Hệ số ma sát đơn vị là gì

  • Hệ số ma sát đơn vị là gì
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!



A. Phương pháp & Ví dụ

Phương pháp giải:

Quảng cáo

- Lực ma sát gồm 3 loại thường gặp:

   + Ma sát trượt: Fmst = μt.N

   + Ma sát nghỉ: Fmsn = Ft ( Ft là ngoại lực hoặc thành phần ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc)

    Fmsn max = μn N (μn > μt)

   + Ma sát lăn: Fmsl = μl.N

- Các bước giải bài tập:

   + Phân tích lực

   + Áp dụng định luật II Newton để viết phương trình tính độ lớn của các lực

Bài tập vận dụng

Bài 1: Một ô tô khối lượng 1,5 tấn chuyển động thẳng đều trên đờng. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,08. Tính lực làm cản trở chuyển động của xe trên mặt đường (bỏ qua lực cản không khí)

Hướng dẫn:

Lực làm cản trở chuyển động của xe trên mặt đường là lực ma sát

Fmsl = μl.N = μl.mg = 0,08. 1500.9,8 = 1176 N

Quảng cáo

Bài 2: Một vật khối lượng m = 1 kg được kéo chuyển động trượt theo phương nằm ngang bởi lực F hợp với phương ngang một góc 30°. Độ lớn F = 2 N. Sau khi bắt đầu chuyển động được 2s, vật đi được quãng đường 1,66 m. Cho g = 10 m/s2. Tính hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn

Hướng dẫn:

Chọn chiều dương như hình vẽ, gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động

Áp dụng định luật II Newton:

   Fms + P + N + F1 + F2 = m.a

Chiếu phương trình lên chiều dương phương ngang, ta có:

- Fms + F2 = ma     (1)

Chiếu phương trình lên chiều dương phương thẳng đứng, ta có:

N + F1 = P

⇒ N = mg – F.sin30°

⇒ phương trình (1) trở thành: - μ( mg - F.sin30° ) + F.cos30° = ma     (2)

Lại có:

Thay vào phương trình (2):

- μ(1.10 - 2.sin30°) + 2.cos30° = 1.0,83

⇒ μ = 0,1

Bài 3: Một toa tàu có khối lượng m = 80 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo F = 6.104 N. Xác định lực ma sát và hệ số ma sát giữa toa tàu với mặt đường

Hướng dẫn:

Tàu chuyển động thẳng đều ⇒ Fms cân bằng với F

⇒ Fms = 6.104 N = μmg

Bài 4: Một đầu máy tạo ra một lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng m = 3 tấn chuyển động với gia tốc a = 0,2 m/s2. Biết hệ số ma sát giữa toa xe với mặt đường là k = 0,02. Hãy xác định lực kéo của đầu máy. Cho g = 9,8 m/s2

Hướng dẫn:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của toa xe

Áp dụng định luật II Newton:

   Fms + P + N + F = m.a

Chiếu phường trình trên lên chiều dương ta có:

F – Fms = ma

⇒ F = ma + kmg = 3.103.(0,2 + 0,02.9,8) = 117,6 N

Quảng cáo

Bài 5: Một xe lăn khi đẩy bằng lực F = 20 N nằm ngang thì xe chuyển động thẳng đều. Khi chất lên xe thêm một kiện hàng khối lượng 20 kg nữa thì phải tác dụng lực F' = 60N nằm ngang xe mới chuyển động thẳng đều. Tìm hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt đường. Cho g = 10 m/s2

Hướng dẫn:

Xe chuyển động thẳng đều:

⇒ Fms = F

    + Khi chưa chất hàng lên:

        μmg = F     (1)

    + Khi chất thêm hàng:

        μ(m+20)g = F'

⇒ 60m = 20m + 400

⇒ m = 10 kg

Thay vào (1) ⇒ μ.10.10 = 20 ⇒ μ = 0,2

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cần kéo một vật trọng lượng 20 N với một lực bằng bao nhiêu để vật chuyển động đều trên một mặt sàn ngang. Biết hệ số ma sát trượt của vật và sàn là 0,4.

