Hành động cái tay nghĩa là gì

Giao tiếp là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, thông qua giao tiếp chúng ta thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc, tính cách của bản thân mình và tiếp nhận thông tin tương tự từ những người xung quanh. Để đạt được hiệu quả trong quá trình giao tiếp, bên cạnh phương tiện ngôn ngữ (verbal) thì phi ngôn ngữ (non-verbal) hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể (body language) là yếu tố không thể thiếu, mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. 

Hiểu một cách chung nhất, ngôn ngữ cơ thể là tất cả những gì mà chúng ta bộc lộ ra ngoài trong quá trình giao tiếp với người khác, nhưng không ở dạng lời nói. Ngôn ngữ cơ thể được tạo nên từ chuyển động của các bộ phận cơ thể và kết quả là những gì có thể quan sát được như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, động tác tay và giọng điệu. 

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, có đến 80% thông tin chúng ta nhận được từ một cuộc trò chuyện không phải qua lời nói mà chính là từ cử chỉ và hành động. Đôi khi ngôn ngữ cơ thể còn là công cụ hữu hiệu để thể hiện những điều khó nói và tế nhị. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể còn là đặc trưng của từng nền văn hóa, thể hiện bản sắc không thể trộn lẫn của cộng đồng ấy trong giao tiếp.

Hành động cái tay nghĩa là gì

2. Tại sao nên học body language của người Nhật?

Văn hóa giao tiếp của người Nhật cũng đa dạng, đa sắc màu và nhiều nét đẹp cuốn hút như tính cách con người Nhật Bản vậy, nhưng đôi khi bạn cũng gặp trở ngại khi giao tiếp với họ phải không? Khi một mối quan hệ vẫn chưa phát triển đến mức độ thân thiết, người Nhật có xu hướng nói những câu ngắn gọn, nhưng hàm chứa nhiều ẩn ý khiến bạn luôn cảm thấy mơ hồ với câu trả lời của họ. Vì vậy mà việc hiểu rõ body language của người Nhật lại quan trọng hơn bao giờ hết. 

Học ngôn ngữ cơ thể của người Nhật không chỉ giúp bạn thấu hiểu người trò chuyện cùng mình, mà còn giúp bạn nhận biết được những cử chỉ cần tránh để không trở thành người thô lỗ trong mắt họ. Đôi khi từ ngữ sẽ không thể diễn tả hết những gì bạn muốn thể hiện với người khác, hay bỗng nhiên bạn quên mất vài từ tiếng Nhật và cảm thấy mất tự tin, trong những lúc như vậy thì body language sẽ là một công cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực đấy. Và nếu biết cách liên kết kiến thức về body language cùng lời nói trong giao tiếp, cuộc trò chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

3. Những cử chỉ cần tránh khi giao tiếp với người Nhật

Nhật Bản là một đất nước giàu truyền thống, rất xem trọng văn hóa ứng xử và nổi tiếng với những quy định “luật bất thành văn”. Không phải lúc nào họ cũng giao tiếp thông qua lời nói, có một cách nữa là thông qua cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể. Tuy vậy, trong vài tình huống bạn có những cử chỉ mặc dù là vô tình, không đáng bận tâm nhưng cũng sẽ bị đánh giá là thiếu lịch sự hoặc thậm chí là khiếm nhã.. 

※ Nhìn một người quá lâu: Không như ở một số quốc gia, việc nhìn vào người nói thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc lắng nghe thì ở Nhật điều đó lại làm đối phương thấy không thoải mái. 

※ Dựa lưng vào tường và đút tay vào túi áo/quần: Đây có thể là cách thoải mái nhất để đứng và là thói quen bình thường đối với một số người. Nhưng khi đến Nhật Bản, hành động đó lại khiến bạn trở thành con người lười biếng và lộn xộn trong mắt mọi người. 

※ Khoanh tay: Khoanh tay trước ngực và mặt trầm ngâm hoặc nhắm mắt lại thì có thể hiểu được là bạn đang đào sâu suy nghĩ về vấn đề đó. Nhưng nếu chỉ khoanh tay thôi họ sẽ coi đó là tín hiệu rằng bạn không muốn nói chuyện hoặc bạn đang không đồng tình với họ 

※ Chỉ tay: Chỉ tay vào người hoặc vật ở Nhật được xem là hành động thô lỗ. Thay vì hành động chỉ tay, kể cả khi chỉ đường, bạn nên dùng cả bàn tay nhẹ nhàng hướng về chủ thể mà mình muốn nói đến. 

※ Ngồi dạng rộng tay và chân: Độ rộng của chỗ ngồi chỉ nên bằng đúng kích thước bàn tọa để tránh làm mất chỗ ngồi của người khác ở trên tàu. Hãy ngồi sao cho lịch sự và luôn sẵn sàng đứng lên nhường chỗ ngồi cho người già và những người có con nhỏ nhé! 

4. Giới thiệu những cử chỉ thường dùng trong giao tiếp với người Nhật
4.1 Giao tiếp cơ bản
Cúi chào
Văn hóa cúi chào của người Nhật cũng được coi như bắt tay ở phương Tây. Thông thường, họ sẽ cúi chào lịch sự hơn khi tạm biệt so với lúc gặp mặt. Đối với người lớn tuổi hơn hay cấp trên, bạn sẽ phải cúi sâu và giữ nguyên tới khi người kia quay lưng lại, hoặc đến khi cửa đóng để thể hiện sự kính trọng. Với người có cấp bậc hay tuổi tác hơn nhiều thì càng phải cúi thấp và giữ yên tư thế đó lâu hơn bình thường.

