Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp là gì

Đọc đoạn trích Quê hương thứ nhất của chị ở mảnh đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà c

Show
  • Chuong 1 Giai tich 2 - nothing
  • Bai tap Giai Tich 2 sinh vien
  • Báo chí điều tra - báo chí điều tra, phóng sự, bản tin
  • Sự thay đổi của 5 thành tố truyền thông
  • Chuong-6 - hello

Preview text

MỤC LỤC

ÔN TẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN.........................................................................

  1. Trình bày khái niệm về thông tin và vai trò của thông tin trong hoạt động kinh tế xã hội?................................................................................................................
  2. Phân biệt thông tin, dữ liệu và tri thức? Lấy ví dụ?...........................................
  3. Trình bày các xu hướng phát triển CNTT? Theo bạn xu hướng nào là quan trọng nhất? Tại sao?..............................................................................................
  4. Nêu và phân biệt các khái niệm: Hệ thống, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý?.............................................................................................................
  5. Trình bày mô hình tổng quát hệ thống thông tin quản lý và phân tích các thành phần của hệ thống thông tin quản lý?....................................................................
  6. Nêu và phân tích vai trò của hệ thống thông tin trong quản lý doanh nghiệp?..
  7. CIO là gì? Giả sử bạn là nhà quản trị thông tin của một doanh nghiệp lớn, hãy nêu và phân tích vai trò của bạn?..........................................................................
  8. Trình bày sự hiểu biết của bạn về xu hướng Big Data? Internet of Things?...
  9. Trình bày sự hiểu biết của bạn về phát triển CNTT tại Việt Nam?...................
  10. Phân biệt các cấp độ quản lý thông tin: Cấp độ tác nghiệp, Cấp độ chiến thuật, Cấp độ chiến lược? Cho ví dụ?.................................................................
  11. Trình bày hiểu biết của bạn về hệ thống thông tin marketing? Theo bạn các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống thông tin marketing hay không? Tại sao?...................................................................................................
  12. Trình bày hiểu biết của bạn về hệ thống thông tin Quản trị nhân sự? Theo bạn các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống thông tin Quản trị nhân sự hay không? Tại sao?.............................................................................
  13. Trình bày hiểu biết của bạn về hệ thống thông tin Quản trị tài chính kế toán? Theo bạn các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống thông Quản trị tài chính kế toán hay không? Tại sao?............................................................
  14. Trình bày hiểu biết của bạn về hệ thống thông tin sản xuất kinh doanh? Theo bạn các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống thông tin sản xuất kinh doanh hay không? Tại sao?.........................................................................
  15. Trình bày các bước để xây dựng được một hệ thống thông tin cho 1 doanh nghiệp?................................................................................................................
  16. Phân tích việc doanh nghiệp áp dụng HTTT để tạo ưu thế cạnh tranh về giá thành? Sự khác biệt hóa? Sự sáng tạo? Cho ví dụ?...........................................
  17. Trình bày hiểu biết của bạn về thực trạng triển khai một số hệ thống thông tin trong doanh nghiệp tại Việt Nam?........................................................................
  18. Trình bày mô hình tổng quát hệ thống thông tin quản lý trong doanh nghiệp? .............................................................................................................................
  19. Tại sao doanh nghiệp cần phát triển HTTT quản lý?.....................................
  20. Các thành phần cơ bản của HTTT quản lý doanh nghiệp? Theo bạn thành phần nào quan trọng nhất? Tại sao?...................................................................
  21. Nêu khái niệm và vai trò về hệ thống thông tin trong doanh nghiệp..............
  22. Tại sao nói đào tạo nguồn nhân lực CNTT là cấp thiết với các doanh nghiệp muốn ứng dụng hệ thống thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh?...........
  23. Hãy giải thích hệ thống thông tin theo cách nhìn truyền thống và theo cách nhìn doanh nghiệp?.............................................................................................
  24. Các hoạt động chính của siêu thị bao gồm:...................................................
  25. Trung tâm giới thiệu việc làm cho sinh viên thuộc Trung Ương Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh muốn xây dựng một HTTT quản lý việc làm. Họ có yêu cầu cơ bản hệ thống như sau :.....................................................................
  26. Thư viện Học viện CNBCVT muốn xây dựng một hệ thống thông tin tin học hóa để quản lý thư viện của mình. Hệ thống thông tin quản lý thư viện này có nhiều phân hệ khác nhau, trong đó có phân hệ quản lý việc mượn và trả sách. Quy trình quản lý việc mượn và trả sách được tóm tắt như sau: Khi có nhu cầu mượn sách, độc giả sẽ tra cứu đầu sách mình muốn mượn nhờ sự trợ giúp của máy tính để tìm kiếm mã số của những sách muốn mượn. Khi mượn sách, độc

