Hoàng thị loan là ai

Bà Hoàng Thị Loan không chỉ là người mẹ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là người mẹ vĩ đại của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Hoàng thị loan là ai

Mộ bà Hoàng Thị Loan được đặt trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại vị trí có độ cao chừng 100m so với mực nước biển. Thiết kế tổng thể như một chiếc khung cửi khổng lồ

Người con gái tài sắc vẹn toàn

Bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901), là thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà được sinh ra trong một gia đình vốn có truyền thống Nho học ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Cả hai gia đình nội, ngoại của bà đều giàu lòng thương người, trọng nghĩa khí, có cách nhìn tân tiến trong cuộc sống, vượt ra ngoài sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến đương thời. Chính bởi thế mà ngay từ khi sinh ra đến suốt cuộc đời, bà Loan vẫn khiến người đời ngưỡng mộ bởi tài, đức vẹn toàn.

Lớn lên trong sự bao bọc và giáo dục của một gia đình tiến bộ, lại sống tại vùng quê giàu truyền thống văn hóa từ lâu đời, bà Loan tiếp thu các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian rất nhanh, không chỉ thuộc nhiều điệu hò câu ví mà sự am hiểu của bà về các loại hình này cũng không ai bì kịp. Nổi tiếng với dung nhan xinh đẹp, duyên dáng, tình tình luôn nhã nhặn nết na và cởi mở hết với tất cả mọi người, bà Loan còn được biết đến là một cô thiếu nữ chăm chỉ việc đồng áng và là một trong ít những thợ dệt lụa có tiếng trong vùng ngày đó.

Cả đời tần tảo vì chồng, vì con

Cuối năm 1883, bà kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc khi vừa tròn 15 xuân sắc. Ông Nguyễn Sinh Sắc là một người mồ côi cả cha lẫn mẹ được cụ tú Hoàng Xuân Đường (thân sinh bà Loan) xin về nuôi từ bé. Nhận thấy tư chất thông minh, chịu thương chịu khó của ông Nguyễn Sinh Sắc, hơn nữa nhà cụ Tú lại không có con trai, cụ đã tác hợp cho ông Sinh Sắc và bà Loan nên duyên.

Sau khi lấy chồng, bà Loan không quản ngại cuộc sống vất vả, khó khăn về vật chất để chồng có điều kiện dùi mài kinh sử, nâng tầm tài năng. Bà thân sinh được 4 người con là: Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954), Nguyễn Sinh Khiêm (1888 - 1950), Nguyễn Sinh Cung (1890 - 1969) và Nguyễn Sinh Nhuận (1900 - 1901). Cuộc sống gia đình bà tuy khó khăn nhưng tất cả mọi người đều yêu thương và hết lòng vì nhau.

Nhờ có bà động viên, khuyến khích nên dù cuộc sống nghèo khó, khốn khổ ông Nguyễn Sinh Sắc vẫn gắng lòng cho sự nghiệp học hành và đã đỗ đạt thành danh. Đỉnh điểm cho cuộc sống cơ cực của gia đình bà là từ sau khi ông Nguyễn Sinh Sắc lên Huế tu học. Vì túng thiếu tiền bạc, bản thân ông không thể tự lo cho mình được, nên ông đành ngỏ ý mời bà lên kinh để giúp ông một phần.

Không muốn chồng mình phải dang dở học tập chỉ vì miếng cơm manh áo, bà đã gửi con gái cả ở Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà làm đủ mọi nghề, lao động cật lực từ công việc truyền thống là dệt vải đến nhiều công việc chân tay khổ cực khác, một tay bà tất bật nuôi sống cả gia đình. Bà đã hy sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con, chính bà đã vun đắp làm nên cuộc đời và sự nghiệp cao cả của họ.

Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh nặng rồi qua đời ở tuổi 33, vào ngày 10 tháng 2 năm 1901 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý) tại Kinh đô Huế, để lại niềm thương tiếc vô hạn cho gia đình, người thân và bà con lối xóm. Không lâu sau đó, người con trai út của bà vì sức khỏe kém cũng qua đời.

Thi hài của bà được mai táng ở núi Tam Tầng bên dòng sông Hương tại Huế. Năm 1922, hài cốt của bà được cô Thanh - con gái của bà đưa về mai táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen - Kim Liên. Năm 1942, hài cốt của bà lại được cậu Nguyễn Sinh Khiêm đưa lên cải táng tại ngọn núi Động Tranh Thấp trong dãy Đại Huệ.