Hành động cái tay nghĩa là gì

Có 3 kiểu chào với độ trang trọng tăng dần là Eshaku, Keirei và Saikeirei. Eshaku là cách chào nghiêng 15 độ dùng để chào đồng nghiệp hoặc khách hàng; Keirei là cách chào nghiêng 30 độ dùng trong giao tiếp với cấp trên, người lớn tuổi, người có địa vị cao hơn hoặc để nhờ vả; còn Sankeirei là cách chào nghiêng 45 độ dùng khi gặp một nhân vật quan trọng hoặc trong trường hợp cảm ơn/xin lỗi một cách tha thiết. 

Đưa và nhận đồ 

Bạn nên cúi người và dùng cả hai tay khi đưa hoặc nhận đồ từ người khác. Trẻ nhỏ ở Nhật đã sớm được cha mẹ dạy phải nhận đồ một cách vui vẻ khi được cho đồ để thể hiện sự chân thành với thành ý của người cho. Việc dùng cả hai tay khi đưa và nhận đồ cũng vô cùng quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp, nhất là khi đưa và nhận danh thiếp cho đối tác.

Đồng ý 

Ngoài cách gật đầu như ở phương Tây, người Nhật còn thể hiện sự đồng ý bằng cách tạo một hình chữ O lớn với 2 cánh tay giơ trên đầu. Cũng có thể tạo thành nắm đấm và đập vào lòng bàn tay còn lại với ý nghĩa: “Tôi đồng ý với những gì bạn nói”.  

Hành động cái tay nghĩa là gì

Không đồng ý 
Để biểu lộ sự không đồng ý, hãy bắt chéo hai cánh tay trước mặt, tạo thành chữ X lớn ngay trước ngực. Cách này cũng có ý nghĩa tương đương với lắc đầu ở phương Tây. Nếu bạn thấy ai bắt chéo hai ngón tay thì cử chỉ này lại được xem như xung đột và có ý xúc phạm.

Hành động cái tay nghĩa là gì

“Tôi không biết!”
Vẫy thẳng tay phía trước miệng với ngón cái tiến dần đến mặt khi bạn muốn thể hiện “Tôi không biết!”. Cũng có thể lắc đầu cùng lúc, nhưng chuyển động của đầu và tay phải ngược chiều nhau. Nếu bạn hỏi đường và thấy cử chỉ này, điều đó có nghĩa người đó không hiểu ngôn ngữ bạn nói hoặc họ không thể chỉ đường, hãy hỏi người khác nhé. 

Nhắc tới bản thân
Muốn nhắc tới bản thân, hãy chỉ vào mũi mình với ngón trỏ thay vì chỉ vào ngực thường thấy ở các nước phương Tây. Có thể dùng cách này khi người khác gọi tên hay nhờ bạn làm điều gì đó (khi bạn ngạc nhiên hoặc không muốn làm). 

Nhắc tới người khác
Hãy hướng về phía họ với lòng bàn tay mở, di chuyển tay thật chậm và nhẹ nhàng. Lưu ý một chút là tuy bạn có thể chỉ tay vào bản thân mình nhưng đừng làm vậy khi muốn nhắc tới người khác.

Mời gọi 
Bạn đã thấy chú mèo thần tài Maneki ở các cửa hàng bao giờ chưa? Nhiều người tưởng lầm đây là vẫy chào tạm biệt nhưng thực chất là đang mời gọi đấy! Ở Nhật, để vẫy gọi, họ thường hướng lòng bàn tay vào phía mình, giữ nguyên cổ tay và di chuyển bàn tay lên xuống. Cũng có thể sử dụng cả hai tay để gọi trẻ nhỏ về phía mình. 

Hành động cái tay nghĩa là gì

“Xin đợi một chút!” 
Đưa lòng bàn tay đối diện với người khác, các ngón tay sát nhau, dùng cả hai tay thì có ý nghĩa “Hãy đợi tôi ở đây”. Ở các đất nước khác sẽ giơ ngón trỏ lên để chỉ sự chờ đợi, nhưng người Nhật lại hiểu cử chỉ này mang ý nghĩa “số một”. 

Đếm số 
Khi người Nhật đếm từ 1 đến 10, họ sẽ chỉ sử dụng một tay. Số 0 là bàn tay mở rộng. Bắt đầu với bàn tay mở, lần lượt khép ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út để đếm từ 1 đến 5; và làm ngược lại mở ngón út, ngón áp út đến hết để đếm từ 6 đến 10.

Để đếm cho người khác nhìn, họ sẽ đưa lòng bàn tay về phía trước và lần lượt đưa các ngón tay lên. Đếm từ 1 đến 5 theo thứ tự ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út và cuối cùng là ngón cái; và làm như vậy với tay còn lại nếu muốn đếm từ 6 tới 10.

Cách đếm số theo kiểu giơ từng ngón lên


Che miệng khi cười
  
Ở Nhật Bản, phụ nữ sẽ bị đánh giá là kém duyên hay thiếu ý tứ nếu nở nụ cười lớn đến mức nhìn thấy cả răng và được khuyến khích chỉ nên khẽ mỉm cười và che miệng để duyên dáng, cuốn hút hơn. Bên cạnh đó phần lớn còn muốn che đi hàm răng không được đẹp lắm, thiếu tự tin của mình.  

“Xin mời đi lối này!” 
Đây là cách lịch sự nhất để chỉ dẫn phương hướng, lối đi cho người đối diện. Bên cạnh việc mở lòng bàn tay và hướng bàn tay vào vị trí đối phương cần đến thì việc hướng ánh mắt xuống vị trí ấy cũng vô cùng quan trọng. 

