Học Ngôn ngữ Anh có học toàn không

"Ngôn ngữ anh- một ngành học không dễ"

Bài viết này không cổ súy, không khuyến khích và cũng không có ý phản đối những ai chuẩn bị theo học ngành Ngôn Ngữ Anh. Đây chỉ là những chia sẻ chủ quan của bản thân và những kinh nghiệm khách quan của hầu hết các sinh viên khi theo ngành này.

NNA là học những gì????

Câu hỏi này khá nhức đầu và hại não đối với các bạn học sinh ở thời cuối cấp Ba. Các bạn rất thích, thậm chí là đam mê mài dũa vốn liếng Ngoại Ngữ mà tôi tạm gọi là “Tài sản ngữ pháp đồ sộ”. Trong đầu luôn mặc định chỉ cần thành thạo chia các thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, bla,bla… Rồi làm các công thức viết lại câu “rẹt rẹt”, hay miệt mài cho ra hàng tá “Writing” với các cấu trúc chỉn chu… Thế là đã đủ cho một hành trang vững vàng để dấn thân vào một môi trường “Around the world”. Sáng nay, tình cờ đọc được những câu hỏi nóng luôn xuất hiện trên thanh công cụ Google, tôi chỉ mới gõ chữ “Ngôn Ngữ” đã thấy xuất hiện hàng tá những câu hỏi đại loại: “Ngôn ngữ Anh học những gì?, Có khó không?, Gồm những chuyên ngành nào?...” Nên hôm nay, sẽ bỏ ra một ít thời gian chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân để các em, các bạn chuẩn bị lựa chọn ngành này thì sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về nó.

Ngôn ngữ Anh là một ngành về chuyên ngữ, có thể nói là rất khó.

Thứ nhất, đây là một ngành học sử dụng Tiếng Anh xuyên suốt trong 4 năm Đại học. Ở đó, thầy cô là những người Ngoại quốc hoặc là những thạc sĩ, tiến sĩ chỉ luôn luôn giao tiếp với các bạn bằng “English” mặc dù họ là- người- Việt. Khi học ngành này rồi, các bạn sẽ cảm thấy vốn liếng ngoại ngữ mà mình trang bị lúc trước nên “Vứt đi” vì chúng chỉ là 1 lý thuyết suông mà suốt bấy lâu nay bạn cố gắng ê a để học thuộc và lấy nó làm tia hy vọng. Vì sao? Vì bạn không thể dùng chúng để giao tiếp với các thầy cô Ngoại quốc. Bạn nói như 1 đứa trẻ bập bẹ, nói như một tên tỉnh lẻ quê mùa, thậm chí câm như hến. Đó là minh chứng vì sao không ít các tân sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh có xu hướng bỏ giữa chừng và chuyển học ngành mới chỉ vì khao khát được nói Tiếng Việt. Số còn lại sẽ có tư tưởng học đại và nghe đại. Thậm chí, khi được hỏi về vấn đề gì đấy bằng Tiếng Anh, nhiều sinh viên lại giơ tay và xin phép giảng viên cho mình được trả lời bằng “Tiếng Việt”.

Thứ hai, khi học ngành này, các bạn sẽ đi mổ xẻ ngôn ngữ này ra thành nhiều mảnh xẻ nhỏ. Mà mỗi mảnh đều có một mùi vị khó nuốt khác nhau. Suốt 4 năm, các học phần không thể thiếu đó là Nghe- Nói- Đọc- Viết. Trong đó, Nghe và Nói là hai kĩ năng áp lực nhất và khó nhất. Bạn không thể nghe 1 buổi, 1 ngày đã có thể hiểu hết tường tận những gì Radio đang đề cập, và kéo theo kỹ năng Nói cũng bị kỹ năng Nghe hạn chế. Tiếp đó, không thể không kể đến 5 môn học Ngũ long, đây là những môn “khó gặm” vì rất dễ rớt và dễ bị cao huyết áp giữa chừng.

