Hà Nội cho học sinh dừng đến trường

Số ca mắc Covid-19 và F1 tăng cao, hàng loạt trường ở Hà Nội tạm dừng dạy học trực tiếp. Một số địa phương khác cũng cho học sinh ở nhà, học trực tuyến.

Phụ huynh trường THCS Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa nhận thông báo về việc học sinh các khối 7, 8, 9 chuyển sang học trực tuyến từ ngày 28/2 đến 5/3.

Lý do trường đưa ra là hiện nay, số giáo viên, nhân viên, học sinh mắc Covid-19 hoặc thuộc diện F1 ngày càng tăng. Trường quyết định tạm cho học sinh dừng đến lớp nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch cũng như chất lượng dạy học.

Nhiều trường khác ở Hà Nội cũng phải điều chỉnh phương án tổ chức dạy học vì dịch Covid-19.

Hà Nội cho học sinh dừng đến trường

Học sinh Marie Curie ở Mỹ Đình chuyển sang học trực tuyến từ ngày 28/2. Ảnh: Thạch Thảo.

Tạm dừng dạy học trực tiếp vì dịch

Trao đổi với Zing, thầy Trịnh Hùng Sơn, Hiệu trưởng trường THPT Lý Thái Tổ (Cầu Giấy, Hà Nội), cho hay tuần này, học sinh tiếp tục học online.

Thực tế, từ ngày 14/2, tức sau khi học sinh trở lại trường được một tuần sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trường đã chuyển sang dạy học trực tuyến.

“Trường quyết định như vậy vì số lượng học sinh F0, F1 đông quá. Sĩ số học sinh lên lớp ít. Việc dạy học song song online-offline không hiệu quả. Hơn nữa, nhiều giáo viên cũng mắc Covid-19, trường không đủ lực lượng đứng lớp”, thầy Trịnh Hùng Sơn chia sẻ.

Hiệu trưởng trường THPT Lý Thái Tổ nói thêm phụ huynh vẫn mong chờ tình hình dịch bớt căng thẳng. Khi số ca mắc Covid-19 được ghi nhận mỗi ngày còn lên đến chục nghìn ca như hiện nay, họ chưa yên tâm cho con đến trường.

Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh cũng duy trì việc dạy học trực tuyến trong bối cảnh số học sinh là F0, F1 tại 2 cơ sở Cầu Giấy và Thanh Trì lên đến hơn 1.000 em và 50% giáo viên mắc Covid-19.

Trước đó, trường cho học sinh học trực tuyến trong 3 ngày 21, 22, 23/2 vì thời tiết xấu. Từ ngày 24/2, trường duy trì tổ chức dạy học online vì dịch bệnh.

Trường Marie Curie cũng thông báo cho học sinh lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12 tại cơ sở Mỹ Đình tạm dừng đến trường từ ngày 28/2 đến ngày 5/3 vì phường Mỹ Đình 1 (nơi trường đóng) được xác định cấp độ dịch cấp 3.

Tương tự, cô Hoàng Thị Vân Thanh, Hiệu trưởng trường THCS Trung Văn (Nam Từ Liêm), cho hay trường đang tổ chức dạy học trực tuyến do phường Trung Văn là vùng cam.

Theo quy định của Hà Nội, tại vùng có cấp độ dịch cấp 3 (vùng cam), các trường chuyển sang dạy học online.

Hiện tại, toàn thành phố có 74 xã, phường cấp độ 3. Điều đó đồng nghĩa học sinh các trường ở đây phải tạm dừng đến lớp.

Cụ thể, các xã, phường vùng cam là Kiến Hưng, Vạn Phúc, Văn Quán (Hà Đông); Bạch Mai, Nguyễn Du (Hai Bà Trưng); Kim Chung, Thị Trấn Trôi, Vân Côn (Hoài Đức); Chương Dương (Hoàn Kiếm); Đại Kim (Hoàng Mai); Bồ Đề, Phúc Lợi, Thượng Thanh (Long Biên); Liên Mạc, Mê Linh, Tiến Thắng, Văn Khê, Vạn Yên (Mê Linh); Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Phú Đô, Tây Mỗ, Trung Văn, Xuân Phương (Nam Từ Liêm); Tân Hoà, Thạch Thán (Quốc Oai); Đông Xuân, Kim Lũ, Phú Minh, Trung Giã, Xuân Thu (Sóc Sơn); Quảng An (Tây Hồ); Bình Yên, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Hương Ngải, Lại Thượng, Liên Quan, Phú Kim (Thạch Thất); Cự Khê, Thanh Thùy (Thanh Oai); Ngọc Hồi, Tân Triều, Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì); Kim Giang (Thanh Xuân); Hòa Bình, Lê Lợi, Nghiêm Xuyên (Thường Tín).

Hà Nội cho học sinh dừng đến trường

Học sinh từ lớp 1 đến lớ 6 ở 18 huyện, thị xã của Hà Nội tạm dừng đến trường. Ảnh: Thạch Thảo.

Nhiều địa phương điều chỉnh việc dạy học

Không chỉ các trường cho học sinh chuyển sang dạy học trực tuyến vì dịch, UBND thành phố Hà Nội cũng điều chỉnh phương án tổ chức dạy học do Covid-19.

