U hạt thanh quản là gì

Một trong những bệnh lý tai mũi họng thường gặp nhất ở những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói là hạt xơ dây thanh quản. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh lý này do đâu, điều trị và khắc phục như thế nào, cùng theo dõi kiến thức về bệnh lý thông qua bài viết dưới đây.

1. Hạt xơ dây thanh quản là gì

U hạt thanh quản là gì

Hình ảnh thanh quản bị hạt xơ dây thanh quản

Hạt xơ dây thanh quản còn có tên gọi khác là u xơ thanh quản. Các u xơ này bản chất là các hạt xơ rất nhỏ có chân rộng hình thành ở hai bên của dây thanh quản. Các hạt xơ này có xu hướng phát triển đồng đều ở hai dây thanh, thường xuất hiện ở vị trí ⅓ dây thanh quản,…. Theo thống kê, nữ giới có tỷ lệ bị xơ dây thanh thường gặp nhiều hơn ở nữ giới.

2. Các biểu hiện của u xơ dây thanh quản

Xơ dây thanh dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:

2.1. Khàn giọng

Khàn giọng là biểu hiện thường thấy ở tất cả các bệnh lý về họng, trong đó có xơ dây thanh. Tuy nhiên khác với các bệnh lý như viêm họng, viêm dây thanh thường đi kèm triệu chứng đau rát khi nói, hạt xơ dây thanh quản có xu hướng khàn tiếng từng đợt và ban đầu thường không đau rát.

Khi mới xuất hiện những hạt xơ, dây thanh vẫn còn khả năng co hồi nên phần đa các đợt khàn tiếng thường chỉ xuất hiện khi tần suất nói quá nhiều. Tuy nhiên ở giai đoạn hạt xơ phát triển nhiều tới mức độ nặng, người mắc hạt xơ gần như bị biến đổi giọng nói thành giọng khàn và mức độ co hồi của hai dây thanh lúc này cũng giảm đi đáng kể. Đồng thời, bệnh nhân cũng gặp phải tình trạng sưng họng gây đau cổ họng và có thể gây ngứa dẫn tới các cơn ho.

Ngoài tình trạng khản tiếng, người bị hạt xơ dây thanh quản còn thường gặp phải tình trạng nói hụt hơi, mất hơi do thanh môn bị mở rộng khi nói.

2.2. Hình ảnh soi thanh quản có nhiều hạt xơ

Trong quá trình thăm khám, khi các bác sĩ thực hiện thủ thuật soi cổ họng sẽ dễ dàng quan sát thấy những hạt xơ ở dây thanh có kích thước từ nhỏ li ti đến kích thước khoảng ½ hạt gạo hoặc thậm chí lớn hơn.

Quan sát trong quá trình phát âm có thể nhận thấy khe thanh môn không khép chặt, hai dây thanh tạo thành hình chữ V hoặc hình thoi.

Quan sát kỹ niêm mạc sẽ thấy các dịch nhầy dạng sợi dính vùng thanh môn, trên bề mặt của dây thanh.

U hạt thanh quản là gì

Khàn giọng, đau cổ là một trong những biểu hiện của hạt xơ dây thanh

3. Nguyên nhân của u xơ dây thanh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng u xơ dây thanh. Song phần lớn tình trạng hạt xơ thường do di chứng điển hình bởi các tác động liên tục tới dây thanh khiến các niêm mạc mất khả năng co hồi, các mô tăng sinh làm xuất hiện các u xơ – hạt xơ.

Theo thống kê, tỷ lệ bị người bịxơ dây thanh cao hơn ở các nhóm đối tượng sau đây:

– Những người hằng ngày phải nói nhiều, điển hình trong một số nghề nghiệp đặc thù như giáo viên, MC, ca sĩ, người bán hàng,….

– Những người nghiện rượu, nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích.

– Người mắc các bệnh lý về tai mũi họng nhưng không điều trị triệt để dẫn tới chuyển sang giai đoạn mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, ……

– Người bị mắc hội chứng trào ngược dạ dày.

4. Chẩn đoán u xơ dây thanh quản

Để phát hiện sớm dây thanh bị xơ, cần chủ động theo dõi sức khỏe và lưu tâm khi gặp phải tình trạng khàn tiếng. Nếu khàn tiếng chỉ khi nói nhiều, mệt mỏi, diễn ra trong từng giai đoạn ngắn và có xu hướng tái phát trở lại thì có thể xơ dây thanh đang ở giai đoạn đầu và còn rất nhỏ. Lúc này hãy chủ động đi khám để điều trị sớm, giúp tiết kiệm chi phí điều trị.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ trực tiếp soi vùng thanh quản để đánh giá chính xác nhất mức độ tổn thương và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

5. Phương pháp điều trị

Hiện nay điều trị hạt xơ dây thanh phụ thuộc vào mức độ xơ của dây thanh, bao gồm phương pháp điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

5.1. Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa sử dụng thuốc được áp dụng khi các hạt xơ có kích thước nhỏ và số lượng ít. Điều trị bằng thuốc kết hợp nhóm thuốc kháng sinh và kháng viêm giúp tiêu diệt những ổ viêm lan rộng, kìm hãm sự phát triển của các hạt xơ.