ÔN TẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN

1. Trình bày khái niệm về thông tin và vai trò của thông tin trong

hoạt động kinh tế xã hội?

Khái niệm về thông tin

Thông tin là sự thông báo, trao đổi, giải thích về một đối tượng cụ thể nào đó và được thể hiện thông qua các dạng tín hiệu như âm thanh, chữ số, chữ viết... nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin.

Vai trò của thông tin trong hoạt động kinh tế xã hội

Thông tin là phương tiện để thống nhất mọi hoạt động của tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung. Không có thông tin thì tổ chức đó không thể thực hiện được bất kỳ sự điều phối và thay đổi nào cả.

Thông qua thông tin mà bất cứ một tổ chức nào cũng trở thành một hệ thống mở tác động với môi trường của nó. Đặc biệt với các môi trường doanh nghiệp, nhờ có thông tin mà các nhà quản trị có thể hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, khả năng sẵn sàng của các nhà cung cấp và những điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Thông tin còn là phương tiện đặc trưng của hoạt động quản lý bởi vì tác động của hệ thống quản lý đều được chuyển tới người chấp hành thông qua thông tin.

Trong tổng thể các hoạt động quản lý, các hoạt động như nhận xử lý, truyền đạt, lưu trữ thông tin là tiền đề, là cơ sở, công cụ của quản lý.

2. Phân biệt thông tin, dữ liệu và tri thức? Lấy ví dụ?

Dữ liệu là tập hợp các dữ kiện như văn bản, số liệu, quan sát, biểu tượng hoặc đơn giản là mô tả về sự vật, sự kiện hoặc thực thể được thu thập nhằm rút ra các suy luận. Đó chính là thực tế thô, cần được xử lý để thu được thông tin.

Khác với dữ liệu, thông tin có ý nghĩa. Thông tin luôn được tổ chức với một hoặc một vài mục tiêu. Dữ liệu trở thành thông tin nếu người tạo ra nó đưa thêm ý nghĩa vào. Chúng ta chuyển dữ liệu thành thông tin bằng cách cộng thêm giá trị theo nhiều cách khác nhau.

Tri thức được tạo nên từ thông tin. Tri thức có giá trị hơn dữ liệu và thông tin là vì tri thức gần với hành động hơn. Chúng ta có thể sử dụng tri thức để đưa ra các quyết định hợp lý và hiệu quả hơn về chiến lược kinh doanh, đối thủ, khách hàng, kênh phân phối, chu kỳ sống của sản phẩm và dịch vụ.

Ví dụ:

 Dữ liệu: Nhiệt độ ngoài trời là 5 độ C  Thông tin: Ngoài trời thời tiết lạnh  Tri thức: Ngoài trời thời tiết lạnh thì ta nên mặc áo ấm khi ra ngoài

Kết luận rằng giá trị của dữ liệu tăng lên khi nó được chuyển đổ thành tri thức.

3. Trình bày các xu hướng phát triển CNTT? Theo bạn xu hướng

nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Blockchain

Blockchain là một sổ tài khoản được chia sẻ, phân phối, phân quyền và được thẻ hóa mà loại bỏ va chạm kinh doanh bằng cách độc lập với các ứng dụng cá nhân hoặc người tham gia.

