Giáo dục phát triển thể chất là gì

Thể chất bao gồm thể hình, năng lực thể chất và năng lực thích ứng.

Thể hình liên quan đến hình thái, cấu trúc của thân thể, bao gồm trình độ phát triển của cơ thể, những chỉ số tuyệt đối và tương đối của toàn thân hoặc từng bộ phận và tư thế thân thể.

Năng lực thể chất thể hiện khả năng chức năng cuả các hệ thống, cơ quan trong cơ thể qua hoạt động cơ bắp là chính. Nó bao gồm các tố chất vận động (Sức nhanh, sức mạnh, độ dẻo, tính khéo léo - khả năng phối hợp vận động...).

Năng lực thích ứng thể hiện khả năng thích ứng của cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài. Không chỉ là sự thích ứng đơn giản mà còn là đề kháng với bệnh tật.

TDTT gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển thể chất.

Phát triển thể chất là một quá trình biến đổi hình thái, chức năng cơ thể con người diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân.

Sự phát triển thể chất biểu hiện như: sự thay đổi về chiều cao, cân nặng thay đổi về hình thái kích thước cơ thể, thay đổi khả năng vận động như các tố chất nhanh, mạnh, bền...

Sự phát triển thể chất diễn ra dưới sự ảnh hưởng của 3 nhân tố bẩm sinh di truyền, môi trường và giáo dục.

Sự phát triển thể chất trước hết là 1 quá trình tự nhiên :

Nó tuân thủ các quy luật tự nhiên. VD: một đứa trẻ mới sinh ra đầu tiên là biết lẫy, biết bò, biết ngồi rồi mới biết đi.

- Nó tuân thủ các quy luật sinh học và các quy luật phát triển theo lứa tuổi giới tính: có nghĩa là các bộ phận cơ thể phát triển không đồng nhất và không đồng thời: có bộ phận phát triển trước, có bộ phận phát triển sau theo sự phát triển của lứa tuổi. Ở giới tính khác nhau thì sự phát triển các bộ phận cơ thể cũng khác nhau. Sự phát triển ấy do gen quy định (so bẩm sinh di truyền)

+ Những  quy luật thay đổi về hình thái dẫn đến sự thay đổi về chức năng. VD: tim phát triển thì hoạt động của tim tốt, lưu lượng phút, lưu lương tâm thu của tim tăng. Quy luật thay đổi về số lượng dẫn đến thay đổi chất lượng...

+ Yếu tố bẩm sinh di truyền là tiền đề vật chất của sự phát triển

Quá trình phát triển thể chất diễn ra theo quy luật sinh học nhưng theo chừng mực nhất định thì xu hướng và tốc độ phát triển lại chịu sự chi phối của những nhân tố xã hội, các nhân tố xã hội gồm 2 yếu tố:

* Yếu tố môi trường sống: như điều kiện sống vật chất, điều kiện vệ sinh, điều kiện lao động, học tập, vệ sinh dinh dưỡng.

- Môi trường tốt thì sự phát triển thể chất theo quy luật, môi trường không tốt thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, có thể làm cho cơ thể phát triển không bình thường. Ví dụ: lao động chân tay có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất nhưng thường phát triển lệch lạc không cân đối có thể dẫn tới bệnh nghề nghiệp. Trường hợp lao động chân tay quá nặng còn làm cho cơ thể bị suy thoái.

* Yếu tố giáo dục:

- Tác động đến sự phát triển thể chất một cách chủ động, tích cực. Nó quyết định xu hướng và vận tốc của sự phát triển. Về bản chất giáo dục là quá trình điều khiển sự phát triển thể chất. VD tập luyện môn thể hình làm cho cơ thể phát triển cân đối theo mong muốn, hoặc luyện tập TDTT dẫn đến hiệu quả tim làm việc tiết kiệm, hoạt động tuần hoàn hô hấp tốt.

- Vai trò của giáo dục còn thể hiện ở chỗ là nó có thể khắc phục, sửa chữa được những lệch lạc do lao động hoặc những hoạt động sống khác gây nên.

VD: Các bài tập thể dục đề phòng tránh các bệnh nghề nghiệp ở những người lao động chân tay hoặc trí óc.

- Dưới sự tác động của GDTC có thể làm nảy sinh những phẩm chất mới mà bẩm sinh di truyền không để lại. VD: con người có khả năng làm việc trên không trung hay dưới độ sâu của nước...

* Như vậy sự phát triển thể chất của con người là tuân theo những quy luật tự nhiên nhưng chỉ có thể đạt hiệu quả phát triển thể chất tốt nếu như ta nhận biết được và hiểu được những quy luật khách quan đó rồi tuân theo vận dụng động tác, theo những phương pháp mục đích nhất định nhằm đáp ứng những yêu cầu và lợi ích của những cá nhân và xã hội.VD: giáo dục các tố chất: sức nhanh, sức mạnh, sức bền hoặc xác định chế độ dinh dưỡng cho VĐV người ta phải căn cứ vào những quy luật lứa tuổi của giới tính.

* Xét từ những ý nghĩa trên ta thấy văn hóa thể chất là một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con người chủ yếu là về các tố chất vận động, những kỹ năng vận động quan trọng trong đời sống.

Như vậy sự phát triển thể chất đồng thời là một quá trình tự nhiên vừa là quá trình xã hội.

Giáo dục thể chất là gì?