Tuy nhiên hạn chế  của biện pháp này là không dứt điểm tận gốc các hạt xơ. Chính vì thế trong điều kiện thuận lợi, người bệnh có thể tái bị lại rất nhanh.

5.2. Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa là tiến hành phẫu thuật loại bỏ các hạt nhân xơ có kích thước lớn. Tương tự như điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa cũng có nhược điểm là không thể giải quyết các hạt xơ nhỏ, các hạt ẩn trong dây thanh. Chính vì thế cần kết hợp với điều trị bằng thuốc để có kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, khi điều trị hạt xơ dây thanh, để có thể lấy lại giọng nói trong trẻo ngoài việc loại bỏ hạt xơ, người bệnh còn cần sử dụng phương pháp trị liệu giọng nói để có âm thanh giống như ban đầu. Đặc biệt với những ca phẫu thuật sau khi lấy đi bệnh tích có để lại sẹo.

U hạt thanh quản là gì

Khách hàng thăm khám tại BV ĐKQT Thu Cúc

6. Phòng ngừa hạt xơ dây thanh

Để tránh tình trạng xơ dây thanh, mọi người cần chủ động trong chăm sóc sức khỏe bản thân ngay cả trong những thói quen hằng ngày.

– Không nên sử dụng giọng nói với tần suất và cường độ quá lớn trong một ngày. Nếu bắt buộc cần phải nói nhiều, hãy tìm đến các dụng cụ hỗ trợ phóng âm như loa, micro,… Đồng thời bạn có thể uống nước ấm, trà gừng,…. để giúp giọng nói phục hồi giọng nói nhanh hơn.

– Khi mắc các bệnh về tai mũi họng thông thường, hãy chủ động điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Không nên để tình trạng quá phát kéo dài bởi dễ chuyển sang dạng mạn tính, đồng thời sẽ gây nên những ảnh hưởng tới thanh quản.

– Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn.

Trên đây là một số thông tin về hạt xơ (u xơ ) thanh quản. Hi vọng rằng với những chia sẻ này, bạn sẽ hiểu rõ hơn bản chất, nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng tránh xơ dây thanh. Chúc các bạn có sức khỏe tốt và một giọng nói hay.

U xơ dây thanh quản là nỗi ám ảnh với giáo viên, ca sĩ, MC,… những người với đặc tính nghề nghiệp cần nói to, nói nhiều. Người mắc căn bệnh này thường bị khan tiếng, khó phát âm, tức ngực hụt hơi khi giao tiếp. Thậm chí để lâu sẽ biến chứng nghiêm trọng. Vậy cần xử lý căn bệnh về dây thanh này như thế nào?

1. Giải đáp những vấn đề không phải ai cũng biết về xơ dây thanh quản

Là căn bệnh phổ biến, nhưng chưa có nhiều người thực sự hiểu đúng về bệnh lý dây thanh quản.

1.1. U xơ dây thanh quản – Bệnh lý nhiều tên gọi

Trong hệ hô hấp hiện hữu hai dây thanh quản mang chức năng phát âm, truyền dẫn hơi thở. Dây được tạo từ các sợi dây chằng, kết hợp cơ và sụn.
U xơ dây thanh, viêm xơ dây thanh quản, hay viêm xơ thanh,… đều là những tên gọi cho tình trạng tổn thương dây thanh quản. Hai dây xuất hiện đối xứng những khối u nhỏ, chân rộng, gọi là hạt xơ dây thanh. Các hạt xơ thanh có kích thước tương đương nhau.

Xơ dây thanh quản có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người nói nhiều, nói to trong thời gian dài. Bệnh thường đi kèm tình trạng niêm mạc sưng huyết, phù nề.

U hạt thanh quản là gì

Hình ảnh mô phỏng hạt xơ dây thanh quản

1.2. Biến chứng của xơ dây thanh quản

Nhìn chung, u xơ dây thanh là bệnh không quá nghiêm trọng và nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, cuộc sống. Bệnh cần được điều trị đúng cách và kịp thời, nếu không có thể dẫn tới các biến chứng tiêu cực. Bệnh càng ủ lâu, hệ quả càng trầm trọng như:

– Khan tiếng, hụt hơi: Người bệnh bị khan tiếng kéo dài, ho khan, ho có đờm. Khi giao tiếp bị hụt hơi, khó nói. Về lâu dài có thể dẫn tới mất giọng

– Viêm thanh quản: Các hạt xơ thanh góp phần làm tăng nguy cơ gây bệnh

– Sưng họng: Những cơn đau họng dồn dập kéo đến khi người bệnh phải nuốt thức ăn hay nói to. Các hạt xơ càng lớn, tình trạng càng nặng. Cuối cùng có thể chèn vào đường thở hay làm xuất huyết thanh quản

– Ung thư thanh quản: Đây là biến chứng nặng nề nhất, tuy nhiên tỷ lệ không quá cao

Nhằm sớm đề phòng những hệ quản trên, người bệnh cần phát hiện các dấu hiệu u xơ dây thanh ngay từ giai đoạn khởi phát. Từ đó chữa trị kịp thời, triệt để.