Thực tế được hỗ trợ và thực tế ảo (AR & VR)

Các thiết bị chơi game và AR/VR đã phát triển mạnh trong năm qua. Xu hướng này sẽ phát triển với các giao diện người dùng hiện đại như các phép chiếu 3D và phát hiện chuyển động.

Công nghệ mạng 5G

Công nghệ mạng 5G với tốc độ dữ liệu cao, độ trễ giảm, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, tính kết nối hệ thống cao hơn và tính kết nối thiết bị rộng lớn hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI

Trí tuệ nhân tạo là việc ứng dụng các hệ thống học máy để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.

Điện toán đám mây

Mô hình dịch vụ cho phép truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng.

Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống tích hợp “Người máy”, cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn các quyết định trong tổ chức.

5. Trình bày mô hình tổng quát hệ thống thông tin quản lý và

phân tích các thành phần của hệ thống thông tin quản lý?

Nguồn lực phần cứng

Tài nguyên phần cứng là các thiết bị kỹ thuật hay hệ thống thông tin điện tử.

 Các dạng máy tính: siêu máy tính, máy tính lớn, máy tính trạm, máy tính mini.  Một số thiết bị phần cứng: Mạch điều khiển, thiết bị nhập xuất dữ liệu, truyền thông, các linh kiện khác.  Lựa chọn phần cứng: Cần chú ý đến sự phù hợp với các thiết bị phần cứng sẵn có nhằm đảm bảo sự đồng bộ cho toàn hệ thống.

Nguồn lực mạng

Một tập hợp thiết bị được nối với nhau bằng các kênh cho phép gửi, truyền và nhận thông tin. Nó cho phép chia sẻ các tài nguyên của mạng như cơ sở dữ liệu, máy in...

Nguồn lực phần mềm

 Phần mềm hệ thống: Hệ điều hành, các phần mềm biên dịch ngôn ngữ và phần mềm tiện ích giúp người sử dụng quản lý, điều hành hoạt động.  Phần mềm ứng dụng: Phần mềm đa năng và phần mềm chuyên dụng.

Nguồn lực nhân lực

Tài nguyên về nhân lực bao gồm hai nhóm: những người sử dụng HTTT trong công việc hàng ngày (quản lý, kế toán,...) và những người xây dựng và bảo trì HTTTQL (lập trình viên, kỹ sư bảo hành máy,...)

Nguồn lực dữ liệu

Các CSDL trong quản lý bao gồm:

 CSDL quản trị nhân lực  CSDL tài chính  CSDL kế toán  CSDL công nghệ  CSDL kinh doanh

6. Nêu và phân tích vai trò của hệ thống thông tin trong quản lý

doanh nghiệp?

Làm trung gian giữa các doanh nghiệp với môi trường và xã hội: Là một hệ thống nằm ở trung tâm của doanh nghiệp, có vai trò quyết định, giúp cho quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thuận tiện bậc nhất. Vai trò của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp được thể hiện trên cả hai mặt là bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Đối với mặt bên ngoài: Hệ thống thông tin có vai trò quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu và thông tin từ môi trường bên ngoài. Các loại thông tin được thu thập và cung cấp ra bên ngoài bao gồm nhiều thông tin: thông tin về giá cả, sức lao động, thị hiếu của người tiêu dùng, nhu cầu mặt hàng, lạm phát...

Đối với mặt nội bộ: Hệ thống thông tin nội bộ của một doanh nghiệp bất kỳ đóng vai trò giúp liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp một cách hệ thống và có tổ chức với nhau. Nó còn có thể thu thập, cung cấp thông tin cho

Một CIO đúng nghĩa sẽ phải cùng lúc theo đuổi các nhiệm vụ quan trọng sau:

 Thiết lập chiến lược phát triển cho DN, bao gồm các dự án phát triển và nguyên tắc quản lý.  Thiết kế, xây dựng, duy trì và nâng cao hiệu quả hệ thống CNTT trong DN.  Quản lý và phân tích hệ thống thông tin, CSDL.  Quản lý tài sản tri thức DN.  Quản lý hệ thống tái cơ cấu quá trình kinh doanh (Business Process Reengineering - BPR), các sáng kiến, thực hiện cải cách.