1. Ngữ âm Học (cách phát âm và lý thuyết âm vị cơ bản)

2. Âm Vị Học (lý thuyết về các thành phần cơ bản của ngôn ngữ Anh)

3. Hình Thái Học (lý thuyết về thành phần & nguồn gốc của từ vựng tiếng Anh)

4. Cú Pháp Học (lý thuyết về thành phần của một câu tiếng Anh)

5. Ngữ Nghĩa Học (lý thuyết về nguồn gốc và ý nghĩa thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Anh)

Nhưng nếu bạn đủ sức vượt qua được chúng, bạn sẽ cảm thấy nó có ích đâu đó mà bạn không ngờ tới...

✅Thứ ba, những món kế sau hàng tá các môn khó gặm thì tiếp tục chuyển sang chế độ “khó nhai”. Văn hóa Anh, văn hóa Mỹ, Giao tiếp liên văn hóa, … đi sâu vào các nền văn hóa của các nước, đặc biệt cái khó nhai ở đây đó chính là giáo trình hoàn toàn bằng “English”, dày như 1 cuốn tiểu thuyết và giảng viên sẽ yêu cầu phải đọc, nghiên cứu nó trong vài ngày thì bạn mới hiểu được môn học này. Nhưng sự thật là có đọc cũng chẳng hiểu vì bạn thiếu từ vựng và các vấn đề trong giáo trình hết sức trừu tượng và khó hiểu. Cách tốt nhất là lên Google để biết thêm thì may ra tốt hơn nhiều.

Thứ tư, các môn chuyên ngành, đây là giai đoạn “khó nuốt”. Đã vào chuyên ngành thì tất nhiên bạn phải đầu tư cho nó rất nhiều. Nào là Biên dịch, Phiên dịch, Tiếng Anh du lịch, Tiếng Anh Marketing, Tiếng Anh Quản trị, bla,bla…(chuyên ngành Tiếng anh Thương Mại). Các môn học này đòi hỏi các bạn phải dùng tối đa bộ não và nuốt nước bọt liên tiếp vì những lần thuyết trình bằng Tiếng Anh, nghe và phiên dịch từ Anh sang Việt và ngược lại. Nghĩ tới khoảng thời gian đó chắc không ít cựu sinh viên như tôi phải nổi da gà.

Chưa kể, bất kỳ ngành ĐH nào (VN lẫn nước ngoài) đều bắt các bạn phải học môn Research Methodology (Phương pháp Nghiên cứu Khoa học) để đó là tiền đề làm khóa luận tốt nghiệp, và đã là ngành NNA bắt buộc các sinh viên phải làm bài bằng tiếng Anh.

À, một điều gian nan tiếp theo trong suốt hành trình 4 năm của các bạn là nỗi ám ảnh mang tên “Ngôn ngữ hai” tức là các bạn sẽ học thêm 1 ngôn ngữ mới ngoài Tiếng Anh (Pháp, Trung, Nhật, Hàn,...). Nói nôm na là bạn sẽ học Song Ngữ (Hai ngoại ngữ học cùng 1 lúc). Nói tới đây tôi sẽ dành cho bạn 5 phút để bạn tưởng tượng và hình dung ra được độ khó tăng lên gấp bội là thế nào. Rồi, 5p bắt đầu...

Hết 5p, cảm giác thế nào? Vẫn vậy, chỉ là hơi hình dung ra được tí tẹo thôi đúng không nào? Cái ngành này, chỉ có khi trải qua nó, ăn ngủ cùng với nó, sống vì nó thì bạn mới có thể cảm nhận được tất cả độ khó mà nó mang lại. Nhiều sinh viên còn tự hỏi mình bằng nhiều câu tuyệt vọng: “Sao không chọn Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc tế??”, “Ước gì Ngoại Ngữ Hai là Tiếng Việt thì hay biết mấy nhỉ”... Những câu nói tuyệt vọng của vài sinh viên cuối thời ĐH. Thế nhưng, cái gì cũng vậy, bắt đầu từ con số 0 thì rất dễ đi lên và tiến bộ, hơn là cứ nằm lưng chừng con số 4,5 rồi cứ nằm đó trượt dài và mãi chẳng đứng lên được. Cũng như học cùng lúc Tiếng Anh và Tiếng Trung hay Hàn, chắc chắn bạn sẽ hào hứng với Tiếng Trung/ Hàn hơn vì nó mới mẻ và lạ lẫm, bạn sẽ dễ tiếp thu cái mới hơn… Và 1 thời gian sau, nếu như bạn vẫn là kẻ luôn biết phấn đấu, nhiều năm vun trồng với ngoại ngữ mới, chắc chắn sẽ thành công và biến nó thành điểm mạnh của riêng bạn.

