Hay nếu vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái

Trường đại học - Thành tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

VTV.vn - Nhiều năm trở lại đây, các trường đại học đang thể hiện vai trò tiên phong trong việc cung cấp cho xã hội những tài năng cho công cuộc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Khởi nghiệp từ hoạt động nghiên cứu trong trường đại học

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được coi là một trong những động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, diện mạo các trường đại học cũng đang dần thay đổi, bắt đầu từ sự chuyển mình trong tư duy nhận thức của đội ngũ giảng viên, sinh viên.

Bắt nguồn từ kinh nghiệm dân gian, thầy và trò Đại học Y - Dược đã sử dụng cây dược liệu Pác lừ để sản xuất kem bôi nhiệt miệng. Dự án giành Giải nhất cuộc thi "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên". Đề tài nghiên cứu được đánh giá cao khi tìm ra bài thuốc chữa nhiệt miệng lành tính cho người già, trẻ nhỏ

"Hiện tại trên thị trường, dòng sản phẩm này chưa được phát triển nên nó rất độc đáo. Vì vậy, bọn em muốn phát triển sản phẩm vừa lành tính, vừa độc đáo cho nhiều người dân biết đến", em Trần Thị Thu Uyên, Trường Đại học Y dược, Đại học Thái Nguyên, cho biết.

Hay nếu vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái

Trường đại học đang giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái sáng tạo khởi nghiệp.

Còn tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, công nghệ sản xuất nấm đông trùng hạ thảo hay một số dược liệu quý hiếm cũng được sinh viên và giảng viên chuẩn hóa quy trình, chuyển giao cho doanh nghiệp phát triển thành sản phẩm thương mại.

"Sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo này là sản phẩm chuyển giao khoa học công nghệ của Viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau đó công ty sẽ tiếp nhận và sản xuất, bán ra thị trường", bà Vũ Kỳ Liên, Công ty Phát triển Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam, chia sẻ.

Kết nối ý tưởng của sinh viên, tri thức của giảng viên, Đại học Thái Nguyên đã xây dựng 3 trung tâm sáng tạo khởi nghiệp. Khởi nghiệp từ giảng đường nhưng một mục tiêu cao hơn là hoạt động này vẫn là quay lại phục vụ công tác đào tạo.

"Mỗi bài giảng của thầy cô giáo là cơ hội để khởi nghiệp trong môi trường thực tập của sinh viên, nảy nở ra những ý tưởng sáng tạo và thầy trò cùng nhau nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo đó, gắn với thực tiễn hoạt động của các em", GS.TS. Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên, nhận định.

Có thể nói, trường đại học vì thế đang giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái sáng tạo khởi nghiệp khi góp phần hình thành nên đội ngũ nhân sự chất lượng cao cho xã hội.

Kết nối ý tưởng khởi nghiệp trong trường đại học

Không chỉ trên giảng đường, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang được Chính phủ, các địa phương thúc đẩy phát triển trong những năm vừa qua. Đề án "Hỗ trợ Học sinh Sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện với nhiều giải pháp tích cực. Đến nay, nhiều đơn vị đã có môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đặc biệt coi trọng hơn việc kết nối các ý tưởng khởi nghiệp với doanh nghiệp.

"Đây là sản phẩm dành cho người mắc bệnh dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa. Sản phẩm đi lên từ các phong trào, cuộc thi khởi nghiệp", Thạc sĩLưu Hồng Sơn, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, cho biết.

Xuất phát từ đề tài nghiên cứu, thầy Sơn cùng đồng nghiệp và các bạn sinh viên đã hoàn thành khá nhiều sản phẩm, giải pháp công nghệ, được phát triển trong thực tế.

Chọn đề tài xuất phát từ thực tế tại địa phương, có tính ứng dụng thực tế cao, các dự án của thầy và trò nhiều trường đại học tại Thái Nguyên dễ dàng kết nối với doanh nghiệp. Tại Viện Nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm, trung bình mỗi năm thu về trên 30 tỷ đồng từ dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ.

Hay nếu vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái

Khơi dậy tiềm năng sáng tạo thông qua đào tạo đang là yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục đại học.