8. Trình bày sự hiểu biết của bạn về xu hướng Big Data? Internet

of Things?

BIG DATA

Big Data là tập hợp dữ liệu lớn (cấu trúc và phi cấu trúc), đa dạng, thay đổi nhanh và phức tạp đến nỗi những công nghệ hay phần mềm truyền thống không có khả năng xử lý trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ, như công ty tập đoàn công nghệ IBM định nghĩa Big Data là 4V, bao gồm:

 Volume: Khối lượng dữ liệu  Velocity: Tốc độ của dữ liệu  Variety: Sự đa dạng của dữ liệu  Veracity: Tính xác thực của dữ liệu

Các DN cũng dùng Big Data để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, chăm sóc khách hàng, phục vụ cho công tác marketing.

Ví dụ, mỗi một sản phẩm có mặt trên các website thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Sendo... đều là Big Data.

Xu hướng của BIG DATA

 Phát triển Internet kết hợp vạn vật (IoT) và điện toán đám mây  Kết hợp mạnh mẽ với phân tích dự đoán (Predictive Analytics)  Bị chi phối bởi các phần mềm nguồn mở (Open-Source Applications)

IoT (Internet of Things)

IoT nghĩa là Internet vạn vật. Một hệ thống các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí và kỹ thuật số hoặc con người có liên quan với nhau và khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính.

Ví dụ như là xe ô tô thông minh có thể kết nối internet bằng nhiều cách. Chúng thu thập dữ diệu từ chân ga, phanh, đồng hồ đo tốc độ, đồng hồ đo quãng đường, bánh xe và bình xăng để giám sát hiệu suất và tình trạng phương tiện.

Xu hướng của IoT

 Thiết bị nhà thông minh (Smart Home)  Máy học (Machine Learning) kết với AI  Điện toán biên (Edge Computing)  Wearable và chăm sóc sức khỏe từ xa

9. Trình bày sự hiểu biết của bạn về phát triển CNTT tại Việt

Nam?

CNTT là một phần không thể thiếu trong hầu hết các doanh nghiệp. Một số các ứng dụng công nghệ thông tin mà một doanh nghiệp trong các ngành khác sử dụng có thể kể ra như:

 Đăng ký kinh doanh qua mạng  Kế toán, quản lý thu chi, lương bổng  Quản lý nhân sự, khách hàng  Email, lịch họp  Nghiên cứu thị trường  Tạo trang web, thiết kế và vẽ quảng cáo cho công ty  Tổ chức sự kiện, hội thảo

Về tác động xã hội, từ khi việt Nam chính thức hòa mạng vào Internet toàn cầu vào cuối năm 1997 cho đến nay, công nghệ thông tin đã có sự thâm nhập mạnh mẽ và sâu sắc vào đời sống của mọi tầng lớp người dân trong xã hội.

HTTT là giúp tổ chức có khả năng thích ứng tốt nhất với những thay đổi từ môi trường.

Ví dụ: Hệ thống hỗ trợ quyết định marketing của các doanh nghiệp sẽ có những thông tin cần thiết để nhà quản lý bộ phận marketing đưa ra các quyết định chiến lược cho doanh nghiệp.

11. Trình bày hiểu biết của bạn về hệ thống thông tin marketing?

Theo bạn các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất thiết phải có hệ

thống thông tin marketing hay không? Tại sao?

Hệ thống thông tin marketing (MIS) đề cập đến việc thu thập, phân tích, giải thích, lưu trữ và phổ biến thông tin thị trường một cách có hệ thống, từ cả nguồn bên trong và bên ngoài, đến các nhà marketing một cách thường xuyên, liên tục.

Hệ thống thông tin marketing phân phối thông tin liên quan đến các nhà marketing, những người có thể đưa ra các quyết định hiệu quả liên quan đến hoạt động marketing. Ví dụ như các quyết định liên quan đến Marketing Mix 7Ps.

Các thành phần trong hệ thống thông tin marketing: hồ sơ nội bộ, hệ thống marketing thông minh, nghiên cứu marketing, hệ thống hỗ trợ quyết định marketing...

