GIÁO án Khám phá khoa học 5 6 tuổi Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên

GIÁO ÁN

Hoạt động: Khám phá khoa học

Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên

Đề tài: Sự kỳ diệu của nước

Giáo viên: Trà Thị Phương Dung

– Trẻ biết được một số tính chất của nước là không màu, không mùi, không vị.

– Nước có thể hòa tan, không hòa tan được một số chất và có thể phân biệt được 1 số lớp chất lỏng khi cho vào trong nước.

– Biết được ích lợi của nước.
* Kỷ năng:

-Trẻ có kĩ năng làm một số thí nghiệm đơn giản về nước.

– Kỷ năng quan sát, so sánh, trả lời câu hỏi.
* Giáo dục:

– Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt vì nước rất cần thiết cho cuộc sống.

– Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước.

– Dụng cụ thí nghiệm cho trẻ: Chai nhựa đựng nước, muỗng,  muối, đường, cát, sỏi, si rô, dầu ăn, màu nước.

– Đồ dùng thí nghiệm của cô: chai đựng nước, lọ màu, nước nóng.

– Hồ đựng nước.

III. Tiến hành:
a. Hoạt động mở đầu:

– Hôm nay có người bạn rất đặc biệt đến thăm lớp chúng ta.

– Cho trẻ mang hình giọt nước vào lớp:

+ Xin chào các bạn. Các bạn có biết mình là ai không?

+ Đố các bạn biết mình được sinh ra từ đâu? Đúng rồi! Tôi được sinh ra từ biển cả, sông suối, ao hồ ở khắp mọi nơi và mang lợi ích đến cho mọi người. Ai ai cũng cần đến tôi đấy các bạn.

– Hôm nay mình mang đến tặng cho mỗi bạn một chai nước để các bạn tham gia khám phá sự kỳ diệu của nước.

 * Giới thiệu bài:

– Bạn giọt nước đã mang nước đến tặng lớp chúng ta bây giờ cô và các con cùng khám phá về nước.

* Cung cấp kiến thức:

– Cô rót nước ra ly cho trẻ quan sát.

+ Con thấy nước có màu gì?

+ Con ngửi nước có mùi gì?

+ Các con cảm nhận như thế nào về nước mà chúng mình vừa được uống?

– Cô kết luận: Nước không có màu, không mùi, không vị.

– Mỗi tính chất của nước mang một điều kỳ diệu. Bây giờ cô và các con cùng khám phá về sự kỳ diệu của nước.

– Cho trẻ chơi trò chơi nhẹ “ nước”

– Cho trẻ về 4 nhóm cùng làm những thí nghiệm về nước.

– Cô quan sát, trò chuyện về các thí nghiệm trẻ làm.

– Cô mời những trẻ thí nghiệm với màu nước. Cho trẻ nói kết quả.

– Cô làm lại thí nghiệm với màu nước cho trẻ quan sát.

– Cô kết luận: Nước không màu nhưng nước có thể đổi màu.

– Cho lớp đọc bài thơ “Giọt nước”

– Cho trẻ thí nghiệm với muối, đường, cát, sỏi lên nói kết quả.

– Cho trẻ đọc vè.

– Cô làm lại các thí nghiệm cho trẻ quan sát.

– Cô kết luận: muối đường tan trong nước, cát sỏi không tan trong nước.

– Cho trẻ thí nghiệm với dầu ăn và si rô lên báo cáo kết quả.

– Cô làm lại thí nghiệm cho trẻ quan sát.

– Các con có biết vì sao si rô lại chìm ở dưới? Dầu ăn lại nổi lên trên?

– Cô kết luận: Do lớp si rô nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng, lớp nước nhẹ hơn si rô nhưng nặng hơn dầu ăn do đó nằm ở giữa, lớp trên cùng là dầu ăn vì dầu ăn nhẹ hơn nước và si rô.

– Cho trẻ chơi trò chơi “Chìm nổi”

– Cho trẻ xem cô làm thí nghiệm: Nước nóng và nước lạnh.
+ Cô đổ nước lạnh và nước nóng vào đầy 2 chai sau đó nhỏ vài giọt màu thực phẩm vào 2 chai, cẩn thận thả chai nước vào trong 2 lọ lớn, mời trẻ sẽ theo dõi thí nghiệm lại sau vài phút.

*Trò chơi luyện tập:

*Trò chơi 1: Nhanh tay nhanh mắt

– Trên bàn cô có rất nhiều các chất tan và không tan được trong nước. Hai đội lần lượt lên chọn các chất theo yêu cầu của cô. Đội nào tìm được nhiều và chính xác hơn đội đó chiến thắng.

*Trò chơi 2: Ai đúng

– Cô có rất nhiều tranh về hành vi đúng và sai về cách sử dụng nguồn nước. Từng bạn của hai đội thi nhau lên chọn tranh có hành vi đúng dán vào mặt cười, tranh có hành vi sai dán vào mặt khóc. Trong thời gian quy định đội nào tìm đúng nhiều tranh hơn đội đó chiến thắng.

*Giáo dục:

– Nước dùng để làm gì?

– Chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nước?

– Con làm gì để bảo vệ nguồn nước?

– Cho lớp hát “Cho tôi đi làm mưa với”

1. Ôn định tổ chức (2-3p)

 - Cô và trẻ cùng hát bài “  Cho tôi đi làm mưa với”

- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát và dẫn dắt trẻ vào bài

2.Phương pháp hình thức tổ chức (25-30p)

HĐ1: Cô cho trẻ xem 1 đoạn video về hình ảnh các hiện tượng tự nhiên.

