Hoàn cảnh xảy ra Câu chuyện là gì

Bối cảnh của truyện là hoàn cảnh xung quanh nhân vật trong truyện. Địa điểm, thời gian và thời tiết đều là các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong truyện, và một bối cảnh được miêu tả thành công có thể giúp câu chuyện thêm thú vị, dẫn dắt người đọc bước vào thế giới hư cấu mà bạn tạo ra. Hãy sử dụng từ ngữ chi tiết để miêu tả bối cảnh, và cho nhân vật của bạn tương tác với nó để thu hút người đọc. Khi bạn tạo nên một bố cảnh thật chi tiết, tác phẩm của bạn sẽ hiện lên sống động như ngoài đời thực!

  1. 1

    Kết hợp năm giác quan khi miêu tả. Sử dụng cảm giác, mùi, vị, âm thanh và hình ảnh để tạo nên các chi tiết sinh động, giúp người đọc đặt mình vào vị trí của nhân vật. Hãy nghĩ về bối cảnh mà bạn vừa tạo ra và liệt kê các chi tiết cụ thể về giác quan mà nhân vật của bạn sẽ trải qua ở địa điểm đó.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, nếu bối cảnh là một bãi biển, bạn có thể mô tả cảm giác cát len giữa những ngón chân của nhân vật, vị mằn mặn trong không khí, tiếng sóng vỗ, mùi của muối trong nước biển và hình dạng của những đụn cát.

  2. 2

    Đến thăm một địa điểm tương tự như bối cảnh mà bạn muốn mô tả để trải nghiệm thực tế nếu có thể. Nếu truyện của bạn dựa trên một địa điểm có thật, bạn hãy thu xếp một chuyến đi đến nơi đó để chọn ra các chi tiết cụ thể. Đem theo mình một cuốn sổ tay nhỏ và bút để ghi lại trải nghiệm của bạn. Hãy kết hợp các chi tiết đó vào truyện để đem lại cảm giác chân thực hơn.

    • Nếu không có điều kiện để đi, bạn có thể lên mạng tìm kiếm các mô tả của chính những người dân sống ở nơi đó. Chọn ra các chi tiết trong các trải nghiệm của họ, nhưng nhớ đừng sao chép nguyên văn.

  3. 3

    Xem các bức ảnh chụp bối cảnh tương tự để lấy cảm hứng trong các chi tiết cụ thể. Nếu cảm thấy khó tưởng tượng ra bối cảnh mà bạn muốn mô tả, bạn hãy tìm các bức ảnh trên mạng chụp các địa điểm tương tự. Chú ý đến các chi tiết nhỏ trong ảnh mà bạn có thể đưa vào truyện. Lưu lại ảnh và ghi lại vài đặc điểm để khỏi quên.

    • Nếu bạn muốn viết về một địa điểm có thật, hãy dùng Google Street View để xem xét khu vực đó và lựa chọn các chi tiết nhỏ hơn nữa.
    • Tìm trên các trang web như Artstation và Pinterest về một thế giới tưởng tượng để tìm cảm hứng về hình ảnh có thể tạo nên bối cảnh trong truyện.
    • Pha trộn các chi tiết đời thực với trí tưởng tượng để tạo nên một bối cảnh đặc trưng cho truyện của bạn.

  4. 4

    Đưa vào các thông tin tham khảo để gợi ý cho người đọc về thời gian của truyện. Nếu lấy bối cảnh trong quá khứ, bạn hãy nghiên cứu các sự kiện có thật đã xảy ra mà bạn có thể kết hợp vào truyện của mình. Cố gắng đưa vào truyện một hoặc hai thông tin của thời kỳ đó như công nghệ, trang phục hoặc văn hoá để người đọc có thể đắm chìm trong truyện của bạn.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, nếu viết một truyện lấy bối cảnh ngay sau chiến tranh thế giới thứ II, bạn có thể miêu tả “Những chiếc máy bay xé toạc thành phố, để lại những đống gạch đá cháy đen mà trước đó đã từng là những ngôi nhà” để nhắc đến cảnh tượng của thị trấn sau cuộc chiến.

  1. 1

    Chọn 3-4 nét chính và tập trung vào đó để tạo cảm giác về không gian. Quá nhiều chi tiết có thể khiến người đọc choáng ngợp và làm chậm diễn tiến câu chuyện. Bạn hãy chọn vài nét chính của địa điểm mà nhân vật có thể tương tác và đưa vào sáng tác của bạn.

    • Ví dụ, nếu bạn muốn miêu tả một ngôi nhà bị bỏ hoang, bạn có thể tập trung vào mô tả những mảng giấy dán tường bong tróc, những bậc cầu thang gãy hỏng dẫn lên tầng hai và các tấm ván mục bịt cửa sổ.

  2. 2

    Miêu tả các chi tiết rải rác xuyên suốt truyện để tránh các đoạn dài. Tránh viết một đoạn dài diễn giải bối cảnh, vì người đọc có thể bỏ qua nếu không có hành động nào xảy ra. Thay vào đó, bạn chỉ nên tả một vài đặc điểm ở đầu đoạn văn và tiếp nối với những hành động của nhân vật. Nếu cần chi tiết hơn, bạn có thể thêm vào ở cuối đoạn.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, khi tả ngôi nhà hoang như nói đến ở trên, bạn có thể viết “Tôi cố hé nhìn qua cửa sổ nhưng bị các tấm ván mục chặn mất tầm nhìn. Tôi đẩy cửa vào. Cánh cửa bật mở với tiếng ken két phát ra từ những bản lề gỉ sét. Khi bước vào trong, những ngón tay tôi trượt theo các mảng giấy dán tường bong tróc trên bức tường thạch cao”. Như vậy, các chi tiết được chuyển tải xuyên suốt đoạn văn mà không khiến người đọc choáng ngợp.

