Giải thích tại sao Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước

 So với cả nước (Năm 2001), cây cà phê ở Tây Nguyên chiếm 85,1% về diện tích và 90,6% về sản lượng. Như vậy, phần lớn diện tích và sản lượng cây cà phê của nước ta tập trung ở Tây Nguyên.

- Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này là do:

+ Có đất badan có tầng phong hóa, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

+ Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.

+ Thị trường tiêu thụ cà phê rộng lớn: trong nước và ngoài nước.

Giải chi tiết:

Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta, vì đây là vùng có nhiều thế mạnh cho sự phát triển loại cây này:

- Vị trí địa lí:

+ Tây Nguyên là vùng có diện tích lớn, giáp 2 vùng kinh tế và 2 quốc gia, có đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 14 xuyên qua giao lưu dễ dàng trong và ngoài nước.

+ Nằm cạnh các thị trường lớn các trung tâm kinh tế phát triển ( Đông Nam Bộ) kích thích phát triển vùng.

- Thế mạnh về tự nhiên:

+ Đất đai: đất đỏ badan có tầng phong hóa sâu, màu mỡ, phân bố thành những mặt bằng rộng lớn, thuân lợi thành lập các nông trường và vùng chuyên canh cây cà phê trên quy mô lớn.

+ Khí hậu: mang tính chất cận xích đạo chịu ảnh hưởng của độ cao địa hình phát triển được cả cây nhiệt đới, và cận nhiệt

+ Các điều kiện khác: Địa hình, nguồn nước, nhìn chung có nhiều thuận lợi cho phát triển cây cà phê.

+ Hạn chế: mùa khô kéo dai, sự thiếu nước trong mùa khô, mực nước ngầm bị hạ thấp.

- Thế mạnh kinh tế - xã hội:

+ Dân cư lao động: có truyền thống kinh nghiệm trong trồng và chế biến cà phê, thu hút về đông đảo lao động từ các vùng khác tới.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật: các công trình thủy lợi các cơ sở chế biến, mạng lưới giao thông, các nông trường, vùng chuyên canh... phục vụ trồng và chế biến cà phê.

+ Các điều kiện khác: thị trường, chính sách khuyến khích phát triển đầu tư trong và ngoài nước.

+ Hạn chế: thiếu lao động, mức sông dân cư thấp, trình độ canh tác chưa cao, thiếu thốn về cơ sở vật chất kĩ thuật... là những trở ngại lớn đối với phát triển cây cà phê

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Vì sao tây nguyên là vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất nước ta

Các câu hỏi tương tự

Cho số liệu sau: Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 2010 và 2017.( Đơn vị:nghìn ha) Năm 2010 2017 Tổng số 14061,1 14902,0 Cây lương thực 8615,9 8806,8 Cây công nghiệp 2808,1 2831,6 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 2637,1 3263,6 Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cầu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 2010 và 2017và nhận xét

a) Thuận lợi:– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.

– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.

– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

• Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:

Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn.Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm. Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).

– Về kinh tế – xã hội:

 Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng. Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao. Người dân có kinh nghiệm. Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.

• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

 Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước.
 Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.

------------------------

Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.

Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt

Vì có thuận lợi về:

- Đất đai:

+ Đất bazan màu mỡ, có tầng phân hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng

+ Diện tích rộng, phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu:

+ Khí hậu có tính chất xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài, lại phân hóa theo độ cao. Ở độ cao 400- 500m khí hậu khô nóng, trong đó nếu lên cao hơn 1000m khí hậu lại mát mẻ. Vì vậy, ở đây có thể trồng cả các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) lẫn các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).

+ Có sự phân mùa của khí hậu. Mùa khô kéo dài (4- 5 tháng) thuận lợi cho việc phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

chúc bạn học tốt