Hàn quốc 50 dưới mức sống trung bình năm 2024

Ngày 18/4, Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc công bố kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, 50,6% người lao động nước ngoài làm việc ở Hàn Quốc nhận được mức lương trung bình hàng tháng từ 2-3 triệu won (1.499-2.174 USD).

Báo cáo mang tên “Khảo sát tình trạng cư trú và việc làm của người nhập cư: Cuộc sống ở Hàn Quốc của người nước ngoài dựa theo tình trạng cư trú".

Theo báo cáo, xét theo tư cách cư trú, đối tượng người lao động phổ thông (visa E-9) có 66,5% đạt mức lương từ 2-3 triệu won; lao động chuyên nghiệp (visa E-7) có 53,9% và việc làm ngắn hạn (visa H-2) có 51,5% đạt mức lương nêu trên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 88% sinh viên quốc tế nhận được mức lương hàng tháng dưới 2 triệu won.

Kết quả khảo sát cũng cho biết, trong năm 2023 có 13,5% người nước ngoài lưu trú tại Hàn Quốc trả lời gặp khó khăn về tài chính. Tỷ lệ hài lòng với công việc của người lao động nước ngoài là 62,6%. Trong số đó, lao động visa E-9 có tỷ lệ hài lòng cao nhất với 71,1%.

Việt Nam đứng đầu về số lượng sinh viên nước ngoài theo học tại Hàn Quốc với 34,6%, tiếp theo là Trung Quốc (29,9%).

Theo khảo sát, trung bình một hộ gia đình ở Hàn Quốc kiếm được 5,44 triệu Won (3.928 USD) mỗi tháng và chi tiêu khoảng một nửa số tiền (2,76 triệu Won), trong đó phân bổ 10% thu nhập hàng tháng để trả nợ. Tài sản trung bình của họ ở mức khoảng 600 triệu Won, với 80% trong số đó là tài sản bất động sản. Đây là báo cáo mới nhất được Ngân hàng Shinhan công bố vào tuần qua.

Với tiêu đề "Báo cáo đời sống tài chính của người bình thường", dựa trên kết quả khảo sát 10.000 người đang đi làm trong độ tuổi từ 20 đến 64. Báo cáo cho thấy thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ gia đình tham gia hoạt động kinh tế trên toàn quốc năm 2033 tăng 4,4% (tương đương 230.000 Won), so với năm trước đó.

Hàn quốc 50 dưới mức sống trung bình năm 2024

Trung bình một hộ gia đình ở Hàn Quốc kiếm được 5,44 triệu Won (3.928 USD) mỗi tháng (Ảnh: Korea Times)

Thu nhập trung bình hàng tháng của 20% số người có thu nhập cao nhất là 10,85 triệu Won, cao gấp 5,6 lần so với thu nhập của 20% số người có thu nhập thấp nhất là 1,95 triệu Won. Như vậy, đã có sự giảm nhẹ về bất bình đẳng thu nhập giữa hai nhóm thu nhập, so với mức 5,7 lần của năm trước.

Trong khi thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước thì chi tiêu tiêu dùng bình quân của hộ gia đình lại tăng 5,7%. Trong khi một hộ gia đình trung bình chi khoảng 50,7% thu nhập hàng tháng của mình thì khoảng 20,1% được phân bổ cho quỹ dự phòng, tiếp theo là 19,3% để tiết kiệm hoặc đầu tư và 9,9% để trả nợ.

Tổng tài sản trung bình của một hộ gia đình đạt 629,4 triệu Won vào năm 2023, tăng 4,8% so với năm trước, lần đầu tiên vượt mốc 600 triệu Won. Tài sản bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các loại tài sản, chiếm 79,7% tài sản trung bình của hộ gia đình.

Hàn quốc 50 dưới mức sống trung bình năm 2024

2/3 số người được hỏi cho biết họ sẽ tặng 100.000 Won (khoảng 73 USD) làm quà cưới nếu họ tham dự buổi lễ (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, 64,8% hộ gia đình hoạt động kinh tế được khảo sát có khoản nợ trung bình là 120,1 triệu Won. Dư nợ bình quân của các hộ gia đình giảm 7% so với năm trước.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy sự thay đổi suy nghĩ của người Hàn Quốc về tiền quà cưới. 2/3 số người được hỏi cho biết họ sẽ tặng 100.000 Won (khoảng 73 USD) làm quà cưới nếu họ tham dự buổi lễ. Nếu họ không tham dự buổi lễ thì hơn một nửa cho rằng 50.000 Won là số tiền phù hợp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Theo báo cáo 'Tổng quan về lương hưu 2023' do OECD công bố mới đây vào ngày 19, tính đến năm 2020, tỷ lệ nghèo về thu nhập của người cao tuổi từ 66 tuổi trở lên ở Hàn Quốc là 40,4%, cao hơn gần gấp 3 lần so với mức trung bình của các nước thành viên OECD (14,2%).