Các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống thông tin marketing, bởi vì:

Khả năng dự đoán nhu cầu của người tiêu dùng: Trong thị trường kinh tế biến động như ngày nay, nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng thay đổi. Nếu không có thông tin chính xác về bản chất, đặc điểm và quy mô của nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà marketing chỉ có thể đưa ra quyết định dựa trên linh cảm, phỏng đoán. Họ phải được hỗ trợ bởi các sự kiện và số liệu các hệ thống thông tin rõ ràng và được cập nhật thường xuyên.

Sự phức tạp của Marketing: Quy trình marketing hiện đại đã trở nên phức tạp hơn nhiều. Thị trường ngày càng mở rộng và các hoạt động marketing đa quốc gia đòi hỏi dịch vụ tình báo thị trường đầy đủ và hệ thống thông tin có tổ chức.

Ý nghĩa của các chỉ số kinh tế: Lực lượng cung và cầu luôn thay đổi. Chúng xác định giá cả và điều kiện thị trường chung. Trong một nền kinh tế rộng lớn và phức tạp, sự biến động về nhu cầu, nguồn cung và giá cả là rất lớn. Nhà marketing phải có thông tin mới nhất về xu hướng thay đổi của cung, cầu và giá cả.

Ý nghĩa của cạnh tranh: Một nhà marketing không thể tồn tại dưới sự cạnh tranh sắc sảo mà không có thông tin thị trường cập nhật, đặc biệt là về bản chất,

tự động hóa (xử lý sự cố, chăm sóc khách hàng, lái xe, bảo vệ,...), vừa là nguồn lực tri thức có vai trò điều khiển các loại nguồn lực khác (vận hành máy, lập trình, hoạch định công việc,...). Hơn nữa, nhu cầu tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đòi hỏi tổ chức phải có nguồn nhân lực đủ mạnh để giải quyết các bài toán phức tạp như tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh hoặc tăng hiệu quả kinh doanh.

13. Trình bày hiểu biết của bạn về hệ thống thông tin Quản trị tài

chính kế toán? Theo bạn các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất

thiết phải có hệ thống thông Quản trị tài chính kế toán hay

không? Tại sao?

Hệ thống thông tin tài chính kế toán bao gồm hai phân hệ tài chính và kế toán có mối liên quan rất chặt chẽ với nhau. Đây là hệ thống thông tin được tin học hóa sớm nhất so với các hệ thống thông tin khác.

Phân hệ thông tin tài chính, bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đến sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải giải quyết ba vấn đề cơ bản:

 Lựa chọn chiến lược đầu tư dài hạn.  Có phương pháp huy động vốn đầu tư thích hợp.  Có một cơ chế quản lý các hoạt động thu chi sử dụng các tài chính trong doanh nghiệp một cách chặt chẽ và đồng bộ.

Phân hệ thông tin kế toán, có chức năng thu nhận số liệu trong các giao dịch kinh tế và thương mại, thực hiện các thủ tục kế toán nhằm xâ y dựng các báo cáo tài chính và các bảng biểu cân đối tổng hợp. Các chức năng của phân hệ thông tin kế toán như sau:

 Xử lý đơn hàng  Thanh toán  Xử lý mua hàng  Trả lương  Kế toán tổng hợp

Các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống thông tin tài chính kế toán, bởi vì:

Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp và kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo thông thường là quý năm, phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp như doanh số, chi phí và sự hoạt động của doanh nghiệp.

14. Trình bày hiểu biết của bạn về hệ thống thông tin sản xuất

kinh doanh? Theo bạn các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất

thiết phải có hệ thống thông tin sản xuất kinh doanh hay

không? Tại sao?