4.2 Biểu lộ cảm xúc và trạng thái
Tức giận 
Để bộc lộ sự tức giận, người ta thường phồng má lên và chu môi lại. Biểu cảm này thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là khi bạn nói điều gì đó mà chúng không thích hoặc không muốn nghe! 

Xấu hổ  
Với cử chỉ mở rộng bàn tay, đặt sau đầu và biểu cảm hơi ngượng ngùng, ngôn ngữ cơ thể này thể hiện vẻ lúng túng, xấu hổ, ngại ngùng. Nếu thấy cử chỉ này của họ thì hãy tinh tế và chuyển chủ đề để cả 2 bên khỏi bối rối nhé.  

Biết ơn (Gochisousama!)
Sau mỗi bữa ăn, người Nhật thường vỗ hai bàn tay lại đặt trước mặt và nói “ごちそうさま” (Gochisousama) hay “ごちそうさまでした”  (Gochisousama deshita) để tỏ lòng biết ơn với món ăn mình vừa được thưởng thức. 

Quyết tâm 
Khi người Nhật muốn thể hiện lòng quyết tâm, sẵn sàng chấp nhận thử thách hay một việc khó khăn, họ sẽ gập một tay lên (khoe bắp tay), tay còn lại đặt vào phần cơ bắp nổi lên. Hành động này khẳng định sự chắc chắn và cố gắng mạnh mẽ của họ. 

Peace Sign
Giơ hai ngón tay lên và cười thật tươi là một cách tạo dáng chụp ảnh phổ biến của người Nhật. Tuy nhiên đây cũng được dùng như một cách chào hỏi dành cho người nước ngoài, thể hiện thiện chí, hòa hợp, vui vẻ.

Hành động cái tay nghĩa là gì

“Banzai!”  
Là hành động vừa vui mừng đưa hai tay lên vừa hô “Banzai” thể hiện sự hạnh phúc khi chiến thắng hay gặp may mắn. Đặc biệt khi một đội chiến thắng, các thành viên sẽ tập hợp lại thể hiện niềm sung sướng hạnh phúc bằng cách cùng hô “Banzai!” 3 lần. 

“Nóng quá!” (Atsui!) 
Khi chạm vào một thứ quá nóng, người Nhật sẽ có phản xạ dùng ngón tay cái và ngón út áp lấy dái tai của mình. Điều này xuất phát từ dái tai là bộ phận có thân nhiệt thấp nhất trên cơ thể, giúp giảm cảm giác nóng, bỏng. 

“Trông ngon thế!” (Oishisou!) 
Khi muốn khen ngợi món ăn nào đó, người Nhật sẽ đặt một bàn tay ngang bên cằm như mô phỏng lại động tác quệt nước miếng vì sự hấp dẫn khó cưỡng của món ăn ấy.

4.3 Những trường hợp giao tiếp khác
“Cùng đi ăn/uống nào!” Để ngón tay cái và ngón trỏ của bạn lại gần nhau giống như bạn đang cầm một chiếc cốc nhỏ, sau đó di chuyển lên phía miệng của bạn giống như đang uống một ngụm lớn để thay cho lời đề nghị “Cùng đi uống nào!” 

Nếu bạn muốn rủ người đó đi ăn, bạn có thể giả vờ như đang cầm cái bát bằng tay ở trước mặt, sau đó làm “đũa” với tay kia rồi đưa “đũa” về phía miệng của bạn rồi lặp lại vài lần. 


Page 2

Nhật Bản luôn được biết đến có khá nhiều ngày nghỉ cho người lao động, đặc biệt vào trong những ngày đầu năm mới. Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1, những bạn trẻ đủ 20 tuổi (có sinh Nhật lần thứ 20 trước ngày lễ thành nhân) sẽ được tham dự. Vậy tham dự ngày lễ thành nhân có ý nghĩa gì? và sau khi tham dự lễ thành nhân, có sự thay đổi gì đối với thanh niên Nhật Bản không? 

Ngày Lễ Thành Nhân (Seijin no hi) là một trong những quốc lễ của Nhật Bản, ngày có ý nghĩa trọng đại trong cuộc đời của mỗi chàng trai và cô gái Nhật Bản, ngày mà họ chính thức được coi đã bước sang tuổi trưởng thành với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân. 

Ngày Lễ Thành Nhân được tổ chức diễn ra vào ngày thứ hai của tuần thứ hai  vào tháng Giêng hàng năm, bắt đầu từ năm 1948.

Đây là một ngày lễ của Nhật Bản được tổ chức để chúc mừng và động viên tất cả những người đã đến tuổi thành niên (20 tuổi) trong năm qua, và để giúp họ nhận ra rằng họ đã trở thành người lớn.

Lễ hội bao gồm lễ trưởng thành tổ chức tại văn phòng địa phương và tỉnh, sau đó là buổi tiệc cùng với gia đình và bạn bè.

Hành động cái tay nghĩa là gì

Vào ngày này, các thiếu nữ Nhật Bản thường mặc furisode, một loại kimono nhiều màu sắc sinh động với tay áo rất dài dành cho phụ nữ chưa lập gia đình trong khi con trai mặc một bộ kimono tối màu hakama hoặc trang phục hiện đại. Bình thường, khi những cô gái Nhật đã đến tuổi trưởng thành, bố mẹ sẽ mua tặng họ một bộ kimono furisode để đánh dấu dấu mốc quan trọng này.