Ý tưởng tốt kết hợp với nguồn lực hỗ trợ từ phía doanh nghiệp sẽ là đòn bẩy giúp chất lượng công tác nghiên cứu khoa học tại trường đại học phát triển, là cơ hội thực hiện khát vọng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của sinh viên.

Không thể phủ nhận rằng nhờ có nhiều chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học, các nhóm nghiên cứu, công bố quốc tế của Việt Nam tăng mạnh. Năm 2019, tổng số bài báo khoa học của Việt Nam công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín là 12.475 bài, đứng thứ 49 thế giới, so với năm 2015 tăng 2,7 lần và tăng 9 bậc. Chỉ số trích dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam ngày càng tăng.

Nguồn nhân lực chất lượng cao từ hoạt động nghiên cứu

Phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao được xác định là 1 trong 3 đột phá chiến lược quan trọng hàng đầu của đất nước. Khơi dậy tiềm năng sáng tạo thông qua đào tạo đang là yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục đại học.

Thành lập nhóm nghiên cứu mạnh với sự tham gia chủ yếu của sinh viên, học viên cao học là chủ trương của trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

"Đào sâu nghiên cứu về một mảng vấn đề gì đó, những vấn đề nghiên cứu cũng tiệm cận được với thế giới, do đó các bạn học hỏi được nhiều kỹ năng, cách viết, cách phân tích dữ liệu", TS. Chử Mạnh Hưng, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhận định.

Qua nghiên cứu, học viên sẽ có đủ năng lực tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học. Nhờ đó, các em có khả năng thích ứng với thị trường lao động thời đại mới, tư duy đột phá trong công việc.

"Các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững trên thị trường không phải là cần nguồn nhân lực giá rẻ, mà cần một đội ngũ nhất định, có thể ít nhưng mà tinh, và có khả năng nghiên cứu giúp các doanh nghiệp đó cải tiến công nghệ", PGS. TS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh.

Tín hiệu vui từ các trường đại học hôm nay cho chúng ta hy vọng vào nguồn nhân lực tương lai. Đó là thế hệ đủ sức tham gia phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Hay nếu vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái
Doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ: Hạt nhân thúc đẩy đổi mới sáng tạo

VTV.vn - Các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ, đã khẳng định vai trò hạt nhân, vươn mình trong làn sóng đổi mới sáng tạo toàn cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Khởi nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp, giáo dục đại học, trường đại học, Khởi nghiệp trong trường đại học

Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Bảo Sơn dự và phát biểu tại sự kiện.

Tham dự sự kiện có ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Jesse Choi, Giám đốc Sunwah Innovations, Tập đoàn Sunwah, Hồng Kông (Trung Quốc), đại điện đơn vị đồng tổ chức cuộc thi; đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp gồm: Tập đoàn T&C, Tập đoàn Danko Group, Công ty NCC, Tổng công ty 36 - Bộ Quốc phòng, …

Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp - Sáng tạo VNU năm 2021 do Nhà trường tổ chức, với sự hỗ trợ của Tập đoàn Sunwah, với mong muốn thúc đẩy phát triển tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội, tạo ra môi trường để sinh viên, học viên cao học vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn cũng như nhằm phát hiện và vun đắp cho những ý tưởng sáng tạo của người học.

Hay nếu vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (ảnh: VNU)

Ông Jesse Choi, Giám đốc Sunwah Innovations bày tỏ vinh dự được đồng hành cùng Đại học Quốc gia Hà Nội trong công tác tổ chức và tài trợ cho cuộc thi, đặc biệt khi buổi Chung kết được tổ chức tại Trung tâm Văn hoá ULIS - Jonathan KS Choi - toà nhà biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài giữa Tập đoàn Sunwah và Đại học Quốc gia Hà Nội.

“Đây cũng là dấu mốc quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa Tập đoàn Sunwah và Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, với mục tiêu khích lệ tinh thần khởi nghiệp của sinh viên và tạo tiền đề vươn mình ra trường quốc tế cho các doanh nhân trẻ tương lai… Trong suốt quá trình 10 năm hợp tác và phát triển với nhiều dự án trong các lĩnh vực giáo dục, hoạt động cộng đồng và trao đổi quốc tế, Tập đoàn Sunwah luôn trân trọng Đại học Quốc gia Hà Nội như một đối tác thân thiết, lâu dài, xứng tầm một cơ sở giáo dục và đào tạo hàng đầu quốc gia và khu vực”, ông Jesse Choi chia sẻ.

