Giả mạo trong công tác vì vụ lợi là gì

Giả mạo trong công tác là hành vi của một người vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửa chữa, làm sai lệch nội dung các giấy tờ, tài liệu, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn hoặc làm, cấp các giấy tờ giả. Trong đó:

- Sửa chữa, làm sai nội dung giấy tờ là hành vi tẩy xoá, viết thêm, bỏ bớt hoặc bằng thủ đoạn khác làm cho nội dung giấy tờ đó không còn đúng với nội dung vốn có của nó.

Hành vi sửa chữa ở đây được hiểu theo nghĩa tiêu cực, tức là sửa đúng thành sai với động cơ xấu. hậu quả của việc sửa chữa là làm sai lệch nội dung giấy tờ đó, làm cho nội dung của giấy tờ đó không đúng với thực tế kách quan.

Giấy tờ bị sửa chữa chủ yếu là các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành có liên quan đến quyền và lợi ích của cá nhân, tập thể, cơ quan, tổ chức mà người phạm tội quan tâm.

- Sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu là hành vi thêm, bớt hoặc bằng thủ đoạn khác làm cho nội dung của tài liệu đó không đúng với nội dung vốn có của nó, sửa đúng thành sai như đối với việc sửa chữa giấy tờ.

Các tài liệu ở đây có thể là: Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, tài liệu để viết luận văn tốt nghiệp... tồn tại dưới dạng giấy tờ hoặc file ghi âm, ghi hình…

- Làm giấy tờ giả là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm ra các giấy tờ có nội dung không đúng với thực tế khách quan. Nói cách khác, đây là các giấy tờ không có thật, không do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Cấp giấy tờ giả là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để cấp giấy tờ cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân mà người phạm tội biết chắc đó là giấy tờ giả.

Hành vi cấp giấy tờ giả cho người khác có thể bao gồm cả hành vi làm giấy tờ giả rồi cấp giấy tờ đó cho người mà mình quan tâm. Thông thường thì người làm ra giấy tờ giả cũng là người cấp giấy tờ giả đó.

- Giả mạo chữ ký là hành vi của người của người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giả mạo chữ ký của người khác (người này cũng là người có chức vụ, quyền hạn).

Tội giả mạo trong công tác bị phạt cao nhất 20 năm tù (Ảnh minh họa)

Tội giả mạo trong công tác bị xử lý thế nào?

Mức phạt Tội giả mạo trong công tác hiện nay được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 như sau:

Hình phạt chính

- Khung 01:

Phạt tù từ 01 - 05 năm với người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi:

+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

+ Làm, cấp giấy tờ giả;

+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

- Khung 02:

Phạt tù từ 03 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

+ Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 - 05 giấy tờ giả.

- Khung 03:

Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 - 10 giấy tờ giả;

+ Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

- Khung 04:

Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;

+ Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng.

Trên đây là mức phạt Tội giả mạo trong công tác. Mọi vấn đề còn vướng mắc có thể liên hệ qua tổng đài 1900.6192  để được LuatVietnam tư vấn cụ thể.

Thực tế thời gian gần đây chúng ta thấy có rất nhiều vụ án liên quan đến giả mạo trong công tác nhằm vụ lợi cá nhân. Pháp luật có những quy định cụ thể xử lý đối với hành vi vi phạm, cụ thể như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC về quy định về tội danh giả mạo trong công tác để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

Tội danh giả mạo trong công tác

Để một người phải gánh chịu tội danh giả mạo trong công tác thì người phạm tội cần có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm, cụ thể:

Chủ thể đặc biệt, người có chức vụ, quyền hạn

Lỗi: cố ý trực tiếp

Động cơ phạm tội: vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác

Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi khách quan sau đây:

+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu là hành vi thêm bớt, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm cho giấy tờ, tài liệu không còn phản ánh đúng sự thực khách quan nữa. Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nên có khả năng tiếp cận giấy tờ, tài liệu. Họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm cho nội dung của giấy tờ, tài liệu sai lệch.

+ Làm, cấp giấy tờ giả là hành vi làm ra hoặc đưa vào lưu thông các loại giấy tờ giả. Trong thực tế, giấy tờ giả là các loại giấy tờ được in bằng khuôn mẫu giả, chữ kí giả, dấu chứng thực giả… Người có chức vụ, quyền hạn chỉ cần làm ra hoặc cấp các loại giấy tờ này là có dấu hiệu của tội giả mạo trong công tác.

+ Giả mạo chữ kí của người có chức vụ, quyền hạn là hành vi kí tên của người khác vào giấy tờ, tài liệu. Người khác trong trường hợp này là người có chức vụ, quyền hạn.

– Đối tượng tác động: giấy tờ, tài liệu.

Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội giả mạo trong công tác như sau:

“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
  2. b) Làm, cấp giấy tờ giả;
  3. c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  5. a) Có tổ chức;
  6. b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
  7. c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
  8. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  9. a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
  10. b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
  11. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
  12. a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên;
  13. b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  14. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

Như vậy, mức phạt cao nhất đối với tội danh giả mạo trong công tác có thể lên tới 20 năm tù.

