Giải thích vì sao cây có lá màu đỏ tia vẫn quang hợp được

Những lá cây có màu đỏ vẫn quang hợp được. Vì những cây có màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố diệp lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm dịch bào là antôxianin và carôtenoit. Vì vậy, những cây có màu đỏ vẫn tiến hành quang hợp bình thường, tuy nhiên cường độ quang hợp không cao.

Nguyễn Thị Thu Thảo
Giáo viên Sinh học - Trường Quốc tế Á Châu

“Lá xanh của thực vật được con người gọi là “nhà máy màu xanh”. Chúng ta đều biết thực vật muốn tạo ra chất hữu cơ phải tiến hành quang hợp. Mà muốn tiến hành quang hợp nhất định phải có chất diệp lục. Tuy nhiên, tại sao có một số cây như củ cải đường, rau dền, cây hải đường có lá màu đỏ, nhưng chúng cũng có thể tiến hành quang hợp được?

Bởi vì lá của những cây này tuy có màu đỏ nhưng trong lá vẫn có chất diệp lục. Còn các lá đó có màu đỏ chủ yếu là do chúng có chất quỳ màu đỏ, trong lá có chứa rất nhiều chất quỳ, màu sắc cũng rất đậm, làm che mất màu xanh của chất diệp lục.

Để chứng minh việc này không có khó khăn gì, chỉ cần ngắt những chiếc lá đỏ cho vào nước nóng đun lên một lúc thì lộ rõ chân tướng thôi. Chất quỳ có trong lá rất dễ hòa tan trong nước, mà chất diệp lục lại không tan được. Trong nước nóng chất quỳ hòa tan hết, chất diệp lục vẫn còn giữ trong lá, sau khi nấu lá từ màu đỏ sẽ chuyển sang màu xanh, điều này chứng minh trong lá cây màu đỏ thực sự có tồn tại chất diệp lục.

Ngoài ra còn có nhiều thực vật sinh sống dưới đáy biển như hải đới, tảo tía v.v. cũng thường có màu nâu hoặc màu đỏ. Trên thực tế trong chúng cũng có chất diệp lục. Chỉ có điều màu xanh đã bị sắc tố khác che phủ mất mà thôi.”

Twitter Facebook LinkedIn

Bài 4 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao: Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?

Lời giải:

Những lá cây màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là carotenoit. Vì vậy những cây này vẫn tiến hành quang hợp bình thường nhưng cường độ không cao.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sinh Học Lớp 11
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 7: Quang hợp (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 7 trang 31: Dựa vào các kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 10, hãy cho biết: Quang hợp là gì?

Lời giải:

Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 7 trang 32 Hình thái, cấu trúc của lá liên quan đến chức năng quan hợp. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và lớp 10, hãy giải thích điều này.:

Lời giải:

– Diện tích bề mặt lớn → nhận nhiều ánh sáng

– Phiến lá mỏng → thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.

– Mô dậu dày chứa nhiều lục lạp nằm sát ngay trên mặt lá dưới lớp biểu bì, các mô giậu xếp sít nhau theo từng lớp → hấp thu nhiều ánh sáng!

– Có lớp mô xốp có các khoảng trống gian bào lớn → chứa CO2 → cung cấp cho quá trình quang hợp.

– Có các mạng lưới mạch dày đặc làm nhiệm vụ dẫn nước, muối khoáng và các sản phẩm đến các cơ quan trong quá trình quang hợp.

– Hệ thống dày đặc các khí khổng ở trên và mặt dưới lá → CO2, O2 và H20 dễ đi ra vào lá!

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 7 trang 33: Hãy quan sát và phân tích hinh 7.3 để giải thích tại sao lá cây có màu xanh lục.

Lời giải:

Vì lá cây không hấp thụ ánh sáng lục nên khi nhìn vào lá cây ánh sáng lục phản lại mắt ta làm lá óc màu xanh.

Bài 1 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao Nêu vai trò của quá trình quang hợp.:

Lời giải:

– Tạo chất hữu cơ

– Tích lũy năng lượng

– Quang hợp giữ sạch bầu khí quyển

Bài 2 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao : Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp.

Lời giải:

a. Hình thái:

– Diện tích bề mặt lớn: hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.

– Phiến lá mỏng: thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.

– Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

b. Giải phẫu:

– Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên trên mặt lá.

– Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu nằm ngay ở mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 đễ dàng khuếch tán đến các TB chứa sắc tố quang hợp.

– Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô lá, chứa các mạch gỗ và mạch rây.

– Trong phiến lá có nhiều tế bào chứa lục lạp là bào quan quang hợp.

Bài 3 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu đặc điểm cấu trúc của hạt, chất nền trong lục lạp liên quan đến việc thực hiện pha sáng, pha tối của quang hợp.

Lời giải:

– Hạt (grana) gồm các tilacoit nằm xếp chồng lên nhau như những đồng xu, chứa hệ sắc tố, các chát chuyền điện tử và các trung tâm phản ứng.

– Chất nền của luc lạp ở thể keo, trong suốt và chứa nhiều enzim cacboxi hóa, pha tối của quang hợp được thưc hiện ở chất nền của lục lạp, các enzim cacboxi hóa tham gia vào quá trình khử CO2.

Bài 4 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao: Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?

Lời giải:

Những lá cây màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là carotenoit. Vì vậy những cây này vẫn tiến hành quang hợp bình thường nhưng cường độ không cao.

Bài 5 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao: Hãy tính lượng C02 hấp thụ và lượng 02 giải phóng của 1 ha rừng với năng suất 15 tấn sinh khối⁄năm.

Lời giải:

Dựa vào phương trình quang hợp: 6CO2 + 12H2O →C6H12O6 + 6O2 + 6H2O

Thực tế cứ 1 ha rừng cho năng suất 15 tấn sinh khối⁄năm:

⇒ Số mol CO2 hấp thụ: 0.5 mol

⇒ Số mol O2 giải phóng: 0.5 mol

→Lượng CO2 hấp thụ và O2 giải phóng là:

m CO2= 0,5.44= 22 (tấn⁄ha⁄năm)

m O2= 0,5.32=16 (tấn ⁄ha⁄năm)

Bài 6 trang 34 sgk Sinh học 11 nâng cao: Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục?

Lời giải:

A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy.

B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.

C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang.

D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp.

Đáp án: D

Câu 4 trang 34 SGK Sinh học 11 Nâng cao. Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?. Bài 7. Quang hợp

Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?

Những cây màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là antôxianin và carôtenôit. Do vậy, những cây này vẫn quang hợp bình thường, nhưng cường độ quang hợp thường không cao. 

Cây lá máu đỏ có quang hợp được vì:

- Trong cây có nhiều loại sắc tố, có cả diệp lục màu xanh và các loại sắc tố vàng và đỏ, loại sắc tố nào chiếm ưu thế thì lá sẽ biểu hiện màu theo màu đó.

- Cây có lá đỏ vẫn có chứa diệp lục, chỉ là với tỉ lệ nhỏ hơn các cây có màu xanh, bị che khuấn bởi các sắc tố đỏ, do đó cây lá đỏ vẫn quang hợp được.

Video liên quan

Chủ đề