Ông Jesse Choi tin rằng, với mạng lưới cố vấn và tài nguyên rộng lớn của Đại học Quốc gia Hà Nội, Sunwah Innovations cũng như các đối tác khác, Cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp – Sáng tạo VNU năm 2021” sẽ tạo tiền đề, thiết lập môi trường ươm tạo và là bệ phóng cho các doanh nhân trẻ tương lai.

Ông Phạm Hồng Quất, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, xác định trường đại học là cái nôi của hệ sinh thái khởi nghiệp, Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) đến nay đã hỗ trợ hàng chục trường đại học, cao đẳng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước để thực hiện các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Đánh giá cao vai trò của Đại học Quốc gia Hà Nội trong thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án 844, ông cho rằng cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp – Sáng tạo VNU năm 2021 sẽ mang lại cơ hội giao lưu, trao đổi và học hỏi quý báu cho các sinh viên, học viên với những ý tưởng khởi nghiệp của riêng mình.

Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn cho biết, với sứ mệnh của một trung tâm giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu cả nước, một tổ chức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lớn của quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội luôn xác định trách nhiệm cao trong đào tạo phát triển toàn diện cho người học, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, nâng cao khả năng sáng nghiệp cho sinh viên.

Với định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu gắn với đổi mới sáng tạo, trong những năm vừa qua, Đại học Quốc gia Hà Nội đặc biệt quan tâm đến thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng.

Đại học Quốc gia Hà Nội đã từng bước đưa vào chương trình đào tạo các nội dung về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, bồi dưỡng các kiến thức kỹ năng về khởi nghiệp cho người học; phát triển các kết quả nghiên cứu theo hướng đáp ứng yêu cầu thị trường, sẵn sàng đưa vào hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của giảng viên, nhà khoa học và người học. Các cuộc thi về khởi nghiệp được tổ chức ở các cấp độ khoa trực thuộc, trường đại học thành viên và cả Đại học Quốc gia Hà Nội cũng là một phương thức quan trọng khuyến khích phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hay nếu vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái

Đội 3SR của Trường Đại học Giáo dục với Dự án “Mạng xã hội tái tuần hoàn rác thải thông minh” giành giải Ba và giải đội được yêu thích nhất thông qua bình chọn. (ảnh: VNU)

Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp - Sáng tạo VNU 2021 được tiến hành từ tháng 6/2021, thu hút được 43 hồ sơ tham gia và sau các vòng tuyển chọn đến nay có 12 đội được tham gia vòng chung kết. Ban Tổ chức Cuộc thi đã xây dựng kế hoạch huấn luyện cho các đội tham gia Chung kết. Quá trình huấn luyện diễn ra trong vòng nửa tháng (từ 2/10/2021 đến 16/10/2021) với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng nhằm hỗ trợ các đội thi hoàn thiện ý tưởng/dự án ở các góc độ: Nghiên cứu và định hướng thị trường; Phát triển sản phẩm; Kỹ năng xây dựng kế hoạch kinh doanh; Hoàn thiện mô hình kinh doanh; Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với khởi nghiệp - sáng tạo; Kỹ năng “pitching” dự án tìm kiếm nhà đầu tư.

Kết quả chung cuộc, đội SALEWORKS đến từ Trường Đại học Kinh tế với Dự án Nền tảng quản lý bán hàng sàn thương mại điện tử Salework đã giành giải Nhất.

Giải Nhì thuộc về đội GAMMA BOX đến từ Khoa Quốc tế với Dự án: Nền tảng tạo chiến dịch marketing thông qua game hóa.

Đội 3SR của Trường Đại học Giáo dục với Dự án “Mạng xã hội tái tuần hoàn rác thải thông minh” giành giải Ba và giải đội được yêu thích nhất thông qua bình chọn.

Giải khuyến khích thuộc về đội ULISOUL từ Trường Đại học Ngoại ngữ với Dự án ULISOUL và đội COMPOD TRÁI CÂY, từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên với Dự án Phát triển công nghệ chế biến và thương mại hóa sản phẩm compod trái cây nhiệt đới.

Thùy Linh