Tỷ lệ nghèo về thu nhập là tỷ lệ dân số có thu nhập trung bình ở ngưỡng nghèo tức là 'dưới 50% thu nhập khả dụng trung bình của hộ gia đình bình thường'.

Trong số các nước thành viên OECD, Hàn Quốc là quốc gia duy nhất có tỷ lệ người cao tuổi nghèo về thu nhập cao, lên tới 40%.

Estonia (34,6%) và Latvia (32,2%), là 2 quốc gia đứng ngay sau Hàn Quốc tuy nhiên tỷ lệ vẫn ở mức dưới 35%, trong khi Nhật Bản (20,2%) và Mỹ (22,8%) chỉ bằng một nửa so với Hàn Quốc.

Các nước có tỷ lệ người già nghèo đói thấp chủ yếu là các nước Bắc hoặc Tây Âu như Iceland (3,1%), Na Uy (3,8%), Đan Mạch (4,3%) và Pháp (4,4%).

Đáng chú ý, tỷ lệ nghèo đói ở người cao tuổi Hàn Quốc ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi nhóm đối tượng này tiếp tục già đi.

Trong số những người cao tuổi từ 66 tuổi trở lên, tỷ lệ nghèo về thu nhập đối với những người từ 66~75 tuổi là 31,4%, trong khi đối với những người từ 76 tuổi trở lên là 52,0%, nghĩa là cứ hai người thì có hơn một người thuộc nhóm nghèo.

Theo giới tính, tỷ lệ nghèo về thu nhập của phụ nữ Hàn Quốc từ 66 tuổi trở lên là 45,3%, cao hơn nam giới 11,3 điểm phần trăm (34,0%). Trong khi đó tỷ lệ trung bình của OECD là 11,1% đối với nam và 16,5% đối với nữ.

OECD phân tích: "Người cao tuổi là nữ giới có tỷ lệ nghèo cao hơn người cao tuổi nam vì họ nhận được ít trợ cấp hưu trí liên quan đến thu nhập hơn và có tuổi thọ cao hơn. Tại Hàn Quốc, khoảng cách về tỷ lệ nghèo giữa nam và nữ người cao tuổi là hơn 11 điểm phần trăm, đó là một khoảng cách tương đối lớn".

Thông thường người cao tuổi có thu nhập khả dụng ít hơn so với tổng dân số ở hầu hết các nước thành viên OECD, nhưng tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở Hàn Quốc.

Thu nhập khả dụng trung bình của dân số từ 66 tuổi trở lên ở các nước thành viên OECD là 88,0% thu nhập khả dụng trung bình của toàn dân.

Thu nhập khả dụng của người cao tuổi ở Hàn Quốc là 68,0% tổng thu nhập, thấp gần nhất trong số các nước thành viên OECD khi chỉ xếp sau sau Litva (67,4%).

Thu nhập của người cao tuổi Hàn Quốc cũng không đồng đều giữa các tầng lớp.

Hệ số Gini của thu nhập khả dụng đối với người già từ 66 tuổi trở lên là 0,376, cao hơn mức trung bình của OECD (0,306).

Hệ số Gini là một chỉ báo về bất bình đẳng thu nhập được tính dựa vào đường cong Lorenz trong đó kết quả càng gần 1 thì càng cho thấy sự bất bình đẳng trong thu nhập.

Ở Hàn Quốc, hệ số Gini của người cao tuổi (0,376) lớn hơn hệ số Gini của toàn bộ dân số (0,331). Điều này có nghĩa là sự bất bình đẳng về thu nhập ở người cao tuổi lớn hơn so với tổng dân số.

OECD đánh giá "Hệ thống lương hưu của Hàn Quốc vẫn còn non nớt và lương hưu mà người cao tuổi nhận được ở mức rất thấp".

Tỷ lệ thay thế lương hưu của Hàn Quốc (tỷ lệ số tiền lương hưu được nhận so với thu nhập trung bình trong thời gian đăng ký lương hưu) là 31,6%, thấp hơn 2/3 mức trung bình của OECD (50,7%).

'Tỷ lệ thay thế lương hưu ròng', so sánh thu nhập khả dụng sau khi nghỉ hưu với thu nhập khả dụng trong thời gian làm việc trước khi nghỉ hưu, chỉ là 35,8%, chỉ bằng một nửa mức trung bình của OECD (61,4%).

Kim Won-seop, giáo sư xã hội học tại Đại học Hàn Quốc, cho biết: "Người cao tuổi Hàn Quốc thường tiếp tục làm việc cho đến 70 tuổi, nhưng chi tiêu lương hưu công của chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quá thấp ở mức 3,6%, chỉ bằng một nửa của OECD dẫn đến tình trạng nghèo đói ở người già. Chi tiêu lương hưu công phải được nâng lên mức trung bình của OECD, và đặc biệt, chi tiêu lương hưu cơ bản, có thể có tác động ngay lập tức, phải được tăng lên".