Hạch toán phí rút tiền ngân hàng trên misa

1. Định khoản

Nợ TK 111 Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 112 Tiền gửi ngân hàng (1121, 1122)
2. Mô tả nghiệp vụ
Định kỳ hàng ngày, hàng tuần,... căn cứ vào nhu cầu chi tiền trong ngày hoặc đột xuất cần chi tiền mà quỹ không còn đủ tiền thì sẽ rút tiền từ ngân hàng về nhập quỹ để phục vụ cho việc chi tiêu. Tại doanh nghiệp, nghiệp vụ này sẽ thực hiện qua các bước sau:
  1. Kế toán thanh toán hoặc Kế toán ngân hàng viết séc tiền mặt.
  2. Kế toán chuyển cho Kế toán trưởng, Giám đốc ký và đóng dấu.
  3. Kế toán thanh toán, Kế toán ngân hàng hoặc Thủ quỹ sẽ mang séc đi rút tiền mặt tại ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt của công ty.
  4. Kế toán thanh toán sẽ lập Phiếu thu, chuyển cho Kế toán trưởng, Giám đốc ký và chuyển lại cho Thủ quỹ làm căn cứ thu tiền.
  5. Kế toán thanh toán căn cứ vào Phiếu thu có đầy đủ chữ ký để ghi sổ kể toán tiền mặt.
  6. Thủ quỹ sẽ căn cứ vào Phiếu thu để thu tiền; người nộp và Thủ quỹ ký vào phiếu thu, Thủ quỹ chuyển lại 1 liên cho Kế toán thanh toán, Thủ quỹ lưu 1 liên và đồng thời ghi sổ quỹ.

3. Ví dụ

Ngày 13/01/2017, Kế toán thanh toán ra ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) rút 30.000.000đ về nhập quỹ tiền mặt.
4. Xem phim hướng dẫn

Tải phim hướng dẫn tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)

5. Hướng dẫn trên phần mềm

1. Vàophân hệ Quỹ, chọn Thu tiền (hoặc vào tab Thu, chi tiền, nhấn Thêm\Thu tiền).

Hạch toán phí rút tiền ngân hàng trên misa

2. Khai báo các thông tin chi tiết của phiếu thu.

  • Tại mục Lý do nộp: ChọnRút tiền gửi về nộp quỹ.
  • Tại cột TK ngân hàng:Chọn tài khoản rút tiền.

Hạch toán phí rút tiền ngân hàng trên misa

3. Nhấn Cất.

Lưu ý:
  • Sau khi phiếu thu rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt được lập, chương trình sẽ tự động sinh ra phiếu thu trên tab Đề nghị thu, chi của Thủ quỹ. Thủ quỹ sẽ thực hiện ghi sổ phiếu thu vào sổ quỹ.
  • Nghiệp vụ trên có thể thực hiện trên phân hệ Quỹhoặc Ngân hàng. Tuy nhiên, kế toán nên thực hiện trên phân hệ Quỹđể phục vụ cho việc lấy chứng từ lên sổ quỹ của Thủ quỹ.


Hướng dẫn cách lập chứng từ nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, lập Sec, ủy nhiệm chi trên phân hệ Ngân hàng trong Misa, cách quản lý sổ tiền gửi Ngân hàng.


- Qua phân hệ Ngân hàng, bộ phận kế toán và ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn nắm rõ về số dư tiền gửi trong tài khoản chi tiết theo từng ngân hàng của đơn vị để có kế hoạch thu chi hợp lý.



Đầu vào
Giấy báo có của ngân hàng

Ủy nhiệm chi
Séc tiền mặt
Séc chuyển khoản

Tính năng chính trên phân hệ Ngân hàng

1. Cho phép lựa chọn các hình thức thanh toán khác nhau
- Người dùng lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp với điều kiện của mình thông qua: Ủy nhiệm chi, Séc chuyển khoản, Séc tiền mặt, Thẻ tín dụng.

2. Cho phép hạch toán bằng nhiều loại tiền khác nhau
- Theo dõi thu, chi theo nhiều ngoại tệ khác nhau. Khi đó chương trình tự động quy đổi theo đồng tiền hạch toán và tự động xữ lý phần chênh lệch tỷ giá (nếu có).

3. Cho phép theo dõi, hạch toán, quản lý các hoạt động liên quan tới tiền gửi ngân hàng
- Thực hiện thu tiền hoặc thanh toán tiền cho một hay nhiều khách hàng, nhà cung cấp trên cùng một chứng từ.
- Theo dõi theo dõi các thông tin liên quan như mục thu, chi, phòng ban, nhân viên..
- Khai báo các thông tin về thuế GTGT trong trường hợp chi thanh toán thẳng cho các chi phí (không qua công nợ).

4. Cho phép Kiểm tra số dư thực tế và số dư trên sổ sách
- Chương trình cho phép người dùng kiểm tra số dư tiền thực tế và trên sổ sách qua chức năng đối chiếu, giúp doanh nghiệp có những biện pháp kịp thời trong quá trình xử lý.
- Thực hiện đối chiếu theo từng tài khoản, loại tiền…
- Chương trình tự động lấy lên các chứng từ thu tiền, chi tiền tương ứng với ngày thực hiện đối chiếu
- Xem danh sách các chứng từ đã thực hiện đối chiếu với ngân hàng.

5. Cho phép thực hiện hạch toán chuyển tiền nội bộ tiền gửi
- Luân chuyển nội bộ tiền gửi giữa các chi nhánh, theo dõi quá trình luân chuyển tiền trên các tài khoản của Công ty


Xem thêm:
Cách nhập hóa đơn mua hàng vào phần mềm MISA

__________________________________________________