Giá trị xuất, nhập khẩu VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ quốc gia NĂM 2014 các quốc gia nhập siêu la

NDĐT - Ngày 9-12, Bộ Công thương đưa ra dự báo xuất khẩu năm 2014 đạt khoảng 150 tỷ USD, nhập khẩu đạt 148,5 tỷ USD, xuất siêu khoảng 1,5 tỷ USD.

Trong một báo cáo công bố hôm nay, Bộ Công thương Về cán cân thương mại: nhập siêu tháng 11 ước 300 triệu USD, bằng 0,3% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 11 tháng đầu năm 2014, cả nước xuất siêu xấp xỉ 2,1 tỷ USD, trong đó, khối các doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 13,5 tỷ USD, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 15,5 tỷ USD.

Từ tình hình thực tế 11 tháng năm 2014, Bộ Công thương đưa ra dự báo dự báo xuất khẩu năm 2014 đạt khoảng 150 tỷ USD, nhập khẩu đạt 148,5 tỷ USD, xuất siêu khoảng 1,5 tỷ USD.

Bộ Công thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 ước giảm 6,2% so với tháng 10 do nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam thuộc nhóm nông lâm thủy sản và nhóm công nghiệp chế biến tại một số thị trường Châu Á, EU, Hoa Kỳ, Châu Phi giảm. Đồng thời một số mặt hàng nông lâm thủy sản giảm do yếu tố thời vụ....

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2014 của cả nước tăng 13,7% so với cùng kỳ (tương ứng tăng xấp xỉ 16,5 tỷ USD), trong đó kim ngạch của khu vực FDI (có cả dầu thô) tăng hơn 14% (tương ứng tăng khoảng 11,4 tỷ USD), đóng góp khoảng 69% kim ngạch tăng thêm). Xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt mức tăng trưởng khá (+13%), cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3,1% của 11 tháng năm 2013. Đây là tín hiệu cho thấy sự phục hồi và phát triển sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.

Nhập khẩu của cả nước tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 15,06 tỷ USD), trong đó nhập khẩu của khu vực FDI tăng 12,5% (tương ứng tăng 8,5 tỷ USD). Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng hơn 88% tổng kim ngạch nhập khẩu. Một số mặt hàng như nông sản, nguyên liệu dược phẩm... có mức tăng khá lớn do nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp vào thời điểm gần cuối năm tăng cao.

Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu vẫn đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, một số mặt hàng thuộc nhóm hàng hạn chế nhập khẩu như điện thoại di động, ô tô nguyên chiếc dưới chín chỗ có mức tăng nhẹ so với tháng 10 (tăng lần lượt là 4,8% và 4,1%). Tính chung 11 tháng các mặt hàng này tăng lần lượt là 11,5% và 94,5%.

XUÂN BÁCH

Hiện nay, theo thống kê của Tổng cục thống kê hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam ngày càng tăng cao với giá trị ngày càng lớn. Điều này là một bước tiến lớn và là nền tảng để nước ta phát triển nền kinh tế một cách bền vững nhất. Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong với kim ngạch lớn, tiếp đến là Trung Quốc, thị trường EU, thị trường ASEAN và thị trường Hà Quốc, Nhật Bản.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu có một khái niệm hay được nhắc tới nhiều đó là nhập siêu và xuất siêu. Vậy bản đã hiểu nhập siêu là gì? xuất siêu là gì chưa? Nếu chưa hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi để có thêm những thông tin cần thiết nhất nhé.

Nhập siêu là gì?

Nhập siêu là một khái niệm dùng để mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị nhỏ hơn 0 (zero), nói cách khác đó là trường hợp khi kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một thời gian nhất định.

Đây là hiện tượng nhập siêu – là hiện tượng phổ biến ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng mở.

Xuất siêu là gì?

Xuất siêu là khái niệm dùng để mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0 (zero), một cách khác, khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định trong trường hợp này sẽ được gọi là xuất siêu.

Tác động của xuất siêu và nhập siêu đối với nền kinh tế thị trường và xã hội

Trên đây là cách hiểu một cách cơ bản nhất về nhập siêu là gì? xuất siêu là gì? Hiện nay, có nhiều tác động từ hai hoạt động này đến nền kinh tế thị trường và xã hội trên nhiều khía cạnh. Vậy những tác động này là gì?