11 39.145

Tải về Bài viết đã được lưu

Giáo dục thể chất là gì? VnDoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có được câu trả lời chi tiết cũng như hiểu hơn về sự hình thành và mục đích của giáo dục thể chất.

Khái niệm thể chất là gì? Giáo dục thể chất có nghĩa là gì?

  • Khái niệm giáo dục thể chất là gì?
  • Sự hình thành của giáo dục thể chất
  • Mục đích của giáo dục thể chất
  • Cơ hội việc làm ngành Giáo dục thể chất

Giáo dục Thể chất (tiếng Anh là Physical education) là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Giáo dục thể chất, một ngành học không mới nhưng không hẳn mọi người đều hiểu về ngành học này - một ngành học không bao giờ lo thất nghiệp mà còn khiến nhiều người nể phục, đến cả tiến sĩ đại học Harvard cũng đề cao. Vì vậy, thật dễ hiểu khi sức hút của ngành Giáo dục thể chất trong những năm gần đây rất cao và được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn để đăng kí.

Trong bài viết này VnDoc sẽ giải thích rõ cho các bạn hiểu về khái niệm giáo dục thể chất là gì, sự hình thành cùng mục đích của giáo dục thể chất, cơ hội việc làm ngành giáo dục thể chất,.... để các bạn hiểu đúng và khong còn phải đắn đo và dễ bỏ qua ngành học này vì thiếu thông tin và lo sợ về khả năng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây.

Khái niệm giáo dục thể chất là gì?

Giáo dục thể chất là hình giáo dục được đào tạo một cách bài bản có hệ thống. Trong đó các môn học chủ yếu là dạy học sinh, sinh viên vận động thông qua các động tác có nhịp điệu. Nhằm khai tác các tố chất vận động tiềm ẩn bên trong con người. Qua đó để xác định được những khả năng thích nghi thể lực của con người, cải thiện sức khỏe tinh thần.

Giáo dục thể chất được phân thanh hai mặt riêng biệt đó chính là dạy học động tác. Tương tự các bài tập thể dục, thể dục nhịp điệu… Và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động trong cơ thể con người.

Ngoài khái niệm này, chúng ta còn được nghe đến các thuật ngữ khác như chuẩn bị thể lực. Tuy nhiên giáo dục thể chất và chuẩn bị thể lực này có ý nghĩa như nhau. Chuẩn bị thể lực là thuật ngữ thường được nhắc tới khi nhấn mạnh tính thực dụng đối với lao động hoặc các hoạt động khác.

GDTC còn được kết hợp chặt chẽ các mặt giáo dục khác như: đức, trí, thể, mĩ .. để có thể khai thác phát triển cân đối, tổng thể và toàn diện con người. Có thể nói, giáo dục thể chất là một hiện tượng xã hội. Khái niệm này xuất hiện và không ngừng đổi mới phát triển song song với sự xuất hiện của xã hội. Luôn luôn tuân theo sự phát triển xã hội, vì vậy giáo dục thể chất luôn có tính chất lịch sử và tính giai cấp.

Giáo dục phát triển thể chất là gì

Sự hình thành của giáo dục thể chất

Chúng ta có thể hiểu là trong đời sống, thức ăn nuôi sống con người ngày càng trở nên khan hiếm. Chính vì vậy để đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống ngày một tốt hơn. Trong thời gian làm việc lao động, con người nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị tinh thần, sức khỏe trước khi lao động sẽ giúp công việc đạt kết quả tốt hơn. Từ đó các bài tập thể chất được hình thành nhằm cải thiện tinh thần con người trước khi làm việc.

Chính vì vậy bạn có thể thấy nhiều công ty, doanh nghiệp cho nhân viên tập các bài thể dục trước khi vào làm. Cũng như ở các trường học thường cho các em học sinh, sinh viên tập thể dục vào mỗi buổi sáng, giữa trưa giờ ra chơi. Hoặc các môn thể dục khác song song với các môn học văn hóa.

Có thể hiểu ngắn gọn, giáo dục thể chất là quá trình kiểm tra, chuẩn bị thể lực cho con người để thực hiện các hoạt động sống và làm việc đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.

Mục đích của giáo dục thể chất

+ Phát triển năng lực chăm sóc và phát triển sức khỏe.

+ Vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực.

+ Giúp học sinh, sinh viên hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, có lối sống lành mạnh.

+ Có thể thao tác được những kỹ thuật cơ bản của các môn thể thao.

+ Tạo sự yêu thích tham gia tập luyện, vận động thể dục thể thao.

Cơ hội việc làm ngành Giáo dục thể chất

Cơ hội việc làm ngành Giáo dục thể chất rất rộng mở, sau khi ra trường, sinh viên theo học ngành này sẽ có thể đảm nhận các vị trí việc làm như:

  • Giáo viên dạy môn Thể chất ở các trường từ bậc Tiểu học đến Trung học phổ thông; Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các công ty truyền thông
  • Giảng viên dạy chuyên ngành Giáo dục thể chất tại đại học, cao đẳng;
  • Nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục;
  • Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe…
  • Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp địa phương tới trung ương;
  • Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục thể chất phi chính phủ;
  • Làm việc tại các trung tâm, câu lạc bộ thể thao và các công ty tổ chức sự kiện Thể dục thể thao;
  • Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục thể chất có thể làm công tác giáo dục và giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất ở các trường
  • Làm công tác quản lý, huấn luyện trong ngành thể dục thể thao.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục hỏi đáp thắc mắc trong mục tài liệu nhé.