Các HTTT quản lý sản xuất cung cấp thông tin cần thiết để lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành và quản lý sản xuất. Hệ thống này kiểm soát gần như toàn bộ các giai đoạn của quá trình chuẩn bị các điều kiện để tổ chức sản xuất và quá trình biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm. Với HTTT quản lý sản xuất tốt, người quản lý có thể quyết định cách thức tổ chức sản xuất và phương pháp sản xuất tối ưu nhất, nơi dùng làm kho dự trữ hợp lý nhất và giải pháp vận chuyển hàng tốt nhất... Từ đó, tổ chức sẽ có được sản phẩm với chất lượng và chi phí hợp lý nhất.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống thông tin sản xuất kinh doanh, bởi vì:

Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ điều chỉnh hệ thống phức tạp hay đơn giản để dễ sử dụng và hiệu quả nhất. Bởi vì HTTT sản xuất kinh doanh có những chức năng hết sức cơ bản và cần thiết:

 Kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất.  Quản lý hàng dự trữ và giao nhận hàng.  Hoạch định và theo dõi năng lực sản xuất, các điều kiện sản xuất.  Phân chia nguồn lực, kiểm tra kế hoạch sản xuất.  Thiết kế các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.  Lập kế hoạch và lựa chọn địa điểm kinh doanh.

15. Trình bày các bước để xây dựng được một hệ thống thông tin

cho 1 doanh nghiệp?

Giai đoạn 1: Khảo sát dự án

Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là tìm hiểu, thu thập thông tin cần thiết để chuẩn bị cho việc giải quyết các yêu cầu được đặt ra của dự án.

Giai đoạn 2: Phân tích hệ thống

Mục tiêu của giai đoạn là xác định các thông tin và chức năng xử lý của hệ thống.

Ở giai đoạn này, các chuyên gia sẽ đặc tả sơ bộ các bảng dữ liệu trên giấy để có cái nhìn khách quan. Qua đó, xác định các giải pháp tốt nhất cho hệ thống đảm bảo đúng các yêu cầu đã khảo sát trước khi thực hiện trên các phần mềm chuyên dụng.

Giai đoạn 3: Thiết kế

Thông qua thông tin được thu thập từ quá trình khảo sát và phân tích, các chuyên gia sẽ chuyển hóa vào phần mềm, công cụ chuyên dụng để đặc tả thiết kế hệ thống chi tiết.

Tóm lại, thiết kế là việc áp dụng các công cụ, phương pháp, thủ tục để tạo ra mô hình hệ thống cần sử dụng. Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn thiết kế là đặc tả hệ thống ở dạng nó tồn tại thực tế, sao cho nhà lập trình và kỹ sư phần cứng có thể dễ dàng chuyển thành chương trình và cấu trúc hệ thống.

Giai đoạn 4: Thực hiện

Đây là giai đoạn nhằm xây dựng hệ thống theo các thiết kế đ ã xác định. Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu kỹ thuật hoặc clip hướng dẫn.

Giai đoạn 5: Kiểm thử

 Trước hết phải lựa chọn công cụ kiểm thử.  Kiểm chứng các modules chức năng của hệ thống thông tin, chuyển các thiết kế thành các chương trình (phần mềm).  Thử nghiệm hệ thống thông tin.  Cuối cùng là khắc phục các lỗi (nếu có).

 Viết test case theo yêu cầu.

Kết quả cuối cùng là một hệ thống thông tin đạt yêu cầu đặt ra.

Giai đoạn 6: Triển khai và bảo trì

 Lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống.  Cài đặt phần mềm.  Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có: chuyển đổi dữ liệu; bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống; tổ chức hệ thống quản lý và bảo trì.  Phát hiện các sai sót, khuyết điểm của hệ thống thông tin.  Đào tạo và hướng dẫn sử dụng.  Cải tiến và chỉnh sửa hệ thống thông tin.  Bảo hành.  Nâng cấp chương trình khi có phiên bản mới.

16. Phân tích việc doanh nghiệp áp dụng HTTT để tạo ưu thế

cạnh tranh về giá thành? Sự khác biệt hóa? Sự sáng tạo? Cho

ví dụ?

HTTT và chiến lược cạnh tranh về sự Khác biệt hóa: tạo sự khác biệt khiến khách hàng ưa thích sản phẩm của công ty hơn các đối thủ cạnh tranh. Đưa