U hạt thanh quản là gì

Viêm thanh quản – Biến chứng của viêm xơ dây thanh

2. Chẩn đoán và điều trị u xơ dây thanh quản

Sau khi hiểu bản chất của u xơ dây thanh, mọi người cần nắm được những thông tin cơ bản trong việc điều trị bệnh lý này.

2.1. Bác sĩ chẩn đoán u xơ thanh quản như thế nào?

Để đưa ra được phương án chữa trị, trước hết bác sĩ cần nắm được tình trạng bệnh và mức độ tổn thương của dây thanh quản. Có 2 kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán thường dùng.

Nội soi thanh quản

Bằng cách đưa ống nội soi có gắn camera vào trong cổ họng, bác sĩ có thể quan sát, phát hiện được vị trí, kích thước các hạt xơ. Kết hợp với các triệu chứng của bệnh nhân, kết quả chẩn đoán được đưa ra chính xác hơn.

Sinh thiết

Phương pháp này được chỉ định khi bệnh nhân bị nghi ngờ mắc ung thư thanh quản. Sau khi nội soi và lấy được mô tế bào, bác sĩ soi và phân tích trên kính hiển vi để tìm kiếm dấu hiệu của khối u.

Dựa theo kết quả thăm khám, phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra sao cho phù hợp với hiện trạng của người bệnh.

U hạt thanh quản là gì

Chẩn đoán bằng phương pháp nội soi mũi họng

2.2. Những cách điều trị xơ dây thanh quản phổ biến

Nguyên tắc xử lý viêm xơ dây thanh quản là loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh và phẫu thuật cắt polyp. Hiện nay, được điều trị theo 2 phương pháp phổ biến.

Điều trị nội khoa

Kỹ thuật này được áp dụng trong trường hợp u xơ dạng nhẹ với hạt xơ nhỏ, ít. Phác đồ đưa ra với mục đích giảm dần các triệu chứng bệnh và ức chế sự phát triển của các hạt xơ. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng một số thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Đồng thời trong sinh hoạt, người bệnh cần duy trì một số thói quen như:

– Súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý

– Tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn, nước đá

– Hạn chế nói chuyện

– Bổ sung đầy đủ nước

– Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá

– Tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ

U hạt thanh quản là gì

Đeo khẩu trang khi ra ngoài giúp giảm áp lực cho dây thanh và họng

Nhược điểm của phương pháp chữa nội khoa là bệnh không khỏi dứt điểm. Nếu bệnh nhân không đảm bảo được các thói quen tốt sẽ dễ dàng tái phát. Ngoài ra, người bệnh không tự ý mua thuốc bên ngoài mà không theo đơn của bác sĩ. Điều này rất dễ dẫn tới biến chứng và tác dụng ngược.

Điều trị ngoại khoa

Khi các hạt xơ phát triển quá lớn, dây thanh tổn thương nghiêm trọng đe dọa tới khả năng nói và thở, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật bóc tách xơ. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ giúp loại bỏ các hạt xơ lớn. Các hạt nhỏ vẫn có khả năng tồn tại. Do vậy bệnh nhân vẫn cần dùng thuốc như điều trị nội khoa, đồng thời áp dụng thói quen hữu ích cho thanh quản.

Dù là phương pháp chữa trị nào, trong mọi trường hợp đều cần sự chủ động của người bệnh tới bệnh viện thăm khám khi có các dấu hiệu ban đầu. Sau đó sự phối hợp với bác sĩ giúp bệnh nhân chóng hồi phục và ngăn nguy cơ tái phát về lâu dài.

2.3. Tìm hiểu cách phòng ngừa u xơ dây thanh quản

Biện pháp phòng ngừa xơ dây thanh quản cần thiết cho cả người chưa mắc và những người đã mắc tránh tái phát. Mọi người cần chú ý một số vấn đề với thanh quản như:

– Không áp lực lên giọng nói, không nói quá to, la hét trong thời gian dài

– Vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước ấm, nước muối

– Uống nước ấm để dịu giọng, nhanh lành họng

– Nghỉ ngơi đủ giấc, đúng giờ

– Hạn chế uống nước đá, rượu bia, nước ngọt có ga

– Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, tránh tiếp xúc khói bụi

– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên và định kỳ

Rõ ràng, viêm xơ dây thanh quản là bệnh lý dễ dàng chữa trị. Sẽ không khó khăn nếu mỗi người tự chủ giữ gìn sức khỏe của mình và có đủ kiến thức bảo vệ bản thân đúng cách – đúng lúc