Hiền cá sấu là ai

Đã lâu mới trở lại thăm Phương Thanh. Căn nhà tĩnh lặng và những đồ vật giản dị. Trông NSƯT Nguyễn Phương Thanh phảng phất một nét buồn. Con gái đi học suốt. Chồng chị, đạo diễn, diễn viên Anh Dũng hiện là giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, dù bận nhiều nhưng đam mê đóng phim, anh vẫn dành thời gian để vào phim Vệt nắng cuối trời của hãng Lasta.

Chị kể, chị đã xin về hưu hơn một năm rồi. Dù vẫn còn rất nhiều đam mê, khao khát đóng phim, nhưng điện ảnh nước mình càng lúc càng khó khăn, nên chị đành "lui về" sớm hơn tuổi tác.

Suốt một thời gian dài lao động nghệ thuật, càng lúc càng thấy con đường mình đi sao mà nghiệt ngã. Vậy nên lúc chia tay, cũng không phải vui vẻ gì. Có một chút gì đáng tiếc, và cả chút lưu luyến với nghề...

Nhiều lúc, chị cũng bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa. Nhớ cái thuở còn là học trò, cô bạn gái Phan Việt Nga cảm nhận được năng khiếu của Phương Thanh mà giới thiệu với mẹ cô là diễn viên Phi Nga.

Rồi chính Phi Nga đã truyền dạy cho Phương Thanh những kiến thức đầu tiên về diễn xuất và dẫn chị vào điện ảnh. Năm tháng trôi đi, nhưng hình ảnh Phi Nga vẫn sống động trong tâm hồn chị, không thể nào chị quên người thầy đầu tiên trong nghiệp diễn của mình.

Năm 20 tuổi, chị có vai diễn đầu tiên - vai Thoa trong phim Đứa con nuôi, và từ đó đến nay chị đã trải qua khoảng 30 vai, trong đó có nhiều vai ấn tượng.

Phương Thanh nhớ nhất là khi vào vai Hiền "Cá sấu" trong phim Tội lỗi cuối cùng, chị đã vào tận nhà giam tìm hiểu tâm lý của những kẻ phạm tội để có thể lột tả thành công nhân vật của mình.

Tuy vất vả, khó khăn nhưng Phương Thanh đã gặt hái được thành công, tái hiện trên màn ảnh một nhân vật cực kỳ có cá tính và sống động. Chính vai diễn này đưa chị lên hàng ngũ những diễn viên xuất sắc của làng điện ảnh Việt Nam.

Và những ngày đóng Kỷ niệm đôi trăng, khi ấy đã nảy nở mối tình lớn nhất đời chị với người bạn diễn - Nguyễn Anh Dũng, và sau này hai người trở thành vợ chồng...

Dân chúng xung quanh chỗ chị ở, gặp Phương Thanh, vẫn hỏi: "Sao trẻ thế mà lại về hưu?". Chị chẳng biết giải thích thế nào cho họ hiểu. Việc đầu tiên sau khi có quyết định nghỉ, chị chọn việc đi du lịch làm vui thú.

Chị đi Singapore, Thái Lan, Tây Âu và một vài nơi khác. Đi để đổi gió, để tìm chút niềm vui, và để học hỏi. Những chuyến đi làm chị thấy thú vị, biết thêm nhiều điều mới mẻ. Rồi sau đó, chị lại quay trở về, lặng lẽ, tận tụy giúp chồng, chăm con.

Thỉnh thoảng có lời mời đóng phim, nếu thấy vai diễn phù hợp, thì chị tham gia, vừa để không quên nghề, vừa có dịp giao lưu cùng đồng nghiệp. Mới đây nhất, chị vào vai bà mẹ trong phim Mùa cưới của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Phim đang ở giai đoạn hậu kỳ, sắp bắt đầu phát sóng.

Niềm vui lớn nhất của Phương Thanh bây giờ là con gái lớn học giỏi, chăm ngoan sắp vào đại học, có thiên hướng theo các môn khoa học tự nhiên. Và người chồng, luôn là chỗ dựa tuyệt vời nhất của cuộc đời chị.

"Cũng may, tôi có một người chồng tốt". Chị vẫn thường nói vậy với mọi người. Cùng đóng phim. Cùng đam mê sân khấu. Cùng trải qua những thăng trầm suốt một chặng dài và cùng những hoài vọng đắm đuối về nghệ thuật. Hai người đã trở thành tri kỷ, chia sẻ cùng nhau những vui buồn, trăn trở suốt mấy chục năm trời

Theo Hoàng Minh (ĐAVN)

Phương Thanh cùng các bạn diễn viên điện ảnh khóa II (ảnh chụp năm 2007).