Họ có thể sẽ được thừa hưởng những bộ kimono truyền thống của gia đình hoặc đơn giản hơn, họ có thể đi thuê. Các bạn nam có thể mặc lễ phục (Haori và Hakama) tuy nhiên thường thì họ mặc vest và có thể đem theo cả bạn gái của mình cùng dự buổi lễ.

Hành động cái tay nghĩa là gì

Ngày lễ thành nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân mỗi thanh niên Nhật Bản. Đó chính là cơ hội của họ để nói cho thế giới biết sự tới sự tồn tại độc lập của mình.

Sau bao năm sống một cuộc sống phụ thuộc, được bao bọc bởi gia đình, đến trường và mặc những bộ đồng phục giống nhau, giờ đây họ đã trưởng thành cả về thể xác lẫn tinh thần và được thừa nhận là những công dân thực thụ của xã hội.

Những công dân mới này đã có đủ tự tin cũng như tự do để là chính mình, để sống như mình mong muốn, và giờ họ cũng đã mang những quyền lợi và nghĩa vụ của riêng mình.

2. Nguồn gốc ngày lễ thành nhân

Seijin no hi (lễ thành nhân) có nguồn gốc từ một nghi thức cổ xưa của Nhật được gọi là Genpuku (元服). Đây thực chất là lễ trưởng thành dành cho các bé trai của những gia đình samurai quyền quý.

Genpuku mới đầu không quy định rõ độ tuổi nào được coi là “trưởng thành” tuy nhiên từ thời kì Nara (710 – 794) đến thời kỳ Heian (794-1192) thì lễ được tổ chức cho những bé trai trong khoảng 13 đến 16 tuổi (lễ trưởng thành của các bé gái thời này được gọi là mogi cho các bé từ 12-14 tuổi).
 

Hành động cái tay nghĩa là gì

Đến khoảng thế kỷ thứ 16, nó được đổi tên thành Genpukushiki. Trong buổi lễ ấy, nghi thức để xác nhận một người đã trưởng thành là cắt đi phần tóc ở trước trán của họ. Sau này, nghi thức được phổ biến tới cả những tầng lớp bình dân và nông dân cho đến tận cuối triều đại Edo.

Genpukushiki được coi như là nghi thức bắt nguồn cho seijinshiki, tuy nhiên nghi thức lễ hội như hiện nay được bắt đầu từ năm 1948. Trong suốt một thời gian dài, ngày lễ thành nhân được quy định là ngày 15 tháng 1 và điều này đã được ghi cả trong Hiến pháp Nhật.

Nhưng sau này nhằm mang lại những kỳ nghỉ dài hơn cho người dân, lễ hội được đổi lại thành ngày thứ hai đầu tiên của tuần thứ hai trong năm theo như hệ thống Thứ Hai Vui Vẻ.

3. Quyền lợi được hưởng sau ngày lễ thành nhân
 

Có thể hút thuốc lá, uống rượu. Ở Nhật khi mua thuốc lá hoặc rượu bạn cần phải chứng minh mình đủ 20 tuổi, khi mua thuốc bạn cần có thẻ chứng nhận trên 20 tuổi mới có thể mua tại các máy bán hàng tự động. Để đăng ký được thẻ này, điều tiên quyết là bạn phải đủ 20 tuổi.

Hành động cái tay nghĩa là gì

Có thể tham gia bỏ phiếu lựa chọn nghị sỹ địa phương trong kỳ tổng tuyển cử, cũng như có thể tham gia hoạt động chính trị.

Có thể đứng tên trên hợp đồng mà không cần có sự đồng ý của bố mẹ.

Kết hôn không cần sự cho phép của cha mẹ (Tuổi kết hôn tại Nhật : Nam – 18 tuổi, nữ 16 tuổi, nhưng trước tuổi 20 thì cần có sự cho phép của cha mẹ mới được kết hôn).

Hành động cái tay nghĩa là gì

 

4. Nghĩa vụ sau ngày lễ thành nhân :

Phải tham gia nenkin (giống kiểu bảo hiểm xã hội bắt buộc), mục đích để hưởng lương hưu, bảo hiểm thương tật, tử vong. Từ 20 – 60 tuổi phải tham gia, trừ trường hợp thất nghiệp hoặc hoàn cảnh khó khăn.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành vi của mình như một công dân. Các hình thức miễn trách với tuổi vị thành niên bị vô hiệu

Ý nghĩa

Lễ thành nhân là một sự kiện truyền thống thật tuyệt vời và đầy ý nghĩa của Nhật Bản không chỉ dành những người đã đến tuổi trưởng thành mà còn cho chính gia đình của họ.

Đây là một dịp để chúc mừng những người trưởng thành, đồng thời khuyến khích họ nhận ra rằng họ đã trở thành người lớn và đã đến lúc bắt đầu một cuộc sống tự lập.

Bên cạnh đó nó cũng là một ngày lễ có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân mỗi thanh niên Nhật Bản.

Đó chính là cơ hội của họ để nói cho thế giới biết sự tới sự tồn tại độc lập của mình. Sau bao năm sống một cuộc sống phụ thuộc, được bao bọc bởi gia đình, đến trường và mặc những bộ đồng phục giống nhau, giờ đây họ đã trưởng thành cả về thể xác lẫn tinh thần và được thừa nhận là những công dân thực thụ của xã hội.

Những công dân mới này đã có đủ tự tin cũng như tự do để là chính mình, để sống như mình mong muốn, và giờ họ cũng đã mang những quyền lợi và nghĩa vụ của riêng mình.