Cụ thể, học sinh thuộc các khối lớp từ 1 đến 6 của 18 huyện, thị xã chuyển từ học trực tiếp sang học online kể từ ngày 28/2 sau hơn 2 tuần trở lại trường.

Ngày 27/2, UBND tỉnh Hà Giang cũng có văn bản về việc điều chỉnh phương án tổ chức dạy học đối với trẻ mầm non, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh quyết định cho trẻ em, học sinh tiểu học toàn tỉnh, học sinh THCS, THPT, học viên thuộc các cơ sở giáo dục, trung tâm ngoại ngữ - tin học, nhóm lớp bồi dưỡng, dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Giang, huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình nghỉ học trực tiếp kể từ ngày 28/2 đến hết ngày 12/3.

Chủ tịch UBND các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần căn cứ tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn, xem xét quyết định cho học sinh cấp THCS, THPT, học viên giáo dục thường xuyên nghỉ học trực tiếp. Trường hợp cần thiết phải cho học sinh toàn huyện nghỉ học, UBND huyện phải báo cáo UBND tỉnh trước khi quyết định.

Tại Ninh Bình, học sinh tiểu học và trẻ mầm non vẫn tạm dừng đến trường do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cũng vừa có văn bản chỉ đạo tiếp tục cho học sinh tiểu học tạm dừng đến trường, học trực tuyến từ ngày 28/2 đến khi có thông báo mới.

Với cấp mầm non, trẻ nghỉ học từ ngày 28/2. Tuy nhiên, nếu gia đình trẻ nào do điều kiện không có người chăm sóc, trông coi trẻ ở nhà, có nguyện vọng đưa trẻ đến trường, cơ sở giáo dục vẫn bố trí đón trẻ, tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo an toàn.

Tại Phú Thọ, các trường tiểu học và THCS tiếp tục dạy học trực tuyến sau khi cho học sinh tạm dừng đến trường từ ngày 21/2.

Với tinh thần “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, TP Hà Nội đã chỉ đạo ngành giáo dục kịp thời triển khai việc dạy, học trên truyền hình, dạy học trực tuyến, học trên phần mềm ôn tập, kiểm tra trực tuyến... giúp cho hoạt động dạy học của giáo viên và các em học sinh không bị gián đoạn.

  • Ngành Giáo dục Hà Nội xây dựng 4 kịch bản dạy học ứng phó dịch COVID-19

  • Ngành Giáo dục Hà Nội hưởng ứng Chương trình 'Sóng và máy tính cho em'

  • Ngành Giáo dục Hà Nội chia sẻ khó khăn với cán bộ, giáo viên, nhân viên

Ngày8/3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nộivà ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng BộGD&ĐTchủ trì buổi làm việc.

Liên quan đếncông tác phát triển Giáo dục-Đào tạo củaTP Hà Nội giai đoạn 2021-2025, công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các trường học trên địa bàn, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TPHà Nội cho biết: Thành phốđã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, văn bản, kế hoạch, chỉ đạo nhằm tạo điều kiện cho ngành GD&ĐTlinh hoạt, thuận lợi triển khai các nhiệm vụ, chương trình năm học; thực hiện thành công “mục tiêu kép”: Vừa phòng chống dịch, vừa tổ chức dạy tốt, học tốt.

Hà Nội cho học sinh dừng đến trường
Thường trực Thành uỷ Hà Nội làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trước khó khăn, thách thức do dịch COVID-19, Hà Nộiđã thống nhất chủ trương giảm 50% học phí năm học 2021-2022 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục, nhằm chia sẻ khó khăn cho người dân cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn.

Với tinh thần “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”,Thành phố đã chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo kịp thời triển khai việc dạy, học trên truyền hình, dạy học trực tuyến, học trên phần mềm ôn tập, kiểm tra trực tuyến giúp cho hoạt động dạy học của giáo viên và các em học sinh không bị gián đoạn.

Ngành Giáo dục Thủ đô xác định trọng tâm giai đoạn 2021-2025 phấn đấu tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 80-85%; đổi mới công tác quản lý giáo dục đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học và quản lý giáo dục; đầu tư cơ sở vật chất, tăng nguồn lực cho phát triển giáo dục; tiếp tục xây dựng nhà trường theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, chuẩn hóa và xã hội hóa; triển khai có hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…

Ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nộikhẳng định: Bài toán quy hoạch mạng lưới là vô cùng quan trọng, giảm tải trong nội đô - đây là việc dài hơi. Phát triển giáo dục phải phù hợp với phát triển kinh tế xã hội từng địa phương, từng địa bàn và phù hợp chung với cả nước.

Ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh đến việc xây dựng trường chuẩn quốc gia và quan tâm đến nhóm vấn đề liên quan đến đội ngũ giáo viên. Cùng với đó là tiếp tục các giải pháp nâng cao chất lượng, tăng cường xã hội hóa giáo dục, cải cách hành chính… Công tác phòng chống COVID-19 trong trường học cũng sẽ được tiếp tục quan tâm chỉ đạo theo hướng thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Hà Nội cho học sinh dừng đến trường
Ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội phát biểu tại cuộc làm việc.

