Hay bị ngáp là bệnh gì

Ngáp là dấu hiệu đầu tiên của sự mệt mỏi, lúc cơ thể đã “lên tiếng” thì bạn hãy dành cho bản thân một chút nghỉ ngơi nhé.

2. Rối loạn đường huyết

Cơ thể bị rối loạn đường huyết cũng thường xuyên buồn ngủ, mãnh liệt nhất là sau bữa ăn. Glucose trong thức ăn đi vào máu và phát tín hiệu cho tuyến tụy tiết ra insulin - hormone giúp đưa glucose vào tế bào. Quy trình này bị rối loạn khi lượng đường ăn vào quá nhiều, tế bào từ chối tiếp nhận insulin, trong khi tuyến tụy vẫn tiếp tục tiết insulin. Tình trạng quá tải này gây ức chế hệ thần kinh, dẫn tới cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

3. Tổn thương não

Các nhà khoa học cho biết ngáp nhiều có thể là triệu chứng ở những bệnh nhân đang bị tổn thương ở thân não.

4. Bệnh động kinh

Bệnh động kinh kích thích não bộ phát ra một số tín hiệu gây ra những triệu chứng bất thường và ngáp quá nhiều là một trong số đó.

5. Rối loạn giấc ngủ

Thiếu ngủ có thể khiến bạn ngáp liên tục, ngay cả khi ban đang thấy rất tỉnh táo, đây là tín hiệu của não nói rằng cơ thể của bạn đang cần được nghỉ ngơi.

Bên cạnh những nguyên nhân do lối sống, thói quen sinh hoạt khiến bạn thiếu ngủ thì các vấn đề sức khỏe như hội chứng ngưng thở khi ngủ hay mất ngủ cũng có thể là lý do khiến bạn phải ngáp nhiều trong ngày.

6. Thiếu sắt

Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ. Hemoglobin có vai trò vận chuyển ôxy trong máu đến với các mô trong cơ thể.

Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển ôxy đến các mô cơ thể sẽ giảm sút, nhất là ở não, làm cho cơ thể mau mệt mỏi, dẫn đến hiện tượng hay buồn ngủ. Lúc này bạn hãy bổ sung sắt ngay cho cơ thể nhé!

7. Bệnh gan

Nếu bạn ngáp nhiều và liên tục trong một thời gian dài, mặc dù bạn không cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ thì đó có thể là một triệu chứng của bệnh gan. Nếu có triệu chứng như trên, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện các vấn đề về gan của mình.

8. Suy yếu tuyến giáp

Hay bị ngáp là bệnh gì

Luôn buồn ngủ là dấu hiệu của suy tuyến giáp

Luôn buồn ngủ (có thể ngủ từ 14-16 tiếng mỗi ngày) còn là dấu hiệu đặc trưng của suy tuyến giáp. Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa… Khi chức năng của tuyến giáp suy giảm sẽ làm cơ thể uể oải và lúc nào cũng buồn ngủ.

9. Thoái hóa thần kinh vận động cột sống, nhiễm phóng xạ

Thoái hóa mỗi đoạn đốt sống ở cổ sẽ gây nên một triệu chứng khác nhau. Nếu thoái hóa ở đoạn cổ bốn sẽ liên quan đến vận động cơ hoành, gây hiện tượng ngáp thường xuyên, nấc, chóng mặt.

Hay bị ngáp là bệnh gì

Xơ cứng động mạch não

Khi bị xơ cứng động mạch não, các mạch máu bị thu hẹp làm cho việc lưu thông máu chậm lại, gây thiếu máu, thiếu oxy cho não. Chức năng của não bị ảnh hưởng gây hiện tượng ngáp. Parkinson là bệnh rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Một trong những triệu chứng của bệnh là gây rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Có thể ban ngày ngáp liên tục, buồn ngủ không cưỡng lại được.

Ngoài ra, nhiễm phóng xạ cũng có thể khiến bạn ngáp thường xuyên. Chất phóng xạ có trong đất, năng lượng mặt trời hoặc thậm chí xuất phát từ các nguồn nhân tạo như máy chụp X-quang, các máy móc y tế dùng phóng xạ để chẩn đoán và điều trị, các thiết bị thăm dò. Bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ có thể có biểu hiện như say sóng, và biểu hiện đầu tiên là ngáp.

Ngoài ra, buồn ngủ nhiều có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, nhiễm trùng, huyết áp giảm...

Tại sao thường xuyên ngáp ngủ?

Thông thường, nguyên nhân bạn ngáp là do: Căng thẳng hoặc chán. Bị chứng rối loạn giấc ngủ như chứng ngủ rũ, chứng ngưng thở khi ngủ Tác dụng phụ của loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), được sử dụng để điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu.

Tại sao con người lại ngáp ngủ?

Ngáp là một phản xạ không tự nguyện, miệng mở to, hít thở sâu và khí tràn vào phổi. Khi đó màng nhĩ căng ra, mắt nhắm chặt và bị chảy nước. Ngáp thường xảy ra trước hoặc sau khi ngủ nên được xem là một dấu hiệu của sự mệt mỏi. Em bé có thể ngáp, ngay cả trong bụng mẹ.

Tại sao khi ngáp ngủ lại chảy nước mắt?

Khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược vào trong mắt, khiến mắt ta đầm đìa. Ngáp làm chặn đường xuống mũi của nước mắt, nên mới trào thành lệ.

Hay ngáp thiếu chất gì?

Sắt là nguyên liệu tham gia tổng hợp nên hemoglobin trong hồng cầu. Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô sẽ giảm sút, nhất là não, làm cho cơ thể thường xuyên mệt mỏi và dẫn đến hiện tượng ngáp nhiều.