 - Cô hỏi trẻ các con thấy đoạn video nói lên điều gì ? Trẻ kể theo suy nghĩ của trẻ

-  Các con có biết những hiện tượng tự nhiên nào?

*HĐ2:  Khám phá trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên. (HĐTT)  (Trẻ tò mò, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng: Tại sao có mưa...- MT 20)

- Cô chia lớp thành 3 nhóm nhóm trưởng lên nhận phần quà cho nhóm của mình.

- Nhóm 1:  Tranh ảnh hình ảnh ông mặt trời, thời tiết khô hạn.

- Nhóm 2:  Bầu trời sắp có mưa, lũ lụt.

- Nhóm 3: Hình ảnh gió và bão.

* Cô đến nhóm 1 và  nhóm trò chuyện cùng với trẻ và đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ nói lên những đặc điểm nổi bật như nắng mưa sấm chớp …..mà nhóm mình được quan sát?

- Cô cho trẻ ngồi tập chung và cùng quan sát và thảo luận.

* Tranh 1: Tranh ảnh hình ảnh ông mặt trời, mặt trăng thời tiết khô hạn.

- Các con quan sát hiện tượng gì đây?

- Hôm nay các con thấy thời tiết như thế nào?

- Trời nắng thì buổi  sáng các con thấy như thế nào ?

-  Còn buổi trưa các con thấy như thế nào?

- Buổi chiều các con thấy như thế nào?

- Trời nắng làm cho không khí như thế nào?

- Nắng có ích lợi và tác hại như thế nào ? các con cho nhận xét nào? Nắng vào buổi sáng sớm rất tốt cho sức khỏe, nắng còn cho nông dân thu hoạch mùa màng phơi rau củ quả nhanh khô.    

- Còn nắng nóng mà kéo dài điều gì sẽ sảy ra đối với vạn vật trên trái đất?

- Các con thấy hình ảnh gì đây?

- Trăng thường xuất hiện khi nào?

* Nắng là một hiện tượng tự nhiên mang lại cho con người sự thỏa mái cây cối phát triển, và làm khô quần áo chăn màn làm khô nông sản cho nông dân sau khi thu hoạch. Nhưng nếu như nắng nóng mà kéo dài gây cho thiếu nước sinh hoạt cây cối chết khô héo, nắng nếu chúng ta đi dưới trời nắng không biết  bảo vệ còn bị cảm nắng….Vì vậy khi đi nắng chúng mình phải có mũ, nón mang theo ô

* Nhóm 2: Bầu trời sắp có mưa, sấm chớp,  lũ lụt.

- Các con quan sát hiện tượng gì đây?

- Khi trời sắp mưa các con thấy những hiện tượng gì sảy ra? Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ.  

- Bầu trời như thế nào?

- Mưa có tác dụng gì?

- Khi trời mưa chúng mình phải làm gì?

  * Mưa cũng là 1 hiện tượng tự nhiên đem lại lợi ích cho con người, cung cấp nước sinh hoạt, lao động sản xuất cho con người. Nhưng nếu mưa nhiều sẽ dấn đến hậu quả nghiêm trọng: lũ lụt gây chết người, vật…Khi mưa đi ra đường phải mặc áo mưa không sẽ bị ốm, nếu mưa to thì không được đi ra ngoài đường không sẽ gặp nguy hiểm.

* Tranh 3: Quan sát hình ảnh gió và bão :

Lắng nghe, lắng nghe.  cô đọc câu đó rồi đoán xem đó là gì nhé

              Không tay không chân

              Mà hay mở cửa

+Đó là hiện tượng tự nhiên gì?

+Các con có nhận xét gì về gió và bão? Trẻ trả lời theo suy nghĩ

+ Gió có tác dụng gì?

+Ngoài gió của thiên nhiên còn có gió nhân tạo khi trời nóng  do con người tạo ra khi trời nóng là gì?

* Gió làm mát, thông thoáng nhà cửa, giúp kéo buồm ra khơi đánh cá…Nhưng khi có gió lớn cũng gây nguy hiểm.

+Bão các con hiểu như thế nào là bão?Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ.  

  Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ.  

- Bão sấm, chớp là hiện tượng tự nhiên nguy hiểm gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản rất lớn bão lớn có khi gây sập nhà cửa cây cối cầu cống đường xá…..

-Những hiện tượng trên đều được gọi chung là các hiện tượng tự nhiên nó có ích lợi và tác hại rất lớn đối với cuộc sống con người.

-Để tránh các thiên tai chúng ta phải làm gì?

*GD: Để tránh các thiên tai chúng ta phải biết bảo vệ môi trường sống, các con không được chặt phá rừng và Bảo vệ rừng không được vứt rác bừa bãi có như thế thiên tai mới không có cơ hội hoành hành được. Khi trời mưa các con phải mặc áo mưa, mưa to gió bão thì không được đi ra đường. Khi ra ngoài trời nắng thì phải đội mũ, che ô không sẽ bị ốm nhé.

*HĐ3: Ôn luyện, củng cố

-TC1: Trời nắng trời mưa

+Cô nói trời nắng đội mũ, trời mưa che ô, mưa nhỏ trẻ nói tí tách, mưa to lộp bộp, sấm xa, sấm gần trẻ làm theo những lời của cô

-TC2: những hành động đúng sai

Cô cho trẻ về bàn làm bài tập đúng sai

Cô cho trẻ chơi cô cùng trẻ kiểm tra nhận xét kết quả

3: Kết thúc:(1-2p)

Cô nhận xét động viên trẻ và chuyển hoạt động .

- Trẻ hát

-Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe

và chơi trò chơi.

-Trẻ thực hiện làm bài tập.