A. 10 N               B. 8 N               C. 12 N               D. 20 N

Hiển thị lời giải

Để vật chuyển động đều thì F = Fms = μN = μP = 0,4.20 = 8 N

Câu 2: Một ôtô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc không đổi trên mặt đường nằm ngang. Lực phát động là 2000 N. Lực ma sát của xe với mặt đường bằng bao nhiêu?

A. 2000 N               B. 200 N               C. 1000 N               D. 100 N

Hiển thị lời giải

Chọn A

Câu 3: Chọn phát biểu đúng

A. Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát.

B. Lực ma sát trượt luôn tỉ lệ với trọng lượng của vật.

C. Lực ma sát tỉ lệ với diện tích tiếp xúc.

D. Tất cả đều sai

Hiển thị lời giải

Chọn D

Câu 4: Chọn phát biểu đúng

A. Lực ma sát luôn ngăn cản chuyển động của vật

B. Hệ số ma sát trượt lớn hơn hệ số ma sát nghỉ.

C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích tiếp xúc.

D. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.

Hiển thị lời giải

Chọn A

Câu 5: Chọn phát biểu đúng:

A. Lực ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc

B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc

C. Khi một vật chịu tác dụng của lực F mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hơn ngoại lực

D. Vật nằm yên trên mặt sàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật cân bằng nhau

Hiển thị lời giải

Chọn B

Câu 6: Trong các cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng:

A. Fmst = μt N

B. Fmst = μt N

C. Fmst = μt N

D. Fmst = μt N

Hiển thị lời giải

Chọn A

Câu 7: Một chiếc tủ có trọng lượng 1000 N đặt trên sàn nhà nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ giữa tủ và sàn là 0,6 N. Hệ số ma sát trượt là 0,50. Người ta muốn dịch chuyển tủ nên đã tác dụng vào tủ lực theo phương nằm ngang có độ lớn:

A. 450 N                B. 500 N                  C. 550 N                D. 610 N

Hiển thị lời giải

Muốn vật dịch chuyển theo phương nằm nagng thì ta cần tác dụng một lực có độ lớn lớn hơn độ lớn của lực ma sát nghỉ:

F > Fmsn = μmsn.P = 0,6.1000 = 600 N

Trong 4 đáp án chỉ có đáp án D thỏa mãn

Câu 8: Ô tô chuyển động thẳng đều mặc dù có lực kéo vì:

A. Trọng lực cân bằng với phản lực

B. Lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường

C. Các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau

D. Trọng lực cân bằng với lực kéo

Hiển thị lời giải

Chọn C

Câu 9: Một tủ lạnh có khối lượng 90kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,50. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2

A. F = 45 N                B. F = 450 N               C. F > 450 N               D. F = 900 N

Hiển thị lời giải

Fmst = μt mg = 0,5.90.10 = 450 N

Câu 10: Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó giảm 3 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ:

A. giảm 3 lần.

B. tăng 3 lần.

C. giảm 6 lần.

D. không thay đổi

Hiển thị lời giải

Độ lớn của lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 11: Một ôtô m = 1,5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang chịu tác dụng của lực phát động 3300 N. Cho xe chuyển động với vận tốc đầu 10 m/s. Sau khi đi 75 m đạt vận tốc 72 km/h. Lực ma sát giữa xe và mặt đường có độ lớn là:

A. 100 N               B. 200 N               C. 300 N                D. 400 N

Hiển thị lời giải

Ta có: v2 – v02 = 2as

Áp dụng định luật II Newton và chiếu lên chiều chuyển động của vật:

⇒ -Fms + F = ma

⇒ Fms = 3300 - 1,5.103.2 = 300 N

Câu 12: Một vật khối lượng 12 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang với lực kéo 30 N. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là:

A. 0,25               B. 0,5               C. 0,02               D. 0,2

Hiển thị lời giải

Vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang ⇒ Fms = F

⇒ μmg = F

⇒ μ.12.10 = 30

⇒ μ = 0,25

Câu 13: Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ:

A. lớn hơn 300 N

B. nhỏ hơn 300 N

C. bằng 300 N

D. bằng trọng lượng của vật

Hiển thị lời giải

Chọn C

Câu 14: Một người đẩy một vật trượt thẳng nhanh dần đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 400 N. Khi đó, độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ:

A. lớn hơn 400 N

B. nhỏ hơn 400 N

C. bằng 400 N

D. bằng độ lớn phản lực của sàn nhà tác dụng lên vật

Hiển thị lời giải

Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều ⇒ a > 0

Áp dụng định luật II Newton và chiếu lên chiều chuyển động của vật, ta có:

- Fms + F = ma

⇒ Fms = F – ma

⇒ Fms < F = 400 N

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không chính xác?

A. Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.

B. Lực ma sát nghỉ luôn luôn trực đối với lực đặt vào vật.

C. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.

D. Khi vật chuyển động hoặc có xu hướng chuyển động đối với mặt tiếp xúc với nó thì phát sinh lực ma sát.

Hiển thị lời giải

Chọn B

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 10 chọn lọc có đáp án hay khác:

  • Tính quãng đường, thời gian đi được khi có lực ma sát
  • Tính lực kéo để xe chuyển động khi có ma sát

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hệ số ma sát đơn vị là gì
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 10 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 7500 câu trắc nghiệm Toán 10 có đáp án
  • Hơn 5000 câu trắc nghiệm Hóa 10 có đáp án chi tiết
  • Gần 4000 câu trắc nghiệm Vật lý 10 có đáp án

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 199K cho teen 2k5 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Hệ số ma sát đơn vị là gì

Hệ số ma sát đơn vị là gì

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chuong-2-dong-luc-hoc-chat-diem.jsp



Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học

  • Lớp 10 - Kết nối tri thức
  • Soạn văn lớp 10 (hay nhất) - KNTT
  • Giải Toán lớp 10 - KNTT
  • Giải Tiếng Anh lớp 10 - KNTT
  • Giải Vật lí lớp 10 - KNTT
  • Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 - KNTT
  • Giải Sinh học lớp 10 - KNTT
  • Giải Địa lí lớp 10 - KNTT
  • Giải Lịch sử lớp 10 - KNTT
  • Giải Công nghệ lớp 10 - KNTT
  • Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 10 - KNTT
  • Giải Giáo dục quốc phòng lớp 10 - KNTT
  • Giải Tin học lớp 10 - KNTT
  • Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn lớp 10 (hay nhất) - CTST
  • Giải Toán lớp 10 - CTST
  • Giải Tiếng Anh lớp 10 - CTST
  • Giải Vật lí lớp 10 - CTST
  • Giải Hóa học lớp 10 - CTST
  • Giải Sinh học lớp 10 - CTST
  • Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 - CTST
  • Giải Địa lí lớp 10 - CTST
  • Giải Lịch sử lớp 10 - CTST
  • Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 10 - CTST
  • Lớp 10 - Cánh diều
  • Soạn văn lớp 10 (hay nhất) - CD
  • Giải Toán lớp 10 - CD
  • Giải Tiếng Anh lớp 10 - CD
  • Giải Vật lí lớp 10 - CD
  • Giải Hóa học lớp 10 - CD
  • Giải Sinh học lớp 10 - CD
  • Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 - CD
  • Giải Địa lí lớp 10 - CD
  • Giải Lịch sử lớp 10 - CD
  • Giải Giáo dục quốc phòng lớp 10 - CD
  • Giải Tin học lớp 10 - CD

Hệ số ma sát trượt đơn vị là gì?

Hệ số ma sát trượt là hệ số tỉ lệ giữa độ to của lực ma sát trượt và độ to của sức ép. Ký hiệu của hệ số ma sát trượt là: μt, được đọc “muy t”. Hệ số ma sát trượt μt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt xúc tiếp.

Hệ số ma sát tình là gì?

1.1 Hệ số ma sát tĩnh: tỷ lệ giữa tỷ lệ lực cần thiết để di chuyển một bề mặt so với tổng lực tác dụng bình thường lên các bề mặt đó, tại thời điểm chuyển động bắt đầu.

Hệ số lực ma sát trượt là gì?

Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực gọi là hệ số ma sát trượt. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt. Công thức của lực ma sát trượt: Fmst = µt.

Hệ số ma sát phụ thuộc vào cái gì?

Hệ số ma sát phụ thuộc vào chất liệu làm nên vật; ví dụ như, nước đá trên thép có hệ số ma sát thấp (hai vật liệu có thể trượt dễ dàng trên bề mặt của nhau), cao su trên mặt đường có hệ số ma sát lớn(hai loại vật liệu không thể dễ dàng trượt trên bề mặt của nhau).