Page 3

Món cơm cà ri rất phổ biến ở Nhật Bản, xuất hiện trong các nhà hàng lớn, quán ăn nhỏ, trong các bữa cơm gia đình đầm ấm,… thậm chí cả trong những cuốn truyện tranh. Cùng tìm hiểu cà ri kiểu Nhật có gì đặc biệt và thu hút nhé!

Hành động cái tay nghĩa là gì

1. Cà ri Nhật ra đời như thế nào?

Cơm cà ri, tiếng Nhật gọi là カレーライス (karei raisu) hay đơn giản là  カレー (karei) là một món ăn hàng ngày rất được yêu thích tại Nhật.

Hành động cái tay nghĩa là gì

Cà ri đuược cho có nguồn gốc từ Ấn Độ, tuy nhiên nó được du nhập vào Nhật Bản vào thời kì Minh Trị ở thế kỷ XIX và dần được yêu thích rộng khắp quốc gia.

Có ba kiểu ăn cà ri chính ở Nhật là cơm cà ri, mì udon cà ri và bánh rán nhân cà ri.

Hành động cái tay nghĩa là gì

Khác với món cà ri của Ấn Độ, cà ri Nhật Bản sẽ thường ngọt, ít cay, đặc và sánh hơn. Hơn nữa, cơm cà ri của Nhật không chỉ có nước sốt mà còn có nhiều loại topping (các đồ ăn kèm đặt bên trên đĩa cà ri như gà tẩm bột rán, mực, tôm rán v.v)

2. Công chức nấu cà ri kiểu Nhật cho người “vụng về”.

Nếu bạn không phải là là người nấu ăn giỏi hay khó khăn tìm kiếm các nguyên liệu của Nhật thì mua viên cà ri bán sẵn là sự lựa chọn tốt nhất. Viên cà ri bán sẵn ở Nhật được gọi là カレールー (curry roux), gói này được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng, siêu thị tại Nhật Bản. Còn nếu bạn đang ở Việt Nam thì có thể tìm kiếm tại các cửa hàng chuyên bán đồ Nhật.

Loại mà mình hay dùng và thấy ngon nhất バーモントカレー (Vermont curry). Đặc biệt, khi mua viên cà ri Nhật Bản bạn nên lưu ý để chọn độ cay phù hợp với khẩu vị. Hiện tại, có 3 loại chính là 甘口 (vị ngọt), 中辛 (vị cay trung bình) và 辛口 (vị nhiều cay). Trong mỗi loại lại có đánh số từ 1 → 5 chỉ mức độ tăng dần.

Hành động cái tay nghĩa là gì

Để làm món cà ri gà kiểu Nhật, bạn cần:
 

Viên cà ri: 2 viên

Hành tây: 1 củ nhỏ 

Thịt bò hoặc thịt gà đùi: 150g, thái miếng vừa ăn

Cà rốt: 1 củ nhỏ, thái miếng vừa ăn

Khoai tây: 1 củ trung bình, thái miếng vừa ăn

Dầu ăn hoặc dầu ô liu: 1 thìa canh

Nước: 400 – 450 ml

Cơm trắng: 2 bát

Cách làm món cà ri gà như sau:

Bước 1: Cho 1 thìa canh dầu ăn hoặc dầu ô liu vào nồi, bật bếp

Bước 2: Thả hành vào xào qua, sau đó lần lượt thả cà rốt, khoai tây, đảo đều tay.

Bước 3: Thả thịt vào xào cùng đến khi thịt chín sơ 

Bước 4: Cho 400 – 450 ml nước vào nồi, đun lửa vừa đến khi sôi thì vớt bọt ra.

Bước 5: Đậy nắp, vặn nhỏ lửa, ninh trong khoảng 15 – 20 phút.

Bước 6: Thả 2 viên cà ri vào nồi, khuấy nhẹ đến khi cà ri tan ra. Để lửa nhỏ, đun thêm khoảng 10 phút đến khi nước sốt hơi đặc và sánh.

Bước 7: Cho cơm ra đĩa, múc sốt cà ri lên cơm, ăn nóng.

3. Những phiên bản cơm cà ri “ngon ngất ngây” của Nhật Bản

Ở Nhật Bản, có rất nhiều món cà ri khác nhau, tùy vào từng vùng cuả Nhật mà có sự phong phú. Nếu Hiroshima có món cà ri nấu với con hàu đánh bắt ở địa phương, thì Aomori, nơi nổi tiếng với việc trồng táo, táo được dùng rất nhiều trong món này.

Cà ri không chỉ được ăn kèm với cơm. Người Nhật đã nghĩ ra rất nhiều sự kết hợp thú vị. Ví dụ, cà ri được cho thêm vào mì soba hoặc udon, cà ri trong nhân bánh bao hay bánh khoai bọc bột cà ri

Hành động cái tay nghĩa là gì

Bánh rán cà ri

Hành động cái tay nghĩa là gì

Cơm cà ri tonkatsu.

\

Hành động cái tay nghĩa là gì

Mì cà ri udon

Hành động cái tay nghĩa là gì

Cơm cà ri trứng omurice.

Trông thật ngon miệng đúng không nào? Hãy trổ tài với cách làm cà ri kiểu Nhật siêu chi tiết, siêu dễ cho bữa ăn thêm ngon miệng nhé!

Nguồn: Japan net


Page 4

Người dân xứ phù tang cực kì yêu thích những thức uống như rượu và có văn hóa uống rượu vô cùng độc đáo. Cùng  khám khá top 5 loại rượu Nhật Bản ngon nổi tiếng nhất nhé.