Về khó khăn, báo cáo của TP Hà Nội chỉ rõ việc vẫn còn một số phường trong các quận nội thành còn thiếu trường công lập do hết quỹ đất, một số phường đã có trường nhưng không đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh do dân số trên địa bàn phường quá đông. Quản lý các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục do một số điểm chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư so với Luật Giáo dục và Điều lệ trường học của các cấp học như tỷ lệ học sinh người Việt Nam trong các trường quốc tế, tạo rào cản hạn chế sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các trường công lập của Hà Nội thiếu giáo viên và nhân viên, đội ngũ giáo viên các trường ngoài công lập thường xuyên biến động...

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nộithừa nhận, chất lượng giáo dục không đồng đều giữa các vùng miền trên địa bàn Thành phố; thiếu quỹ đất cho giáo dục ở một số quận nội thành; quản trị trường học chưa theo kịp xu thế phát triển kinh tế xã hội…

Theo ông Nguyễn Văn Phong, mục tiêu định hướng lớn của Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2045 xác định giáo dục đào tạo Hà Nội phải là giáo dục đào tạo chất lượng cao hàng đầu của cả nước, có năng lực cạnh tranh với quốc tế. Muốn làm được việc này, cần thực hiện hiệu quả việc di dời các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp ra khỏi nội đô; tính toán, cân nhắc lại tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các đô thị đặc thù, trước mắt với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Với áp lực tăng dân số cơ học vô cùng lớn, nếu không linh hoạt về đội ngũ, tổ chức bộ máy, thì Hà Nội sẽ luôn trong tình trạng “ăn đong”.

Tại buổi làm việc, các Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đánh giá cao kết quả mà ngành GD&ĐTThủ đô đạt được trong thời gian qua; đồng thời đề nghị TP Hà Nội cần giải pháp để rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các quận huyện trên địa bàn; quan tâm đến quỹ đất cho giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục đại trà; giảm sĩ số học sinh trên lớp, giảm số lớp trong một trường; chăm lo công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên; quan tâm cơ chế chính sách, đặc biệt là số người làm việc trong các phòng Giáo dục và Đào tạo; chú trọng phát huy tối đa nguồn lực trí tuệ từ các trường đại học đóng trên địa bàn; có định hướng rõ ràng để hỗ trợ việc di dời cơ sở giáo dục đại học ra khỏi nội đô; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục...

Chia sẻ với Thủ đô Hà Nôi, ông Nguyễn Kim Sơn,Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng,Hà Nội cần hướng đến hệ thống chuẩn cao hơn chuẩn cả nước và hướng tới chuẩn quốc tế trong giáo dục; đặc biệt trong đó là chất lượng giáo dục.

Hà Nội cho học sinh dừng đến trường
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc với Thường trực Thành ủy Hà Nội.

Về một số việc cần làm, ông Nguyễn Kim Sơn đề nghị Hà Nội cần có một kế hoạch, thậm chí là chiến lược, để làm sao đạt mục tiêu giảm được sĩ số học sinh/lớp; một con số Bộ trưởng đơn cử là “không còn lớp học nào sĩ số trên 40 học sinh”.

Đây là việc rất lớn và cần vận dụng mọi giải pháp để đạt được mục tiêu này; trong đó có giải pháp cho từng nhóm, từng khối, từng khu vực; khối đô thị cổ có giải pháp khác, khối đô thị cũ có giải pháp khác, đô thị mới hiện đại có giải pháp khác.

Về giải pháp chính sách, Bộ trưởng Bộ GD&ĐTđề nghị TP Hà Nội cần thiết xem xét thí điểm, ban hành một số chính sách riêng cho Thủ đô; chẳng hạn về hợp tác công tư trong giáo dục, mô hình trường liên cấp, giải pháp huy động giáo viên…; có chính sách để phát triển các trường đại học trên địa bàn... Bộ Giáo dục và Đào tạo cam kết sẽ cùng tham gia phối hợp; đồng thời Bộ cũng sẽ rà soát hệ thống các chính sách để mở đường cho phát triển giáo dục, cũng như tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đề nghị Hà Nội sớm có đánh giá dự báo về nhu cầu nhân lực của Thành phố để làm một trong các căn cứ phục vụ công tác quy hoạch. Cùng với đó, xem xét đến mô hình các trường năng khiếu, bên cạnh trường chuyên, bằng cả hình thức công, tư.

Trung Nguyên/Báo Tin tức

Hà Nội cho học sinh dừng đến trường

Giáo dục Hà Nội thích ứng để đạt mục tiêu trong tình hình mới

Đầu năm học 2021-2022, học sinh Hà Nội học online do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Sau hơn 1 tháng triển khai, ngành giáo dục Hà Nội đã có những hướng dẫn kịp thời với việc học online cũng như hỗ trợ các thiết bị máy tính, sim data truy cập internet miễn phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Hà nội,
  • bộ giáo dục,
  • sóng máy tính cho em,
  • covid-19,
  • trường học,
  • đinh tiến dũng,
  • nguyễn kim sơn,