diện thương hiệu tốt hơn. Quay trở lại mục đích số 1.

Flagship cũng là nơi triển khai và thu thập được ý kiến của người dùng về những công nghệ mới. Các công nghệ này có thể ban đầu sẽ hơi đắt, nhưng vẫn cần chỗ đưa ra thực tế để xem phản ứng của thị trường, và flagship là chỗ rất phù hợp để tích hợp những tính năng đặc trưng như vậy. Sau khi đã có đủ phản hồi từ người dùng, các hãng có thể điều chỉnh để nó trở nên rẻ và nhỏ gọn hơn, tích hợp được vào các máy tầm trung của chính mình.

Với một số hãng, flagship còn là công cụ để kiếm tiền chính. Hiện nay khá ít hãng làm được chuyện đó, theo mình quan sát thấy thì chỉ có Apple, OnePlus (và có thể là Samsung) là kiếm được lợi nhuận từ các máy flagship của mình, còn các hãng như Oppo, Huawei, Vivo, Xiaomi… thì vẫn bán chủ yếu là các dòng tầm trung. Lý do? Thị trường cao cấp đang bị chiếm bởi Apple, Samsung nên các hãng khác rất khó chen chân vào, nếu muốn chui vào và chiến thắng thì phải tốt chi phí quá nhiều trong khi họ có thể dành nguồn lực đó để đánh vào phân khúc thấp hơn thì sẽ có lợi hơn, cả về thị phần lẫn tiền bạc. Không biết ở thị trường Trung Quốc thì có khác hay không, mình không biết vì không nghiên cứu thị trường nội địa ở đây.

Nếu như ngày xưa, định nghĩa về một chiếc “flagship” là phải dùng chip Snapdragon 8xx, RAM 6GB trở lên, bộ nhớ trong rộng rãi… thì hiện nay mọi chuyện đã thay đổi, đặc biệt là về chip. Qualcomm đang dần thu hẹp khoảng cách về hiệu năng giữa dòng chip Snapdragon 7xx của họ với 8xx trong khi giá chip rẻ hơn, hỗ trợ trước cả kết nối 5G… khiến nhiều hãng đang suy nghĩ chuyển sang dùng chip Snapdragon 7xx để giảm giá thành điện thoại trong khi không làm ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng.

Số nhân, xung nhịp, hay thậm chí dung lượng RAM… cũng không còn là mốc phân biệt tốt vì hiện nay đầy điện thoại tầm trung vẫn sở hữu RAM 6GB, bộ nhớ trong 128GB. Nhìn chung, cấu hình đang không còn lạ một điểm phân biệt tốt để bạn biết chiếc điện thoại đó có phải là flagship hay không.

Những cái mà điện thoại flagship hiện tập trung vào đó là thiết kế, camera và những chức năng đặc biệt. Thiết kế của các máy flagship vẫn luôn có gì đó xịn hơn một bậc so với các máy giá dưới 10 triệu, camera thì luôn nằm ở mức tốt, và chức năng đặc biệt thì luôn có. Oppo Find X2 Pro sở hữu màn hình 120Hz và camera zoom mạnh mẽ, Xiaomi Mi Mix ngoại hình sexy, Galaxy Note là bút, S20 là khả năng chụp ảnh…


Tất nhiên nếu bạn có tiền đủ thì chả có gì phải bàn ở đây, cứ mạnh dạn quất con mới nhất xịn nhất cho mình. Tiền làm ra thì xài cho đã chứ 😁 Tuy nhiên, nếu bạn không có tài chính dư dả, hoặc bạn đủ tiền nhưng không muốn chi quá nhiều tiền cho điện thoại vì bạn cảm thấy không cần thiết, thì bạn chỉ cần mua các máy tầm trung với khoảng giá 10-12 triệu là xài đã rất ngon rồi.

Đồng ý rằng tính năng sẽ ít hơn flagship đấy, nhưng cấu hình của những chiếc điện thoại này vẫn đủ mạnh để làm mọi thứ mà bạn hay làm trên smartphone, thiết kế thì đẹp, và chưa kể đôi khi pin còn lâu hơn cả những con flagship. Thậm chí hiện nay có những con điện thoại tầm trung thôi nhưng vẫn được trang bị cấu hình của flagship nữa kìa, ví dụ như Realme hay Poco Phone của Xiaomi. Chúng vẫn có thể sống ngon trong 2-3 năm tới hoặc thậm chí là lâu hơn, lúc đó bạn đổi điện thoại cũng là vừa rồi.

Mình từng chia sẻ kĩ về vụ này trong bài Điện thoại tầm 12-15 triệu giờ ổn lắm, có khi bạn không cần flagship đâu. Anh em nhớ vào đọc nhé.

Flagship là thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực công nghệ, điện tử, điện máy như điện thoại, máy tính, tivi, máy giặt... Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết chính xác flagship là gì, điện thoại flagship là gì và có nên mua hàng flagship hay không? Hãy cùng META.vn tìm hiểu các vấn đề xoay quanh thuật ngữ này qua bài viết dưới đây nhé!

Flagship là gì?

Hiểu theo nghĩa đen thì flagship chính là một chiếc tàu đặc biệt, chở người chỉ huy trong một hạm đội tàu. Nó thường là chiếc tàu lớn nhất, hiện đại nhất, được trang bị nhiều thiết bị tốt nhất và luôn đi đầu trong mọi nhiệm vụ.

Từ đó, ứng dụng vào lĩnh vực công nghệ, flagship được sử dụng để chỉ một sản phẩm được coi là “tinh hoa” của một hãng. Sản phẩm này là một thiết bị tốt nhất, hiện đại nhất mà nhà sản xuất đó có ở thời điểm hiện tại.

Điện thoại flagship là gì?