  3. 3

    Sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ và so sánh để tạo nên những câu miêu tả mang tính hình tượng cho bối cảnh. Nhiều câu miêu tả bối cảnh dựa trên những chi tiết mà nhân vật trải qua theo nghĩa đen, nhưng việc sử dụng phép tu từ có thể giúp người đọc liên tưởng dễ dàng hơn. Bạn có thể so sánh một sự vật trong bối cảnh của bạn với một sự vật nào đó để truyền tải cảm xúc cho người đọc.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, bạn có thể viết “Dây thép nằm ngổn ngang dưới sàn của tầng hầm như những cành dây leo đang rình rập chờ tôi lọt vào bẫy của chúng” để diễn tả hình ảnh dây thép chằng chịt trong tầng hầm.

    Một ví dụ về câu miêu tả mang tính hình tượng

    Những ngọn lửa nhỏ nhảy múa quanh thân cây, bò qua những đám lá và bụi rậm, tách ra và lớn dần. Một mảng lửa lan tới một thân cây và bùng lên như một con sóc sáng rực. Khói bốc lên, toả ra và cuốn đi. Con sóc lửa nhảy lên đôi cánh của gió, chuyền xuống một cây khác gần đó và ngốn cái cây từ trên xuống.

    William Golding, Chúa ruồi

  1. 1

    Tránh mô tả bối cảnh quá đà với các chi tiết không quan trọng đối với nhân vật. Những cảnh nền không đóng vai trò quan trọng trong truyện, do đó bạn đừng đưa quá nhiều chi tiết vào. Trái lại, những cảnh gắn kết với nhân vật có ảnh hưởng đến cách phản ứng và hành động của nhân vật đối với hoàn cảnh của họ. Bạn nên dành thêm thời gian tập trung vào các chi tiết quan trọng đối với nhân vật.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, nếu nhân vật của bạn đi xuống phố và nói chuyện với ai đó, bạn sẽ không cần mô tả bối cảnh quá chi tiết. Tuy nhiên, nếu truyện có cảnh tai nạn giao thông, có lẽ bạn cần tả một ngọn đèn đường chớp tắt hoặc một biển báo dừng đã bị đánh cắp.
    • Cố gắng đưa vào truyện những cảnh gắn kết với nhân vật sao cho chúng chiếm phần lớn các cảnh trong truyện, nếu không phải là toàn bộ.

  2. 2

    Miêu tả cách mà nhân vật tương tác với bối cảnh để duy trì diễn tiến của truyện. Thường được nhắc đến với thuật ngữ “hãy cho thấy, đừng kể lể”, bạn hãy diễn giải cách mà nhân vật đi qua bối cảnh bằng những chi tiết nhỏ. Thủ pháp này sẽ giúp câu chuyện và các miêu tả của bạn thêm lý thú và hấp dẫn người đọc.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, thay vì viết “Một khúc cây nằm trước mặt khiến cô ngã nhào”, bạn có thể viết “Khi vội vã băng qua khu rừng tối, cô vấp phải một khúc cây và ngã vào đám cỏ cao.”

  3. 3

    Viết về tác động của sự thay đổi bối cảnh đối với nhân vật. Bối cảnh cần phải tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật. Bạn cần miêu tả thời tiết và thời gian trong ngày sao cho phù hợp với cảm giác của nhân vật, hoặc thay đổi bối cảnh đột ngột và mô tả tác động của nó lên tâm trạng của nhân vật.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, khi tả một nhân vật đang buồn, bạn có thể viết “Khi nàng gạt những giọt nước mắt lăn trên má, mặt trời cũng khuất dạng, và những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp trên vỉa hè. Một luồng gió mùa đông lạnh buốt tạt vào mặt nàng.”

  4. 4

    Sử dụng bối cảnh để chuyển tải cảm xúc của nhân vật hoặc chủ đề của truyện. Chủ đề và bối cảnh có sự gắn kết mật thiết trong truyện, vì vậy bạn cần đảm bảo chúng có liên quan với nhau. Hãy dựa vào chủ đề của truyện để xây dựng các chi tiết cụ thể trong bối cảnh sao cho chúng phản chiếu lẫn nhau.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ví dụ, nếu truyện của bạn kể về một người đang học cách yêu, bạn có thể mô tả bối cảnh chuyển mùa từ đông sang hè để chuyển tải ý tưởng các nhân vật đang sưởi ấm cho nhau.

    Một ví dụ về bối cảnh chuyển tải cảm xúc

    Vực nước sâu xanh ngắt của con sông Salinas tĩnh lặng trong buổi chiều muộn. Mặt trời đã rời thung lũng leo lên các sườn dốc của rặng núi Gabilan, và những đỉnh đồi hồng rực trong nắng chiều. Nhưng ở sát vực nước giữa những cây sung dâu lốm đốm trắng, bóng tối êm đềm đã buông xuống.

    Trong trích đoạn của phần kết truyện Của chuột và của người của John Steinbeck, bờ sông là chốn bình yên của Lennie.

  • Không có quy tắc chặt chẽ nào trong viết lách. Hãy sáng tác một truyện độc đáo và viết theo ý thích của bạn.
  • Ghi lại các câu miêu tả về những nơi chốn mà bạn đến thăm hoặc chương trình truyền hình trong nhật ký để luyện viết.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Đừng mô tả quá tỉ mỉ từng chi tiết; bằng không truyện của bạn có thể trở nên quá rườm rà và buồn chán.

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 13.316 lần.

Chuyên mục: Viết lách và Soạn thảo

Trang này đã được đọc 13.316 lần.

Video liên quan

Chủ đề