Có 1 điều may mắn khi theo cái ngành này đó là bạn không phải học thêm môn Toán Cao Cấp. Một môn mà hầu hết các chuyên ngành còn lại sẽ học và không ít lần học lại và ninh môn này nhừ như món cháo yến. Tôi tưởng tượng rằng nếu dân NNA mà phải học thêm môn Toán Cao Cấp thì chắc chắn sinh viên sẽ sẵn sàng ra trường vào độ tuổi 30. Hihi.

Suy cho cùng, cái gì cũng có 2 mặt của chúng. Bạn trải qua rễ đắng, đầu đau như cắt, nước mắt đầm đìa để vượt qua điểm trên trung bình và qua môn mỗi kỳ là một điều vi diệu và mãn nguyện. Đã chọn ngành này, phải cố gắng vì nó rất nhiều và nhất định ra trường, bạn phải sử dụng được nó. Đôi lúc khó khăn này chồng chất những khó khăn khác nhưng ngồi ngẫm lại khoảng thời gian theo học ngành này, cảm thấy những cái khó ấy mới làm cho bản thân bớt ảo tưởng về trình độ của bản thân và ý thức được cái ngu của chính mình mà vươn lên từng ngày. Bạn sẽ có lúc chợt nhận ra, bạn tiến bộ lên lúc nào, cũng chẳng biết.

Chúc các bạn đọc bài vui vẻ !!!

-----------------------------------------------------------------------------------------

>>> Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé: Link

(*) Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy thêm những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: Link

3,632 người xem

Học Ngôn ngữ Anh có học toàn không

Có thể bạn không hoàn hảo nhưng ai cũng phải ngoái nhìn nếu trình độ tiếng Anh của bạn ở đẳng cấp cao. Trong quá trình chọn ngành, có lẽ bạn đã nghe ai đó nói rằng Ngôn Ngữ Anh là một ngành “vô dụng” vì nó chỉ giúp bạn cải thiện năng lực Anh ngữ chứ không giúp bạn có chuyên môn nào khác. Thực tế, nếu bạn có trình độ Anh ngữ tốt, bạn sẽ luôn có một tấm vé ưu tiên khi ứng cử vào doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia. Tại sao ngành này lại có một “quyền lực ngầm” như vậy? Cùng LHU tìm hiểu nhé!

Ngôn Ngữ Anh có phải chỉ học về tiếng Anh?

Học Ngôn ngữ Anh có học toàn không

Đúng như tên gọi của nó, dĩ nhiên là bạn sẽ học chủ yếu về tiếng Anh! Nhưng đồng thời, bạn cũng sẽ được nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hoá, dân tộc của các quốc gia sử dụng tiếng Anh trên thế giới.

Nếu nói “chỉ” học về tiếng Anh thì không đúng. Trong quá trình học, bạn còn được trang bị thêm kiến thức về các môn kinh tế, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế,…

Ngôn Ngữ Anh có được chia làm nhiều chuyên ngành như những ngành khác không?

Hiện tại, đa số ở các trường đại học & cao đẳng đều chia Ngôn Ngữ Anh làm 2 chuyên ngành chính là Tiếng Anh Thương Mại & Ngôn Ngữ Anh.

Về Tiếng Anh Thương Mại, bạn sẽ được phát triển 4 kỹ năng chính trong tiếng Anh là nghe – nói – đọc – viết. Các môn học bạn sẽ học chủ yếu trong chuyên ngành này là các môn mang tính học thuật & các môn đại cương. Ngoài ra bạn sẽ được nghiên cứu thêm các môn về kinh tế như ngân hàng, marketing, du lịch, khách sạn, nhà hàng,…

Khác với Tiếng Anh Thương Mại, chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh tập trung vào đào tạo chuyên ngữ. Các môn học bạn sẽ học là: Ngữ âm - Vị Âm Học, Ngữ Pháp Học, Ngữ Nghĩa Học,… Ngoài ra, sinh viên ngành này thường phải học thêm ngôn ngữ tự chọn thứ hai như Nhật, Hoa, Hàn, Pháp,…

Tốt nghiệp ngành này có thể xin việc tại các tập đoàn lớn hoặc các tập đoàn nước ngoài không?