“Chiếc điện thoại này hiện đang là flagship” là cụm từ quen thuộc bạn có thể thấy trên các tạp chí, bài viết về công nghệ. Cũng theo phần định nghĩa phần trên, điện thoại flagship là sản phẩm dẫn đầu của hãng, được trang bị về công nghệ, phần cứng tốt nhất, có vai trò định hướng công nghệ sản phẩm của hãng. Ví dụ một số flagship phone nổi bật trên thị trường:

Flagship Apple cần phải kể đến series iPhone 13 với các phiên bản: iPhone 13, iPhone 13 Pro, iPhone 13 Pro Max được ra mắt tháng 9/2021. Đây là sản phẩm lần đầu tiên Apple cho ra mắt dung lượng bộ nhớ lên tới 1TB, thiết kế chuyên nghiệp cụm với cụm camera xếp chéo mang tính nhận diện thương hiệu rất cao. Ngoài ra, sản phẩm còn được trang bị bộ vi xử lý Apple A15 Bionic tân tiến bậc nhất của hãng, giúp cải thiện tốc độ CPU tới 50% và GPU đồ họa nhanh hơn 30% so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc. Đây chính là flagship mạnh mẽ nhất của nhà "Táo" tính đến nay.

Còn flagship Samsung thì không thể không nhắc tới các điện thoại Samsung dòng S, dòng Z Flip, Z Fold nổi bật cả về thiết kế lẫn công nghệ, tính năng được trang bị. Samsung là hãng sở hữu flagship Android tiêu biểu nhất cạnh tranh với flagship iOS.

Hiện nay, dưới áp lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, các nhà sản xuất thường liên tục cải tiến sản phẩm và cho ra mắt flagship của mình mỗi năm. Thông thường thiết bị cao cấp nhất, mới nhất của hãng đều được coi là flagship của hãng đó. Tuy nhiên, đánh giá một máy flagship sẽ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, META sẽ giới thiệu tới bạn ngay dưới đây nhé!

Các tiêu chí xác định flagship

Chưa có nhận định chính xác nào về một sản phẩm flagship nhưng tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, một sản phẩm được xếp hạng vào danh sách flagship cần đáp ứng các tiêu chí sau:

Dẫn đầu về chất lượng

Máy flagship cần phải là sản phẩm được tích hợp những tính năng hiện đại nhất, trang bị các thông số kỹ thuật và hiệu suất dẫn đầu. Ngoài ra, sản phẩm dẫn đầu này sẽ không có lỗi hay không có sự bớt xén nào. Ví dụ: Flagship chỉ có RAM 4GB chứ không phải 6GB chưa chắc đã là một sự bớt xén của nhà sản xuất mà đó có thể là sự kết hợp của phần cứng và phần mềm để mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất. Sự bớt xén ở đây sẽ là việc sử dụng phần cứng hoặc phần mềm cấp thấp (kém chất lượng) hoặc trung cấp trong khi hoàn toàn có thể sử dụng các tùy chọn mới hơn, tốt hơn.

Đóng vai trò chủ chốt, có giá trị nhận diện thương hiệu

Một sản phẩm flagship sẽ có khả năng khẳng định thương hiệu của hãng, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu đó trên thị trường. Đồng thời, sản phẩm này cần là thiết bị mới nhất, được trang bị các công nghệ, tính năng hiện đại và phần cứng tốt nhất tại thời điểm ra mắt.

Là sản phẩm tốt nhất trong phân khúc

Jimmy Westenberg - cơ quan Android cho rằng một công ty có thể có nhiều flagship. Họ có thể chỉ định một thiết bị hàng đầu trong mỗi phân khúc giá trên thông số kỹ thuật. Vì thế, bạn có thể thấy sự xuất hiện của các flagship giá rẻ và trung bình và cao trên thị trường. Ví dụ như Samsung Galaxy S9 Plus và Xiaomi Mi Mix 3 đều được coi là những chiếc điện thoại flagship ở hai phân khúc giá khác nhau.

Là sản phẩm bán chạy nhất

Flagship là sản phẩm tốt nhất của hãng, có giá trị thương hiệu nhất nên nó sẽ nằm trong top sản phẩm bán chạy nhất của hãng.

Có nên mua sản phẩm flagship không?

Sản phẩm flagship có lẽ là ước ao của nhiều người bởi đây là sản phẩm sở hữu công nghệ, tính năng tiên tiến bậc nhất hơn hẳn các thiết bị cùng phân khúc, đáp ứng nhu cầu sử dụng cao của người dùng. Ngoài ra, việc cập nhật hệ điều hành, tính năng, phần mềm của dòng sản phẩm này cũng được thực hiện rất nhanh chóng. Tuy nhiên, máy flagship cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm như:

  • Giá thành sản phẩm cao.

  • Các tính năng, công nghệ được tích hợp trên sản phẩm này sẽ vượt quá nhu cầu sử dụng của một số người dùng.

Vì vậy, ngoài yếu tố tài chính bạn cần xác định nhu cầu sử dụng của bản thân trước khi quyết định mua mặt hàng công nghệ flagship. Đặc biệt, bạn cũng cần lựa chọn đơn vị phân phối sản phẩm này uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.

Như vậy, META.vn đã chia sẻ tới bạn về thuật ngữ flagship trong công nghệ. Hy vọng phần chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu thế nào là flagship, dòng điện thoại flagship là gì và có nên mua sản phẩm này hay không.

Nếu bạn muốn tham khảo thêm sản phẩm flagship của các thiết bị như máy giặt, tivi, điện thoại… thì hãy nhanh tay truy cập website META.vn hoặc liên hệ theo số hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất nhé! META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: điện thoại, thiết bị số, điện máy

Video liên quan

Chủ đề