Học viện Y học cổ truyền học mấy năm

Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam (tiếng Anh: VietNam University Of Traditional Medicine) là một trường đại học chuyên ngành y khoa tại Việt Nam. Có sứ mạng đào tạo bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Hồng. Trường trực thuộc Bộ Y tế.

Học viện Y dược học cổ truyền Việt NamĐịa chỉThông tinTên khácLoạiThành lậpGiám đốcWebsite

Số 2, đường Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông

,

Hà Nội

,

Việt Nam

Viet Nam University Of Traditional Medicine
Đại học y khoa hệ công lập
02 tháng 02 năm 2005
PGS.TS. Nguyễn Quốc Huy
//www.vutm.edu.vn

Mục lục

  • 1 Lịch sử hình thành
  • 2 Cơ cấu tổ chức
    • 2.1 Ban Giám đốc
    • 2.2 Giám đốc qua các nhiệm kỳ
  • 3 Đào tạo
  • 4 Hợp tác quốc tế
  • 5 Đội ngũ cán bộ
  • 6 Chú thích
  • 7 Liên kết ngoài

Lịch sử hình thànhSửa đổi

Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam là trường đại học y học cổ truyền đầu tiên ở Việt Nam, thành lập năm 2005 theo Quyết định số 30/2005/QĐ-TTg ngày 02-02-2005 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, trên cơ sở trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh thành lập vào năm 1969

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam là cơ sở lớn nhất của Việt Nam đào tạo thầy thuốc y học cổ truyền. Học viện gồm các đơn vị trực thuộc:

  • Bệnh viện Tuệ Tĩnh
  • Viện nghiên cứu Y dược học cổ truyền Tuệ Tĩnh
  • Trung tâm Thông tin-Thư viện
  • Trung tâm Đào tạo và cung ứng dịch vụ theo nhu cầu xã hội
  • Trung tâm đào tạo Tiền lâm sàng

Ban Giám đốcSửa đổi

  • Giám đốc: PGS.TS Nguyễn Quốc Huy
  • Các Phó Giám đốc:
  1. PGS.TS Phạm Quốc Bình
  2. PGS.TS Đoàn Quang Huy
  3. Trưởng phòng Đào tạo sau đại học: PGS-TS. Trần Thị Minh Tâm
  4. Trưởng phòng Đào tạo Đại học: PGS.TS. Trần Thị Minh Tâm

Giám đốc qua các nhiệm kỳSửa đổi

  • GS-TS. Lê Ngọc Trọng (2/2005 - 6/2007) - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế (Việt Nam)
  • GS-TS. Trương Việt Bình (6/2007 - 11/2015) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Trung y Thế giới[1]
  • PGS. TS Đậu Xuân Cảnh (11/2015 - 12/2020)

Đào tạoSửa đổi

Học viện đang đào tạo bác sĩ đa khoa, dược sĩ đại học, bác sĩ y học cổ truyền, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, thạc sĩ, bác sĩ nội trú, tiến sĩ y học cổ truyền

Hợp tác quốc tếSửa đổi

Hiện Học viện đã tuyển sinh nhiều khóa liên kết đào tạo bác sĩ y học cổ truyền với Đại học Trung Y Dược Thiên Tân (Trung Quốc); liên kết đào tạo nghiên cứu khoa học và điều trị với nhiều nước như: Trung Quốc, Ucraina, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Cộng hòa Czech và Cộng hòa Liên bang Đức.