Tác động của nhập siêu đối với nền kinh tế:

– Đối với những nước mà điều kiện ngành sản xuất các nguyên liệu cao cấp chưa phát triển thì khi nhập khẩu nguồn nguyên liệu làm cho những nước đó có thể thực hiện tốt những chiến lược trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa theo hướng xuất khẩu

– Khi nhập khẩu bằng nguồn vốn ODA từ những tổ chức tài chính quốc tế cũng cải thiện mau chóng các cơ sở hạ tầng từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế.

– Khi nhập khẩu sản phẩm khoa học, hàng tiêu dùng,văn hóa giúp góp phần để nâng cao về mức sống của con người và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.

– Ngoài ra, khi nhập khẩu bằng nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài trực tiếp vừa góp phần tạo ra thêm việc làm cho người lao động vừa góp phần trong việc đẩy nhanh tốc độ của tăng trưởng kinh tế từ đó cải thiện đời sống xã hội

Ngoài những tác động tích cực mà xuất siêu mang lại thì hiện tượng này cũng gây ra những tiêu cực nhất định trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay.

– Nhập siêu cũng là một trong những nhân tố tạo nên hiện tượng sùng ngoại của người dân. Khi mà lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì sẽ dẫn đến hàng hóa bị dư thừa, lãng phí vượt quá tầm kiểm soát của chính phủ. Chắc chắn một điều là hàng nội địa sẽ khó tiêu thụ hơn hàng hóa ngoại địa.

– Hiện tượng này cũng làm gia tăng hiện tượng thất nghiệp. Một nghiên cứu của TS. Alec Feinberg, sáng lập viên Citizens for Equal Trade, khi gắn nhập siêu với tỷ lệ thất nghiệp. Dựa trên những dữ liệu từ 25 nước có mức nhập siêu và xuất siêu lớn nhất thế giới (trong giai đoạn 2009-2010), nhóm nghiên cứu của TS. Feinberg cho biết tỷ lệ tác động tới thị trường việc làm của tình trạng nhập siêu dao động 60-72%. Những nước nhập siêu cao có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và ngược lại.

– Theo như một số nhà chuyên môn thì nhập siêu còn là một nhân tố gây ra sự khủng hoảng. Ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính tại khu vực Đông Á năm 1997 – 1998

Tác động của xuất siêu đối với nền kinh tế:

Cũng như hiện tượng nhập siêu, xuất siêu cũng tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực trong mối quan hệ với kinh tế – xã hội của từng quốc gia. Xuất siêu có tác động tích cực đối với nền kinh tế của quốc gia như sau:

– Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi, có mức độ mở của lớn trên Thế giới. Việc cán cân thương mại tiếp tục duy trì đã khiến cho xuất siêu tác động tích cực đến tăng trưởng của nền kinh tế. Việc xuất siêu đã có tác động tích cực về nhiều mặt. Trực tiếp nhất là góp phần cải thiện cán cân thanh toán, góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá VND/USD. Qua đây, khả năng can thiệp của cơ quan điều hành cũng trở nên dễ dàng và tốt hơn.

– Qua con số xuất siêu những năm gần đây đã khẳng định hàng hóa của Việt Nam vững bước trên Thế giới.

– Một tác động khác của hiện tượng xuất siêu đó là trong điều kiện tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng ở trong nước còn yếu so với sản xuất thì việc tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu sẽ có tác động “kích cung”- tức kích sản xuất trong nước.

Tóm lại, xuất nhập khẩu là một trong những động lực quan trọng trong nền kinh tế nước ta và hoạt động này đang tăng một cách ấn tượng qua từng năm. Với những thông tin về Nhập siêu là gì? Xuất siêu là gì? Đã phân tích trên đây chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu hơn về hai khái niệm này trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì liên quan tới chủ đề này đừng ngần ngại liên hệ với tổng đài tư vấn trực tuyến 1900 6557 để được hỗ trợ tận tình.

Bởi Doãn Quỳnh Trang

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Doãn Quỳnh Trang

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Nam H Nguyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nam H Nguyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Video liên quan

Chủ đề