1. TOP 5 loại rượu ngon nổi tiếng Nhật Bản

Rượu sake Nihonshu 日本酒

Rượu sake Nihonshu là tên một loại rượu truyền thống của của Nhật. Với nguyên liệu chính là gạo, mạch nha và nước dưới sự tác động của một loại vi khuẩn gọi là Koji và men rượu Sake mang lại hương vị độc đáo cho loại rượu này. Rượu sake có nhiều cách uống, có thể uống ngay ở nhiệt độ phòng, uống nóng hay uống lạnh đều ngon.

Tuỳ vào trạng thái của rượu mà sake Nhật Bản có những cái tên khác như: ”atsukan” là sake nóng, trong khi ấm ấm thì là ”nurukan”, ở nhiệt độ phòng là ”hiya” còn lạnh là ”reishu”. Độ cồn của rượu sake khá thấp thường 15 – 20%. 

Hành động cái tay nghĩa là gì

Bên cạnh Sake, Shochu là một trong 2 loaị rượu nổi tiếng nhất Nhật Bản được sản xuất bằng cách chưng cất từ các nguyên liệu như gạo, lúa mạch hoặc khoai lang. Nhiều người nhầm lẫn giữa shochu Nhật Bản với rượu Soju của Hàn Quốc bởi có tên đọc giống nhau nhưng 2 loại rượu này hoàn toàn khác  

Shochu có độ cồn cao hơn với sake thường 25% độ. Tùy vào sở thích từng người mà việc chưng cất rượu Shochu cho nồng độ cồn khác nhau. Nồng độ rượu có thể lên đến 35% độ cồn theo thể tích. Rượu Shochu được người Nhật dùng để pha các loại cocktail.

Hành động cái tay nghĩa là gì

Cũng giống như Sake, rượu Shochu cũng được pha khi uống và có những cách như:

– Roku: đây là phổ biến nhất, thêm đá vào rượu.

– Mizuwari: thêm nước lạnh vào shochu

– Oyuwari: thêm nước nóng vào shochu

– Chu-hai: chỉ các loại cocktail sử dụng shochu làm nguyên liệu pha chế.

Ngoài ra có thể pha soda, trà Ô long rồi uống. Khi pha thông thường người ta hay pha theo tỉ lệ 1:3 tức là 1 rượu 3 nước.

Rượu mơ Nhật Umeshu 梅酒

Umeshu là rượu mơ nổi tiếng của Nhật, được làm từ trái mận Nhật Bản (ume), đường, rượu Shochu hoặc sake. Rượu mơ Nhật Umeshu có vị ngọt hương trái cây và mùi giống nước trái cây  có độ cồn khá thấp khoảng 14%.

Hành động cái tay nghĩa là gì

Ngoài sử dụng mơ để làm nguyên liệu, người Nhật còn sáng tạo các loại rượu từ nhiều trái cây Nhật Bản như quả Hạnh (apricot) để làm nên Anzushu, quả Thanh yên để làm nên Yuzushu, quả quýt để làm nên Mikanshu, hoặc quả táo xanh để làm nên Ringoshu. Ngoài ra còn có các loại quả khác như vải, đào, dưa gang, nho, việt quất…

Rượu mơ Nhật Umeshu thường được chế biến tại nhà và có thể được tìm thấy tại bất kì đâu tại Nhật Bản. 

Rượu Nigori sake là một loại sake đặc biệt được làm trong mùa đông Nhật Bản, khác với sake thông thường Nigorizake được lọc qua vải, loại rượu này còn được gọi là “cloudy sake” bởi nó giữ nguyên bã gạo sau lên men cộng với đường, khi rót ra thì rượu lẫn với bã sẽ có màu trắng đục, nhìn bồng bềnh giống như mây. 

Rượu Nigorizake rất giống với rượu Makgeolli của Hàn Quốc (ở Nhật gọi là makkori).

Hành động cái tay nghĩa là gì

Amazake chính là cơm rượu Nhật được làm từ gạo trắng nấu thành cơm rồi lên men. Loại rượu gạo này có độ cồn cực kì thấp của Nhật, thậm chí là không có cồn, có vị ngọt, trẻ con cũng uống được.

Rượu gạo Nhật Amazakeđược làm bằng cách lọc lấy bã của sake sau khi lên men rồi trộn với nước và cơm. Amazake có thể dùng dươi dạng nước uống (lược để giữ lại phần cái) theo kiểu rượu nếp đục Việt Nam hay dùng ăn cả cái lẫn nước như Cơm rượu. Ngoài ra còn một số loại rượu Nhật khác như: rượu nhật nikka, rượu nhật hibiki, rượu nhật suntory, Rươu Chuhai,…

Hành động cái tay nghĩa là gì

2. Cách Chọn rượu Nhật hợp với sở thích

Chọn rượu theo nguyên liệu

– “Junmaishu” là rượu được làm hoàn toàn bằng gạo nên khi uống không làm bạn nôn nao khó chịu.

– “Honjozo” là rượu có pha chế thêm cồn. Loại rượu này có gía thành rẻ hơn Junmaishu

– Rượu Nigorizake là rượu gạo cùng mạch nha

– Umeshu là rượu làm từ mơ Nhật

– Rượu “Karakuchi” có vị cay nồng ít ngọt thích hợp khi ăn sashimi, các món nhắm hay bữa ăn kiểu Nhật.

– Rượu “Nakaguchi” có vị ngọt hơn rượu Karakuchi nhưng vị ngọt thanh không quá đậm.

– Rượu “Amakuchi” có vị ngọt hợp khi uống với các món chính dùng các loại động vật giáp xác như tôm hùm cho bữa tối.

– Umeshu có vị ngọt hơi chua

– “Ginjo” là loại rượu có sử dụng nguyên liệu là gạo xát kỹ trên 40% có hương vị tinh khiết.