Khác với những ngành khác là cần có chuyên môn nhất định, với ngành Ngôn Ngữ Anh bạn có thể thử thách tại nhiều lĩnh vực như:

  •    - Phiên dịch viên tại các công ty, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế của Việt Nam hoặc quốc tế.
  •    - Nhân viên đại sứ quán.
  •    - Dịch thuật cho các nhà xuất bản, trung tâm phát hành sách & báo chí,…
  •    - Nhân viên truyền thông, marketing, sự kiện.
  •    - Thư ký và trợ lý.
  •    - Cùng với các kiến thức nghề cơ bản đã học qua, bạn có thể ứng tuyển tại các vị trí như hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour.
  •    - Giáo viên hoặc giảng viên nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trường trung học, trung tâm ngoại ngữ,…

Học Ngôn ngữ Anh có học toàn không

Những ai mới học được ngành này?

Nếu bạn là người có nỗi ám ảnh với toán học, các con số hoặc sợ tính toán thì đây là ngành phù hợp với bạn đó! Chương trình học của ngành Ngôn Ngữ Anh không bao gồm các môn liên quan đến toán học như Toán Cao Cấp, Kinh Tế Vi Mô & Vĩ Mô.

Học Ngôn ngữ Anh có học toàn không

Nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể “nhắm mắt chọn đại” ngành Ngôn Ngữ Anh đâu nhé! Nếu bạn thật sự có đam mê với ngoại ngữ, mạnh về ngoại ngữ, thích học hỏi, tìm tòi về văn hoá các nước thì chắc chắn đây mới là đích đến cuối cùng cho bạn. Mặc dù trên thực tế có rất nhiều bạn chọn nó làm ngành “học đại” vì nó khá an toàn. Cho dù thích hay không thích thì kiến thức đó bạn vẫn có thể vận dụng khi ra trường.

Ra trường có việc làm liền không?

Hiện nay, tất cả mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực ít nhất phải sử dụng tiếng Anh. Bạn có thể bắt đầu với công việc trở thành một dịch thuật viên hoặc copywriter.

Nên đăng ký ngành học này ở trường nào?

Nếu bạn ở TPHCM, LHU không ngần ngại khuyến khích bạn chọn trường HUFLIT hoặc ĐH Xã Hội & Nhân Văn. Nhưng nếu bạn ở khu vực Đồng Nai hoặc khu vực lân cận thì đừng vội lướt qua nhau nhé! Vốn là một ngôi trường có chất lượng giáo dục hàng đầu tại tỉnh Đồng Nai và tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao nên không có gì ngần ngại khi đăng ký học tập ở đây. Đội ngũ giảng viên sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong suốt 4 năm học, định hướng cho bạn cơ hội việc làm & nơi làm việc thích hợp ngay từ khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường.

Học Ngôn ngữ Anh có học toàn không

Như vậy, bạn đã biết thêm thông tin về ngành Ngôn ngữ Anh rồi. Hiện tại, Đại học Lạc Hồng đang xét tuyển học bạ để tìm được những Tân sinh viên tài năng của trường với các phương thức như sau:

1️⃣ Điểm trung bình của HK1 lớp 11 + HK2 lớp 11 + HK1 lớp 12 ≥ 18 (riêng ngành Dược ≥ 24 điểm). 2️⃣ Điểm tổng tổ hợp của 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm (riêng Ngành Dược là ≥ 24 điểm).

3️⃣ Điểm trung bình cả năm lớp 12 ≥ 6.0 điểm (riêng Ngành Dược ≥ 8.0 điểm).

Link đăng ký xét tuyển: https://lhu.fun/39B565

Hãy xét tuyển học bạ thật sớm để có cơ hội đậu vào Đại học Lạc Hồng, bạn nhé. Ngoài ra, nếu cần tư vấn thêm về ngành học hoặc những phương thức xét tuyển, bạn có thể liên hệ bộ phận tư vấn tuyển sinh hoặc inbox fanpage để được hỗ trợ thêm nè!

Học Ngôn ngữ Anh có học toàn không

Ngành Ngôn Ngữ Anh, Tuyển sinh 2020