Năm 1984, để bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với người đã có công sinh thành và dưỡng dục Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ) và lực lượng vũ trang Quân khu IV thay mặt cho đồng bào và chiến sỹ cả nước đã xây dựng khu mộ của bà khang trang và đẹp đẽ.

Người mẹ vĩ đại của Bác Hồ và của cả dân tộc

Cả cuộc đời tần tảo của bà là tấm gương sáng cho các con và tất cả dân tộc Việt Nam. Bà đúng là gương điển hình cho mẫu phụ nữ Việt đảm đang, có đức, có tài và hết lòng vì con vì chồng.

Đức tính thanh cao của bà đã ảnh hưởng rất lớn đến con người và hướng đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Từ sự giản dị, khiêm tốn, đến đức tính cần cù, chăm chỉ, bà đã tạo nên một tượng đài sống tuyệt vời có giá trị vĩnh cửu đối với toàn dân tộc và cho cả thế giới.

Là một người mẹ cần cù, chăm chỉ, lại thông minh giản dị, bà đã dạy các con của mình biết yêu lao động, biết làm những điều phù hợp với lứa tuổi của mình một cách say mê, sáng tạo. Ở đâu bà cũng thể hiện một lối sống trong sáng, có nghĩa có tình, được mọi người yêu mến và kính trọng.

Bằng tấm lòng và sự mẫn cảm của người mẹ, bà đã vun trồng, uốn nắn, dạy dỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng và các con nói chung những bài học đầu tiên về cách sống, về đạo lý làm người ở đời. Vì vậy, ngay từ nhỏ những người con ngoan của bà đã biết nói điều hay làm việc tốt, biết kính trọng người trên, biết sống chan hoà với mọi người và giàu lòng nhân ái.

Có thể nói, bà Hoàng Thị Loan không chỉ là một người mẹ vĩ đại đã sinh ra và nuôi dưỡng nên một Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mà còn là một người mẹ tuyệt vời mãi mãi "bất tử" trong lòng mỗi con dân Việt Nam nhiều thế hệ.

  • Hoàng thị loan là ai

    Trong bài viết “Cuộc cách mạng giành lại những giá trị nhân văn, dân chủ và dân quyền cho nhân dân Việt Nam”, Tiến sỹ Ngô Vương Anh khẳng định cuộc Cách mạng...

  • Hoàng thị loan là ai

    Trong quãng thời gian sinh sống và hoạt động trước khi lên nắm quyền, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều quốc gia và châu lục, ông được cho là đã sử dụng 50 đến 200...

  • Hoàng thị loan là ai

    Mùa hè 1996, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp vào làm việc và nghỉ dưỡng tại Thị Xã Cửa Lò (Nghệ An). Tôi được Bí Thư Tỉnh uỷ Nguyễn Bá phân công nhiều lần tiếp cơm...

  • Hoàng thị loan là ai

    LTS – Huyện Đất Đỏ nằm ở ven biển phía đông nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Là huyện giàu truyền thống cách mạng, anh dũng kiên trung, nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng...

  • Hoàng thị loan là ai

    Bài học về tinh thần đoàn kết từ Cách mạng Tháng Tám 1945 vẫn luôn là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc Việt Nam đến ngày hôm nay khi cả nước đang đồng lòng...

  • Hoàng thị loan là ai

    NSUT Vũ Kim Dung từng ngâm thơ "binh vận" trong chiến tranh, làm mềm nhiều con tim, khiến nhiều binh lính chế độ Sài Gòn quay súng trở về với nhân dân. Bà cũng...

Hoàng thị loan là ai

Hoàng thị loan là ai

Hoàng thị loan là ai

Hoàng thị loan là ai

Hoàng thị loan là ai

Hoàng thị loan là ai

Đã từ lâu Cụ bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân Việt Nam tôn vinh là người mẹ vĩ đại, người có công sinh thành người con vĩ đại Hồ Chí Minh - Người đem lại độc lập cho dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là CHXHCN Việt Nam, được tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của bà Hoàng Thị Loan đã đi vào lịch sử.

