Hệ thống mới nhất về vấn đề quản lý an toàn thực phẩm có tên là gì

Việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, là tiền đề để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chú trọng đến vấn đề an toàn thực phẩm. Để bảo đảm an toàn thực phẩm thì Nhà nước đã đặt ra vấn đề quản lý an toàn thực phẩm. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về quản lý an toàn thực phẩm.

Hệ thống mới nhất về vấn đề quản lý an toàn thực phẩm có tên là gì

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Khái niệm quản lý an toàn thực phẩm

Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực thi quyền lực nhà nước, là tổng thể về thể chế, về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước, do các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiến hành bằng văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao trong việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân.

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được hình thành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện theo Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật An toàn thực phẩm, các Nghị định, Thông tư có liên quan đến an toàn thực phẩm … với mục đích bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của con người, giữa người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và môi trường cho cộng đồng, đảm bảo sự công bằng trong xã hội… và nó gắn liền với hoạt động kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân.

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước tác động đến tình hình thực hiện an toàn thực phẩm của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về an toàn thực phẩm.

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là sự tác động có tổ chức và bằng pháp luật lên các đối tượng sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm để bảo đảm an toàn thực phẩm, phục vụ tốt nhất đời sống dân cư.

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là việc nhà nước thực hiện quyền lực của mình để điều chỉnh, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm thực hiện theo đúng pháp luật. Các hoạt động chủ yếu QLNN đối với an toàn thực phẩm bao gồm: Hoạch định và ban hành các chính sách, văn bản, chiến lược, kế hoạch có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm; công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý và nghiên cứu khoa học…

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện ban hành các VBQPPL, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp, các chế tài xử lý. Tổ chức triển khai các hoạt động nhằm bảo đảm các hoạt động sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm theo đúng những quy định hướng dẫn. Áp dụng những biện pháp khoa học và phong tục tập quán nhằm hướng dẫn tổ chức thực hiện để các đối tượng trong phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ những quy định đã ban hành, hạn chế tối đa việc không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước (chủ yếu là các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp), mang tính quyền lực nhà nước; là hoạt động của cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện ban hành các VBQPPL, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp, các chế tài xử lý để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên lĩnh vực an toàn thực phẩm nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người, bảo đảm sức khỏe cho nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội về sức khỏe con người.

Xem thêm: Thực phẩm an toàn là gì? Thị trường thực phẩm an toàn ở Việt Nam

2. Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tạo môi trường thuận lợi để hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm được thực hiện có hiệu quả trong phạm vi toàn xã hội. Một môi trường thuận lợi được coi là bệ phóng, là điểm tựa vững chắc cho hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm phát huy hiệu lực và hiệu quả. Do đó, việc tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm được thực hiện một cách có hiệu quả là một trong những vai trò quan trọng của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm giúp điều tiết hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng thực phẩm, an toàn thực phẩm đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Nhà nước điều tiết hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm cộng đồng là việc nhà nước sử dụng quyền lực và các nguồn lực to lớn tác động lên các hành vi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm buộc các cá nhân, tập thể tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và hướng tới mục tiêu đảm bảo chất lượng thực phẩm, an toàn thực phẩm từ đó góp phần quan trọng đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, thông qua việc ban hành và buộc đối tượng quản lý tuân thủ, thực hiện theo các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm; quy định, quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhà nước đóng vai trò khắc phục, bổ sung những hạn chế như đã nêu trên của nền kinh tế thị trường nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đề ra về an toàn thực phẩm.

Và quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Nhà nước định hướng cho cạnh tranh giữa các cá nhân, tập thể đi theo đúng quy định của pháp luật; không vi phạm đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh. Thông qua ban hành và thực thi pháp luật, nhà nước nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và đảm bảo những hành vi này phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định. Đồng thời, để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, nhà nước nghiêm cấm và ngăn chặn các hành vi: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm; sử dụng tràn lan hoá chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm; lạm dụng các thuốc kích thích, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản trong nuôi,  trồng, kinh doanh, vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp…

3. Công cụ pháp lý trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Công cụ quản lý an toàn thực phẩm có đặc tính chung là nó vừa phản ánh được bản chất nhu cầu của đối tượng quản lý, vừa phản ánh được sự tương thích của chủ thể quản lý, vừa thể hiện tính đặc thù của nó trong mối quan hệ với các công cụ quản lý xã hội nói chung.

Pháp luật là dạng biểu hiện đặc thù của chính sách nhà nước, nhưng pháp luật cũng là loại công cụ độc lập trong hệ thống công cụ quản lý của nhà nước. Bằng việc Hiến pháp 1992 qui định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”; “Nhà nước thống nhất quản lý xã hội bằng pháp luật…”, pháp luật đã chính thức trở thành công cụ chủ yếu nhất, hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý xã hội nói chung trong đó có quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nói riêng.

Bằng công cụ pháp luật, nhà nước tạo lập cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; tạo lập hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào các các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; là căn cứ pháp lý để thống nhất và chuẩn hóa các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Việt Nam phù hợp với chuẩn mực chung của quốc tế về an toàn thực phẩm.

Nhà nước hoạch định chính sách thông qua việc ban hành văn bản. Việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm sẽ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở chế biến và kinh doanh thực phẩm. Đồng thời cũng giúp nhà nước có thể quản lý dễ dàng hơn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình chế biến và tiêu dùng thực phẩm.

Các văn bản quản lý được xây dựng và ban hành sẽ được đưa vào thực tế. Bản chất của việc tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm các cấp là tuyên truyền phổ biến các văn bản luật này đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng để hướng dẫn họ thực hiện đúng quy định. Nhà nước thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản pháp quy khác về an toàn thực phẩm. Đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để triển khai thực hiện những công việc thuộc về chức năng quản lý nhà nước, nhằm đưa chính sách pháp luật vào thực tiễn, biến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Xem thêm: Global GAP là gì? Đặc điểm và lợi ích của chứng nhận Global GAP

Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách và pháp luật của nhà nước đối với an toàn thực phẩm. Khi phát hiện vi phạm trong quá trình thực hiện, thì việc xử lý, điều chỉnh chính sách sao cho khắc phục được tình trạng hiện tại, cải tiến công tác thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.