– “Daiginjo” là loại rượu sử dụng nguyên liệu là gạo được xát kỹ trên 50%. Đây được coi là loại rượu quý của Nhật

3. Văn hóa uống rượu của người nhật

– Văn hóa Bureikō – “trong bàn nhậu, tất cả đều bình đẳng” 

– Không được uống trước cho đến khi mọi người được rót rượu đầy ly và nâng ly chúc mừng (kampai)

– Bạn có thể nói “Kanpai” nếu đang ở trong một nhà hàng Nhật Bản, sau đó chạm ly với mọi người.

Hành động cái tay nghĩa là gì

– Nếu uống rượu với một người có địa vị cao hơn, hãy chắc chắn là vành ly của bạn nằm dưới vành ly của họ khi chạm cốc.

– Tại một bữa tiệc của người Nhật, bạn thường phải phục vụ cho người kế bên hơn là tự bạn làm việc ấy cho bản thân. Cần phải thường xuyên quan sát xem rượu trong ly của bạn mình đã gần hết chưa để mà rót tiếp cho bạn mình.

– Nếu người khác muốn mời rượu, bạn phải uống hết rượu trong ly của mình nếu như nó còn đầy, sau đó bạn phải nâng ly lên cho người đó rót rượu vào.

– Đừng quên nhấp một ngụm rượu trước khi bỏ ly xuống. Nghi thức này áp dụng cho tất cả mọi người trong bữa tiệc cho dù họ có không thích uống rượu đi chăng nữa.


Page 5

Hành động cái tay nghĩa là gì

① Giữ ấm cho nhà

1. Miếng dán cách nhiệt cho cửa kính (窓ガラス 断熱シート)

Cửa kính bình thường trong nhà không phải là kính cách nhiệt, do vậy không khí lạnh thấm qua kính khiến không khí trong nhà trở nên lạnh. Các bạn có thể dùng miếng dán cách nhiệt cho cửa kính để hạn chế việc này.

Hành động cái tay nghĩa là gì

→ Link tham khảo: http://amzn.asia/c5WqJDd

2. Băng dán ở các khe hở (隙間防止テープ)

Dù đóng kín cửa nhưng các bạn vẫn thấy có gió lạnh lùa vào, đó là do các khe cửa vẫn chưa được khít. Khi đó các bạn có thể dùng 隙間防止テープ (loại băng dán cho các khe hở) để dán những khe hở này lại. Loại băng dán này có thể tìm thấy ở các cửa hàng 100 Yên. Trong ảnh là sản phẩm của Daiso.

Link tham khảo: http://amzn.asia/aqsBiTD

Hành động cái tay nghĩa là gì

3. Tăng độ ẩm trong nhà

Mùa đông ở Nhật rất khô. Cảm giác không khí khô cộng với nhiệt độ thấp sẽ làm cơ thể bạn thêm khó chịu. Nhiệt độ và độ ẩm cùng ảnh hưởng tới cảm giác về nhiệt độ của cơ thể. Thông thường, khi nhiệt độ không khí dưới 10 độ C, độ ẩm càng cao thì chúng ta càng dễ cảm thấy lạnh. Ngược lại, khi nhiệt độ không khí cao trên 10 độ C, độ ẩm càng cao thì chúng ta càng thấy ấm hơn. Nhiệt độ trong phòng thường cao hơn 10 độ C nên độ ẩm trong phòng cao thì chúng ta sẽ thấy ấm hơn.

Hành động cái tay nghĩa là gì

4. Giữ ấm sàn nhà:

Sàn nhà rất lạnh nên các bạn có thể dùng thảm điện (ホットカーペット)để giữ ấm cho sàn nhà, tránh lạnh từ chân lạnh vào trong cơ thể.

Hành động cái tay nghĩa là gì

5. Các loại thiết bị làm ấm không khí trong nhà:

Các thiết bị làm ấm không khí trong nhà có thể kể tới điều hoà nóng và máy sưởi(電気ストーブ). Có rất nhiều loại máy sưởi, trong đó có các loại máy sưởi ceramic heater (セラミックヒーター)  có giá khá phải chăng (khoảng 3000 Yên), phù hợp với không gian nhỏ và các bạn ở một mình.

Hành động cái tay nghĩa là gì

6. Một số đồ dùng giữ ấm thường dùng khác

a. Túi chườm nóng (湯たんぽ)

Túi chườm nóng là đồ dùng rất phổ biến trong những ngày lạnh ở Nhật. Chỉ cần đổ nước nóng vào là bạn đã có thể dùng túi chườm để chườm tay, chân hoặc chườm nóng trước giường đệm ở vị trí bụng hoặc eo khi đặt người xuống ngủ. Chỉ cần làm nóng vị trí này thì bạn sẽ thấy nửa thân dưới của mình cũng sẽ ấm theo. Các bạn cũng có thể dùng túi chườm nóng chườm trực tiếp khi đau bụng do lạnh bụng.

Link tham khảo: http://amzn.asia/5rwmFjm

Hành động cái tay nghĩa là gì
amazon.co.jp

b. Chăn điện (電気毛布)

Tương tự như thảm điện, tuy nhiên các bạn cần chú ý nếu dùng chăn điện khi ngủ, cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Tốt hơn các bạn chỉ nên bật làm ấm chăn, sau đó tắt đi trước khi ngủ.