* Tím bầm người vì đau đẻ trước khi trở thành Hiền “cá sấu”

Những tưởng tôi đã trở thành giáo viên theo nghề truyền thống của gia đình khi thi đỗ Đại học Sư phạm ngoại ngữ. Thế rồi, trong lúc chờ kết quả thi, tôi được Phan Việt Nga - cô bạn học cùng trường Chu Văn An giới thiệu với mẹ - diễn viên điện ảnh Phi Nga. Cô Nga khuyên tôi thi tuyển diễn viên và dạy tôi diễn tiểu phẩm. Tôi tò mò muốn thử sức và rất bất ngờ khi cùng lúc nhận được giấy báo trúng tuyển của cả hai trường. Tôi quyết định theo nghề diễn viên, dù lúc đó chưa hình dung nhiều về con đường nghề nghiệp sau này.

Cuối năm 1976, khi đang học năm thứ 3, tôi được chọn vào vai Thoa trong phim “Đứa con nuôi”. Sau vai Thoa, đạo diễn Trần Khánh Dư tiếp tục chọn tôi vào vai cô giáo Hạnh trong “Những đứa con”. 21 tuổi, tôi còn chưa có người yêu nên phải đóng cảnh Hạnh vượt cạn, tôi khá lo sợ. Thế là tôi vào bệnh viện để thâm nhập thực tế.

Tôi chú ý quan sát những cơn co thắt ở vùng bụng khi rặn đẻ. Bắt chước về hình thể, nhưng tôi vẫn chưa diễn tả được nỗi đau của người đàn bà lúc vượt cạn. Tôi âm thầm mua gần 20 chiếc cặp quần áo bằng gỗ rồi cặp vào những vùng bụng khi phụ nữ đau đẻ thường đặt tay vào đó để xoa. Mấy ngày liền, bụng tôi tím bầm và đau ê ẩm nhưng vẫn cắn răng chịu. Đến lúc diễn, cộng với cảm xúc của nhân vật và nỗi đau thể xác, cô giáo Hạnh của tôi đã chảy nước mắt, mồ hôi tứa ra như tắm khiến ai nấy đều bất ngờ…

Sau đó, tôi còn đóng các phim “Ngày mưa cuối năm”, “Những người đã gặp”, “Mưa rơi trên thành phố” và “Những con đường”. Nhưng phải đến “Tội lỗi cuối cùng”, tôi mới thật sự “thoát xác” để hóa thân vào nhân vật cả về ngoại hình và chiều sâu nội tâm. Đó là vai thứ 6 nhưng là vai diễn đầu tiên tôi chủ động đề xuất được đảm nhận, sau khi đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm sau 3- 4 năm làm nghề.

* Giả phạm nhân để đi  thực tế vai Hiền cá sấu

Nhân vật của tôi là Nguyễn Thị Hiền, còn gọi là Hiền “cá sấu”, 24 tuổi (hơn tôi lúc đó một tuổi). Hiền từng hành nghề mại dâm và có quá khứ tội lỗi nên phải vào trại giam để phục hồi nhân phẩm. Để vào vai Hiền, tôi được làm lý lịch giả phạm nhân.

Ba ngày liền, tôi sống cùng các nữ tù trong trại giam Long Thành (Đồng Nai), tính cả thời gian tìm hiểu thực tế là một tuần ở trại. Có lần, tôi đi đổ bô và đi lấy cơm thì thấy ở hàng rào dây thép gai phía bên kia, đoàn làm phim đi khảo sát bối cảnh. Đạo diễn Trần Đắc và đạo diễn Trần Phương không dám đi gần vì sợ nhìn tôi rồi bị lộ. Sau này, trong một bài báo, đạo diễn Trần Đắc tâm sự, ông dõi theo từng bước chân của tôi khi thấy tôi đi lấy cơm và đổ bô mà nước mắt ứa ra thương xót. Trông thấy tôi xanh rớt, ông không thể tin vào mắt mình và ngay từ lúc đấy, ông nghĩ tôi đã trở thành nhân vật Hiền “cá sấu”.

Phương Thanh tên thật là Phương Thị Thanh, sinh năm 1956 tại Hà Nội; Tốt nghiệp Lớp diễn viên điện ảnh khóa II (1973 – 1977), trường Điện ảnh Việt Nam.

Giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất LH Phim Việt Nam lần thứ V (1980) với vai Hiền “cá sấu” trong phim “Tội lỗi cuối cùng”. Vai diễn này đánh dấu bước đột phá về nghệ thuật diễn xuất của Phương Thanh bởi sự chân thực, hồn hậu nhưng không thiếu chất trí tuệ và khả năng khám phá chiều sân tâm trạng nhân vật.

Đảm nhận gần 50 vai chính trong suốt 30 năm công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam, từ năm 1977 đến năm 2007; Năm 1992, được phong NSƯT; Nghỉ hưu từ tháng 5/2007.

Chồng chị, NSƯT Anh Dũng, hiện là Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam.

* “Kỷ niệm đồi trăng” trở thành kỷ niệm của tình yêu

Năm 1984, tôi và anh Dũng cùng đóng phim “Kỷ niệm đồi trăng”. Tôi 30 tuổi, vào vai Oanh- người yêu của Hòa - kỹ sư lái máy xúc do anh Dũng đóng. Mối tình thơ mộng của đôi trai gái và bối cảnh Hạ Long rất đẹp, nhưng những ngày đầu, tôi và anh diễn không ăn khớp. Đạo diễn yêu cầu chúng tôi phải nói chuyện với nhau nhiều để diễn sao cho ngọt ngào.

Thế rồi số phận đã đưa đẩy chúng tôi đến với nhau. Ban đầu, tôi đến với anh bằng tình thương và sự thông cảm cho hoàn cảnh riêng của anh. Càng về sau, tấm lòng chân thành và thái độ sống có trách nhiệm, biết chăm lo, vun vén cho gia đình ở anh khiến tôi nể phục. Nhưng gia đình tôi không đồng ý cho tôi lấy anh. Mối tình của chúng tôi gặp nhiều trắc trở. Cuối cùng, tình thương trở thành nền tảng vững chắc cho tình yêu của chúng tôi đơm hoa kết trái.

Bao nhiêu năm qua, anh vẫn là người đàn ông hết mực yêu thương và chu đáo với vợ con. Tôi cảm ơn cuộc đời đã cho tôi một người chồng tốt. Nhiều lúc, tôi tự hỏi, những người khác trải qua biết bao đau khổ và tuyệt vọng về tình yêu, sao mình có tình yêu và hạnh phúc trong tay mà lại không giữ gìn? Thế là những khát khao và bay bổng nhường chỗ cho sự yên ả trong tâm hồn.

Ai có được hạnh phúc mà chẳng phải vượt qua những cám dỗ. Chỉ cần một chút buông lơi là sa ngã. Bao nhiêu năm tôi đã giữ gìn hạnh phúc. Tôi tin tưởng không có người đàn ông thứ hai nào hơn chồng tôi.

* NSƯT Phương Thanh qua đời

HOÀNG YÊN (ghi lại)

Phương Thanh (14 tháng 10 năm 1956 – 13 tháng 2 năm 2009) là một nữ diễn viên điện ảnh và truyền hình Việt Nam. Phương Thanh được biết tới nhiều nhất qua vai diễn Hiền "cá sấu" trong bộ phim Tội lỗi cuối cùng (1978) của đạo diễn Trần Phương, mà đã trở thành một biệt danh quen thuộc của bà. [1][2]

Hiền cá sấu là ai
Phương ThanhNghệ sĩ Nhân dânThông tin cá nhânSinhPhương Thị Thanh
(1956-10-14)14 tháng 10, 1956
Hà TâyMất13 tháng 2, 2009(2009-02-13) (52 tuổi)
Hà NộiGiới tínhnữQuốc tịch
Hiền cá sấu là ai
Việt NamNghề nghiệp

  • Diễn viên điện ảnh
  • diễn viên truyền hình

Hôn nhân

Nguyễn Anh Dũng
(cưới 1986⁠–⁠2009)

Con cái2Sự nghiệp điện ảnhNăm hoạt động1976–2009Giải thưởng

  • Liên hoan phim Việt Nam V: Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
  • Nghệ sĩ nhân dân: Đợt 7 (2011)

WebsitePhương Thanh trên IMDb
  • x
  • t
  • s

Bà tên thật là Phương Thị Thanh[3][4][5], sinh tại Hà Tây[3]. Bà tốt nghiệp khóa 2 trường Điện ảnh Việt Nam, cùng khóa với nhiều diễn viên nổi tiếng sau này của Điện ảnh Việt Nam như Như Quỳnh, Diệu Thuần, Thanh Quý. Năm 20 tuổi, Phương Thanh có vai diễn đầu tiên trong bộ phim Đứa con nuôi của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. Năm 1978, Phương Thanh được đạo diễn Trần Phương chọn vào vai chính, nữ tướng cướp Hiền "cá sấu" trong bộ phim Tội lỗi cuối cùng.[5] Vai diễn này đã giúp Phương Thanh giành giải Bông sen vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ V, khi mới ở tuổi 23.