Đội ngũ cán bộSửa đổi

Hiện Học viện có hơn 600 giảng viên, cán bộ, viên chức; trong đó có 11 giáo sư, phó giáo sư; 26 tiến sĩ/bác sĩ chuyên khoa II, 149 thạc sĩ/bác sĩ chuyên khoa I

Chú thíchSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  1. ^ Việt Nam tái đắc cử Phó chủ tịch Hiệp hội đào tạo Trung Y thế giới, Sức khỏe & Đời sống

Ngành Y học cổ truyền đã không còn là ngành học xa lạ đối với những sinh viên học y và muốn tìm hiểu để theo ngành y. Vậy đối với ngành Y học cổ truyền, bạn đã biết những gì về ngành học này hay chưa? Hãy cùng đọc những thông tin tổng quan ngành Y học cổ truyền trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về ngành Y học cổ truyền

  • Y học cổ truyền (tên tiếng Anh là Traditional medicine) là nền y học dựa trên nền tảng Âm Dương - Ngũ Hành và việc điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền chính là việc điều chỉnh sao cho Âm Dương - Ngũ Hành cân bằng trong cơ thể, từ đó làm cho cơ thể trở nên khoẻ mạnh.
  • Chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh bằng các phương pháp Y học cổ truyền, được đào tạo chuyên sâu về Y học cổ truyền như Dược học cổ truyền, dưỡng sinh, châm cứu, bệnh học…
  • Theo học ngành này, các Bác sĩ Y học cổ truyền sẽ có kiến thức chuyên sâu về các phương pháp khám chữa bệnh cổ truyền như dùng thuốc đông y, chữa bệnh bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu... Thời gian đào tạo ngành y học cổ truyền là 6 năm, giống như chương trình đào tạo bác sĩ Tây y khác. Tuy nhiên, chương trình của ngành này được đánh giá là nặng hơn so với các ngành y khác vì các môn học có thời lượng học tập tương đối dài.
Những điều cần biết khi học ngành Y học cổ truyền

2. Chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Y học cổ truyền trong bảng dưới đây.

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Lênin I

2

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Lênin II

3

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Nam

5

Anh văn I

6

7

8

9

10

Giáo dục quốc phòng – an ninh I

11

Giáo dục quốc phòng – an ninh II

12

Giáo dục quốc phòng – an ninh III

Các học phần cơ sở khối ngành

1

Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe

2

Dân số - Truyền thông và Giáo dục sức khỏe

3

4

Lý sinh

5

Hoá học

6

7

Xác suất - Thống kê y học

8

Tâm lý y học - Đạo đức Y học

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành

Các học phần cơ sở của ngành

1

Giải phẫu I

2

Giải phẫu II

3

Mô phôi

4

Sinh lý I

5

Sinh lý II

6

7

Hoá sinh

8

Vi sinh

9

Ký sinh trùng

10

Giải phẫu bệnh

11

12

Dược lý

13

Dịch tễ học

14

15

16

17

Thực vật dược

18

19

Các học phần chuyên ngành

20

Tiền lâm sàng I

21

Tiền lâm sàng II

22

Nội cơ sở I

23

Nội cơ sở II

24

Ngoại cơ sở I

25

Ngoại cơ sở II

26

Nội bệnh lý I

27

Nội bệnh lý II

28

29

Phụ sản YHHĐ

30

Nhi YHHĐ

31

32

33

34

35

Phụ sản YHCT

36

Nhi khoa YHCT

37

Da liễu YHCT

38

Da liễu

39

Lao

40

Truyền nhiễm

41

Hồi sức cấp cứu

42

43

Thần kinh

44

Tâm thần

45

Chương trình y tế quốc gia và tổ chức quản lý y tế

46

47

Thuốc YHCT I

48

Thuốc YHCT II

49

Dược lâm sàng

50

Phương tễ

51

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

52

53

54

55

56

Ôn bệnh

57

58

Thực tập cộng đồng II (YHCT)

59

60

1

Định hướng cơ bản CK Châm cứu

2

Theo Đại học Y Dược Cần Thơ

3. Các khối thi vào ngành Y học cổ truyền

- Mã ngành: 7720115

- Ngành Y học cổ truyền xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • A00 (Toán, Lý, Hóa)

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

4. Điểm chuẩn ngành Y học cổ truyền

Điểm chuẩn ngành Y học cổ truyền năm 2018 trong khoảng 19,5 - 22,5 điểm, các trường xét tuyển dựa kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. 

Điểm chuẩn ngànhY học cổ truyền lấy ra sao?