Hành động cái tay nghĩa là gì

c. Bàn sưởi (こたつ)

Kotatsu là kiểu bàn sưởi rất thông dụng trong các gia đình Nhật. Set bàn sưởi gồm có bàn và chăn, ở dưới có thể đặt thảm điện nữa thì sẽ ấm ơn. Dưới bàn có thiết bị sưởi. Vì kín như vậy nên bàn sưởi giảm việc tản nhiệt và có thể tiết kiệm được điện năng. Tuy nhiên việc giặt chăn kotatsu rất vất vả, thường phải mang ra tiệm giặt là.

Với Kotatsu, các bạn cần mua bàn(こたつテーブル), chăn sưởi (こたつ掛け布団)và thảm trải ở dưới (こたつ敷き布団) riêng.

Hành động cái tay nghĩa là gì

② Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài:

1. Mặc đồ giữ nhiệt (ヒートテック)

Đồ heattech được đánh giá là có hiệu quả khá tốt để giữ ấm cho cơ thể trong mùa đông. Bạn nên chọn đồ heattech vừa khít với cơ thể để tăng hiệu quả giữ nhiệt.

Hành động cái tay nghĩa là gì

*** Một số hãng có bán đồ Heattech ở Nhật, các bạn có thể tìm cửa hàng gần mình ở các trang tương ứng sau:

2. Dùng miếng dán nhiệt (カイロ)

Miếng dán nhiệt ở trong có than hoạt tính, sẽ làm ấm cơ thể bạn khi hoạt động. Bạn nên dùng miếng dán nhiệt vào ngày rất lạnh hoặc khi đi trượt băng, trượt tuyết.

Một điều cần chú ý là các bạn phải dán miếng dán nhiệt lên một lớp áo, chứ không dán trực tiếp lên da, và không dán khi ngủ vì có thể gây ra phỏng.

Miếng dán nhiệt có loại dán (貼る) và không dán, tức là cầm tay(貼らない), các bạn có thể chọn tùy theo nhu cầu sử dụng của mình.

Hành động cái tay nghĩa là gì

3. Giữ ấm cổ và vai (đây là một loại カイロ)

Miếng làm ấm cổ và vai này chỉ cần cho vào lò vi sóng làm nóng với tuần số dòng điện và thời gian hướng dẫn, sau đó chườm lên vai và cổ. Mỗi lần làm nóng như vậy có thể chườm được khoảng 30 phút tùy loại. Một miếng chườm này chỉ dùng được số lần quy định và không thể giặt được.

Hành động cái tay nghĩa là gì
Tương tự miếng chườm cho vai và cổ, còn có miếng chườm nóng cho vùng mắt giúp thư giãn.
Hành động cái tay nghĩa là gì

4. Giữ ấm chân:

a. Miếng dán lòng bàn chân:

Ở những vùng giá rét, dù bạn đi tất dầy và giầy thế nào đi nữa vẫn thấy chân lạnh buốt? Khi đó bạn có thể dùng miếng dán nhiệt (カイロ)dùng cho lòng bàn chân.

Hành động cái tay nghĩa là gì

b. Giữ ấm cổ chân và cổ tay: (レッグウォーマー)

Có nhiều bạn buổi tối đi nằm rồi mà chân tay vẫn lạnh mãi không ấm hơn được. Nhưng khi nằm ngủ các bạn không nên đi tất chân vì lòng bàn chân là vị trí dễ ra mồ hôi nhất. Khi ra mồ hôi thì ngược lại người sẽ bị lạnh hơn nên thay vì đi tất chân khi ngủ, các bạn nên dùng レッグウォーマー.

Hành động cái tay nghĩa là gì

③ Một số đồ dùng giữ ấm có thể tìm thấy ở các cửa hàng 100 yên hoặc 300 yên (3 coins)

1. Mũ len (ニットキャップ)

Hành động cái tay nghĩa là gì

2. Bịt tai (イヤーマフ)

Hành động cái tay nghĩa là gì

3. Khăn quàng cổ (スヌード *loại khăn quàng cổ có hai đầu nối với nhau)

Hành động cái tay nghĩa là gì

4. Găng tay dùng được smart phone:

Hành động cái tay nghĩa là gì

5. Tất chân (làm ấm cổ chân)

Hành động cái tay nghĩa là gì

Ở các shop 100 yên, 300 yên, các bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại găng tay và tất chân. Có loại găng tay mà có thể dùng được Smart phone (shop 300 yên), găng tay hở ngón, tất chân hở ngón v.v

6. Chăn nỉ cỡ 1 người dùng(ブランケット)

Hành động cái tay nghĩa là gì

7. Các loại mini-cushion (ミニクッション)

Với các loại mini-cushion (gối mini) này, các bạn chỉ cần cho vào lò vi sóng khoảng 30 giây (tùy loại, cụ thể xem trên sản phẩm) và làm nóng rồi dùng ủ ấm. Các loại mini-cushion này có thể dùng đi dùng lại nhiều lần.

Hành động cái tay nghĩa là gì

Loại dùng ủ ấm lòng bàn chân:

Hành động cái tay nghĩa là gì

Ngoài ra các bạn cũng có thể giữ ấm bằng cách uống trà gừng hoặc trà bồ công anh (たんぽぽ茶), ăn lẩu (鍋) và đi tắm onsen

Trên đây là một số cách giữ ấm trong mùa đông do mình quan sát và trải nghiệm. Hi vọng bài viết này có ích cho các bạn. Bạn nào biết những cách giữ ấm hiệu quả khác thì hãy chia sẻ nhé.

Nguồn: Bikae


Page 6

Hàng trăm người dân Nhật Bản tham gia lễ hội tắm nước đá đầu năm với ý nghĩa thanh tẩy tâm hồn, mang lại may mắn và sức khỏe trong năm mới 2018.