Trong hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp diễn viên, Phương Thanh đã tham gia trên 50 bộ phim truyện nhựa, gần 100 phim truyền hình.[6] Ngoài vai Hiền "cá sấu", bà còn có các vai diễn để lại dấu ấn như Thảo (Ai giận ai thương), Sùng Trinh (Lưu lạc và Trở về Sam Sao), Liễu (Rừng lạnh), Kiều Trinh (Bãi biển đời người), Yến (Ông Hai Cũ), Kiều Oanh (Kỷ niệm đồi trăng), Mai (Nửa chừng xuân)...[4] Cùng với Như Quỳnh, Phương Thanh là một trong hai nữ diễn viên điện ảnh miền Bắc đầu tiên gây ấn tượng với công chúng ở miền Nam sau khi đất nước thống nhất; đồng thời cũng là một cái tên đảm bảo của sự thành công cả về nghệ thuật và khán giả trong mỗi bộ phim tham gia.[4]

Năm 30 tuổi, sau khi đóng phim Kỷ niệm đồi trăng, Phương Thanh đã lập gia đình với người bạn diễn của mình trong phim, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Anh Dũng, một diễn viên kịch và điện ảnh (hiện làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam). Hai người đã có một người con gái.[7] Từ sau khi lập gia đình, bà ít tham gia vào các hoạt động điện ảnh hơn trước.[8] Vai diễn cuối cùng của bà là vai bà mẹ trong bộ phim truyền hình dài tập Mùa cưới của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.[5]

Vốn có tiền sử cao huyết áp, Phương Thanh qua đời tại Viện Quân y 108 sau một cơn tai biến mạch máu não.[5]

Với những đóng góp của mình, Phương Thanh đã được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2012 [9]. Bà là một trong số các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam có tên trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô.[10]

Tên phim Vai diễn Năm Đạo diễn
Đứa con nuôi 1976 Nguyễn Khánh Dư
Tội lỗi cuối cùng Hiền "cá sấu" 1978 Trần Phương
Lưu lạc và
Trở về Sam Sao
Sùng Trinh
Mái Trường yên tĩnh Hiệu Phó Dung 2004 Bùi Cường

  1. ^ T.V.V (ngày 14 tháng 2 năm 2009). “Nhớ mãi một Hiền "cá sấu"”. Thanh Niên.
  2. ^ Bình Như (ngày 27 tháng 5 năm 2008). “Những mỹ nhân ciné: Hoang dại "Hiền cá sấu"”. An ninh Thế giới Cuối tháng.
  3. ^ a b D.T (ngày 14 tháng 2 năm 2009). “Vĩnh biệt Nghệ sĩ ưu tú Phương Thanh!”. Thanh Niên.
  4. ^ a b c Việt Hoài - Nga Linh. “Vĩnh biệt Hiền "cá sấu"”. Tuổi Trẻ.
  5. ^ a b c d Thành Trung (ngày 14 tháng 2 năm 2009). “Nghệ sĩ ưu tú Phương Thanh đã ra đi mãi mãi”. Thể thao & Văn hóa.
  6. ^ “Nghệ sĩ ưu tú Phương Thanh và vai diễn để đời”. VnExpress. ngày 8 tháng 6 năm 2004.
  7. ^ Ngọc Trần (ngày 14 tháng 2 năm 2009). “Nghệ sĩ ưu tú Phương Thanh qua đời”. VnExpress.
  8. ^ “Phương Thanh và niềm đam mê nghệ thuật”. VnExpress. ngày 10 tháng 5 năm 2004.
  9. ^ Những nghệ sĩ sắp thành Nghệ sĩ nhân dân
  10. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (ngày 10 tháng 11 năm 2007). “Nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô”. Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2009.

  • Phương Thanh
  • Nguyễn Anh Dũng
  • Phuong-Thanh trên Internet Movie Database
  • Nghệ sĩ Phương Thanh từ biệt cuộc đời Lưu trữ 2010-01-16 tại Wayback Machine
  • Đám tang xúc động của Nghệ sĩ ưu tú Phương Thanh
  • Vĩnh biệt nghệ sĩ Phương Thanh

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phương_Thanh_(diễn_viên)&oldid=67695231”