Hình phạt bổ sung đối với tội danh giả mạo trong công tác: Cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội giả mạo trong công tác đã có một số điểm sửa đổi, bổ sung so với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:

Về cơ bản, các dấu hiệu định tội giả mạo trong công tác không sửa đổi, đó vẫn là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả và giả mạo chữ ký, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 sửa dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng bằng các số lượng giấy tờ giả.

Cụ thể: Khoản 2 Điều 359 quy định “c. làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả”; Khoản 3: “a. Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả”; Khoản 4: “a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên”.

Khoản 4 bổ sung tình tiết định khung tăng nặng như sau: “b. Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được nâng lên từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng ( thay vì từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng).

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về mức phạt tù đối với tội danh giả mạo trong công tác để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và cụ thể các vấn đề pháp lý nhé.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hình sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Bên cạnh tội lạm dụng chức quyền, lạm quyền trong thi hành công vụ thì Tội giả mạo trong công tác cũng thuộc một trong những tội đáng lên án và được đưa vào quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018. Vậy, tội giả mạo trong công tác là gì? Quy định của Pháp luật đối với tội giả mạo trong công tác như thế nào? Hãy cùng đi vào tìm hiểu nhé!

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Thị Ngân – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Giả mạo trong công tác là gì?

Giả mạo trong công tác là hành vi của một người nào đó nhằm mục đích vu lợi cá nhân , lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; sản xuất và phát hành giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức năng, quyền hạn.

Xem thêm tại bài viết Hối lộ. 

Quy định pháp luật về tội giả mạo trong công tác

Cấu thành tội phạm

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là người có địa vị, chức vụ, quyền hạn.

Khách thể

Khách thể của tội phạm giả mạo trong công tác là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm suy yếu, mất uy tín của các cơ quan, tổ chức. Vì thế; Giả mạo tại nơi làm việc là một tội tham nhũng và phải chịu hình phạt nghiêm khắc.

Đối tượng tác động của tội giả mạo trong công tác là giấy tờ, tài liệu, chữ ký của người có chức năng, quyền hạn. Thủ phạm tác động vào việc lập hồ sơ, chứng thư, chữ ký của những người có chức vụ, quyền hạn sai lệch, viển vông.

Mặt chủ quan

Lỗi cố ý trực tiếp; tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; lường trước hậu quả của hành vi này và mong muốn hậu quả xảy ra.

Động cơ phạm tội là đặc điểm bắt buộc của tội phạm; nếu người phạm tội thực hiện hành vi khách quan nêu trên mà không vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; thì việc rèn giũa trong công việc không phải là một cái tội.

Mặt khách quan

Đầu tiên, thủ phạm phải là những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Lạm dụng chức vụ quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn; nếu họ không có tư cách và quyền hạn này; thì họ khó làm việc giả; Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội làm giả mạo trong công tác.

Lạm dụng chức vụ quyền hạn là đặc điểm để phân biệt với một số tội phạm khác cũng có hành vi khách quan như tội phạm này như: Sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức mà đối với các tội này người phạm tội không lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Hậu quả

Cũng như hậu quả của các tội phạm khác; Hậu quả của tội giả mạo trong công tác là thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội.

Hậu quả của hành vi giả mạo trong công tác không phải là đặc điểm bắt buộc, nghĩa là ngay cả khi hậu quả chưa xảy ra, hành vi đó vẫn cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu hậu quả của tội làm giả tại nơi làm việc là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2, 3 hoặc 4 Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Xem thêm tại bài viết Tham nhũng. 

Hình phạt hành chính

Đối với người vì vụ lợi cá nhân hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức quyền, lạm dụng quyền hạn để thực hiện một số các hành vi sau đây sẽ bị phạt từ 1 đến 5 năm tù:

  • Sửa chữa, cố tình làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu.
  • Làm hoặc cấp giấy tờ giả mạo.
  • Cố tình giả mạo chữ ký của người có chức vụ, địa vị, quyền hạn.

Đối với người vì vụ lợi cá nhân hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức quyền, lạm dụng quyền hạn để thực hiện một số các hành vi sau đây sẽ bị phạt từ 3 đến 10 năm tù:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
  • Người phạm tội làm hoặc cấp giấy tờ giả với số lượng từ 2 đến 5 giấy tờ giả mạo.

Đối với người vì vụ lợi cá nhân hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức quyền, lạm dụng quyền hạn để thực hiện một số các hành vi sau đây sẽ bị phạt từ 7 đến 15 năm tù:

  • Làm hoặc cấp giấy tờ giả mạo với số lượng từ 6 đến 10 giấy tờ giả mạo.
  • Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

Đối với người vì vụ lợi cá nhân hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức quyền, lạm dụng quyền hạn để thực hiện một số các hành vi sau đây sẽ bị phạt từ 12 đến 20 năm tù:

  • Làm hoặc cấp giấy tờ giả mạo với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên.
  • Có động cơ để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, còn có hình phạt bổ sung như sau:

Bên cạnh các hình phạt hành chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, và có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng, thậm chí là 100 triệu đồng.

Xem thêm thông tin liên quan đến pháp luật hình sự tại Pháp trị

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ đề