5. Các trường đào tạo ngành Y học cổ truyền

Để theo học ngành Y học cổ truyền, các thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

- Khu vực miền Bắc:

- Khu vực miền Trung:

  • Đại học Y Dược - Đại học Huế

- Khu vực miền Nam:

  • Đại học Y Dược TP.HCM
  • Đại học Y Dược Cần Thơ

6. Cơ hội việc làm ngành Y học cổ truyền 

Sau khi tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền, bạn có thể làm việc ở nhiều  nơi với nhiều vị trí khác nhau, cụ thể là:

  • Làm việc tại bệnh viện tuyến trung ương (những bệnh viện trực thuộc truyến trung ương thường sẽ có chuyên khoa y học cổ truyền riêng biệt);
  • Làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các phòng y tế có khoa y học cổ truyền;
  • Làm việc tại các phòng khám tư về y học cổ truyền, bấm huyệt, bốc thuốc;
  • Mở phòng khám tại nhà để khám chữa bệnh;
  • Mở nhà thuốc đông y…
  • Làm giảng viên, nghiên cứu sinh tại các trường đại học, cao đẳng nếu bạn có chuyên môn tốt.

7. Mức lương ngành Y học cổ truyền

Tùy vào năng lực và kinh nghiệm mà bạn có được, thì bạn sẽ nhận được mức lương tương ứng. Thông thường, ở vị trí bác sĩ Y học cổ truyền mới ra trường, chưa trau dồi được nhiều kinh  nghiệm cho bản thân, thì bạn sẽ nhận được mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/ tháng. Đối với những bác sĩ làm trong biên chế nhà nước, bạn sẽ nhận được mức lương đó là  830.000đ x hệ số 3,24 = 2.689.000 đồng, chưa tính các thu nhập khác tùy vị trí làm việc.

Nếu dày dạn kinh nghiệm hơn, bạn sẽ nhận từ 6 - 10 triệu đồng/ tháng. Còn đối với trường hợp mở phòng khám tại nhà, bạn sẽ nhận được mức lương nhiều hơn mức trên nếu bạn có năng lực chuyên môn giỏi, được người bệnh tin tưởng đến khám chữa bệnh.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Y học cổ truyền 

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Y học cổ truyền thì bạn cần có những tố chất sau:

  • Tố chất đầu tiên cần có của một người bác sĩ Y học cổ truyền đó là đức tính tỉ mỉ, cẩn thận. Bởi vì bạn biết rằng mỗi huyệt đạo hay một bài thuốc đông y, chỉ cần nhầm lẫn nhỏ là đã gây nguy hại rất lớn cho tính mạng người bệnh.
  • Tấm lòng bao dung, nhân hậu để cảm nhận được nỗi đau của người bệnh, từ đó có những phương pháp và cử chỉ nhẹ nhàng, tình cảm.
  • Nhẫn nại, kiên trì để tìm mọi biện pháp có thể để chữa bệnh cho bệnh nhân. Khi bạn có đủ bình tĩnh và yêu nghề, kiên trì với bệnh nhân nghĩa là bạn đã cho bệnh nhân có thêm được 30% cơ hội chữa trị bệnh, khỏi bệnh.
  • Tạo cho người bệnh có một lòng tin chắc chắn bởi vì trong lúc này bạn chính là niềm hy vọng và mong mỏi duy nhất giúp cho việc chữa trị khỏi bệnh của người bệnh.
  • Khả năng quan sát, phán đoán tốt, nhạy bén hình thành cho mình thói quen và cách thức chữa bệnh của riêng mình, tạo thêm cơ hội chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân.
  • Có sức khỏe tốt bởi nghề bác sĩ là một ngành nghề hết sức vất vả. Ví dụ như vào những đợt dịch bệnh, lượng người bệnh nhiều có thể bạn sẽ phải làm việc thâu đêm suốt sáng. Điều kiện sức khỏe tốt sẽ là điều kiện tiên quyết để bạn làm việc hiệu quả.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành Y học cổ truyền và có định hương nghề nghiệp tương lai phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.

Video liên quan

Chủ đề