Cụ bà Hoàng Thị Loan sinh năm Mậu Thìn (1868) tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn (nay là xóm Trù 3, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), trong một gia đình nhà nho hiếu học. Từ thuở nhỏ bà đã được chăm sóc, dạy dỗ ân cần của thân sinh Hoàng Xuân Đường và thân mẫu Nguyễn Thị Kép. Cụ ảnh hưởng sâu sắc những đặc tính: thương người, giàu lòng nhân ái, trọng nghĩa thủy chung; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của hai dòng họ, hai gia đình nội ngoại. Cụ là người chịu khó học hỏi, tự trang bị cho mình vốn văn hóa sâu sắc. Cụ thông thuộc truyện Kiều, nhớ nhiều điển tích, thuộc nhiều làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh.

Cụ bà Hoàng Thị Loan khi ở tuổi trăng tròn là cô gái thôn dã, siêng năng, cần cù, chịu khó, rất mực đảm đang. Giọng hát đối phường vải của cụ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc làm xao xuyến trái tim chàng nho sỹ Nguyễn Sinh Sắc. Tình yêu thầm kín, trái tim yêu thương cùng chung một nhịp đập gắn kết hai người thành một cặp uyên ương.

Trước mối tình nồng thắm của hai con, Thầy Hoàng Xuân Đường, một người có tư tưởng tiến bộ, vượt lên lễ giáo phong kiến, đã chọn ngày lành tháng tốt tổ chức lễ kết hôn cho hai con.

Thương con, quý rể, cụ Hoàng Đường đã cắt đất làm nhà, tạo dựng cho hai con một cuộc sống tươi vui hạnh phúc.

Dưới mái nhà tranh đơn sơ nhỏ bé, bà Hoàng Thị Loan sinh ra ba người con yêu nước:

- Nguyễn Thị Thanh - 1884

- Nguyễn Sinh Khiêm - 1888

- Nguyễn Sinh Cung - 1890 (tên gọi thuở nhỏ của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Năm 1893, thầy Hoàng Xuân Đường qua đời, một tổn thất vô cùng to lớn, một nỗi đau thương vô hạn đối với bà. Gạt buồn làm vui, bà động viên chồng rèn luyện văn chương để thành đạt trong sự nghiệp, thỏa nguyện lòng mong ước của thân sinh và năm 1894 Cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân, đây là kỳ thi báo hiếu cho Nhạc phụ và là kết quả 10 năm tận tụy nuôi chồng ăn học của Cụ bà Hoàng Thị Loan.

Để giúp chồng ăn học, năm 1895, bà gồng gánh cùng chồng và hai con vượt chặng đường thiên lý vào Kinh đô Huế.

Cụ bà phải bươn chải với cuộc sống đời thường, lấy nghề dệt vải làm kế sinh nhai, xây dựng tổ ấm gia đình hạnh phúc.

Năm Canh Tý (1900), Cụ bà Hoàng Thị Loan sinh thêm cậu Nguyễn Sinh Xin trong hoàn cảnh thiếu thốn vất vả và trong lúc chồng đi coi kỳ thi Hương ở tỉnh Thanh Hóa. Cụ lâm bệnh nặng, mặc dù được cậu Nguyễn Sinh Cung cùng bà con lối xóm tận tình thuốc thang, nhưng do căn bệnh hiểm nghèo, sức khỏe quá yếu, Cụ trút hơi thở cuối cùng vào trưa ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (10-2-1901).

Cuộc đời Cụ bà Hoàng Thị Loan là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, sự hi sinh to lớn, lòng nhân ái bao dung của người phụ nữ Việt Nam. Cụ bà Hoàng Thị Loan hội tụ những đức tính (công, dung, ngôn, hạnh), bà là người con hiếu thảo, người vợ đảm đang, chung thủy, người mẹ hiền từ, người nặng tình nặng nghĩa với bà con lối xóm, sống giản dị chân thật. Đức tính của cụ đã tác động sâu sắc đến sự hình thành nhân cách cao thượng, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm thương dân sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Năm nay, chúng ta tổ chức kỷ niệm 110 năm ngày Cụ bà Hoàng Thị Loan ra đi đến chốn vĩnh hằng nhằm: "Bày tỏ lòng biết ơn đối với Cụ bà Hoàng Thị Loan - người có công sinh thành và nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam, Người mà mọi người Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác mãi mãi ghi ơn".

Nguyễn Bá Hòe (Khu Di tích Kim Liên)

Nguồn: Báo Nghệ An 25/01/2011