Hướng dẫn 1206 hd-nt cục nhà trường năm 2024

Xây dựng chuẩn đầu ra là nội dung quan trọng trong công tác đào tạo. Đây là quá trình hình thành các tiêu chí để đánh giá, cũng như tạo cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường trong quân đội.

Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu) có những chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân về vấn đề này.

Phóng viên (PV): Thưa đồng chí, việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các nhà trường trong quân đội có vai trò như thế nào?

Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh: Xây dựng chuẩn đầu ra là xác định mục tiêu đào tạo, phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Đối với các trường quân đội, đào tạo dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra là nội hàm còn khá mới mẻ và cần xác định lộ trình, giải pháp phù hợp; từ đó giúp các nhà trường từng bước chuẩn hóa chất lượng đào tạo, hòa nhập với hệ thống giáo dục quốc dân và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Chuẩn đầu ra có ý nghĩa quyết định toàn bộ chương trình và hoạt động đào tạo của các học viện, nhà trường. Xuất phát từ chuẩn đầu ra, từ kết quả cần đạt được để xác định nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá và tiến trình đào tạo. Cụ thể hơn, chuẩn đầu ra là cơ sở để xác định nội dung, phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng dạy và học của các nhà trường. Xây dựng được chuẩn đầu ra góp phần đổi mới mạnh mẽ hoạt động giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá, lấy người học làm trung tâm. Hoạt động học tập tại các nhà trường quân đội cần được tổ chức và diễn ra theo các tình huống của nhiệm vụ, phù hợp với thực tiễn của đơn vị.

Đối với các đơn vị sử dụng nhân lực, chuẩn đầu ra là cơ sở xác định năng lực của người học sau khi tốt nghiệp, khả năng cung ứng nhân lực cho nhiệm vụ của đơn vị. Chuẩn đầu ra thể hiện sự cam kết, trách nhiệm của các nhà trường đối với Đảng, Nhà nước, quân đội và xã hội về chất lượng đào tạo; tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa nhà trường và đơn vị trong đào tạo, sử dụng nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

PV: Theo đồng chí, đâu là những vấn đề đang đặt ra trong công tác xây dựng chuẩn đầu ra ở các trường quân đội hiện nay?

Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh: Những năm qua, các học viện, nhà trường trong quân đội luôn chú trọng xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo (đã quyết định ban hành 174 chuẩn đầu ra), nổi bật là Học viện Quân y, Học viện Kỹ thuật Quân sự... Tuy nhiên, xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là vấn đề khó. Các văn bản quy định, hướng dẫn về cấu trúc, nội dung, nguyên tắc, yêu cầu, quy trình xây dựng chuẩn đầu ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) còn có những điểm chưa thống nhất. Kiến thức, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ xây dựng chuẩn đầu ra ở các nhà trường trong quân đội có mặt còn hạn chế. Đây cũng là lĩnh vực còn mới đối với các nhà trường quân đội. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng xây dựng chuẩn đầu ra, dẫn đến việc xây dựng chuẩn đầu ra có nơi chưa được rõ ràng. Cấu trúc, nội dung, nguyên tắc, yêu cầu, quy trình xây dựng chuẩn đầu ra nhiều trường chưa thống nhất; còn lúng túng trong triển khai thực hiện cả về nhận thức và cách làm.

PV: Muốn xây dựng được chuẩn đầu ra phù hợp, theo đồng chí, các học viện, nhà trường quân đội cần chú ý điều gì?

Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh: Trước hết, các học viện, nhà trường trong quân đội cần thống nhất cả về nhận thức và hành động, tầm quan trọng của chuẩn đầu ra đối với quá trình đào tạo. Đặc biệt, cần xác định rõ yêu cầu và các bước xây dựng chuẩn đầu ra để có cơ sở triển khai thực hiện. Bởi vậy, các học viện, nhà trường cần tích cực phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong xây dựng chuẩn đầu ra theo phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”. Trong đó, chú ý một số điểm như: Phải cụ thể hóa đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra các học phần và thành phần chương trình đào tạo; có đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy, làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải rõ ràng, thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được. Bên cạnh đó, chuẩn đầu ra phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để người học hoàn thành các nội dung của chương trình đào tạo trong thời gian tiêu chuẩn; nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo; bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn...

Các học viện, nhà trường quân đội cần bám sát các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Cục Nhà trường để triển khai các bước xây dựng chuẩn đầu ra trong đào tạo một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp với đặc thù và nhiệm vụ đào tạo của đơn vị mình. Các bước xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo cần thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, có sự vào cuộc đồng bộ của đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu), cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, sự quyết tâm, cố gắng của cán bộ, giảng viên, học viên.

PV: Cục Nhà trường đã có những chỉ đạo và hoạt động cụ thể nào để định hướng các nhà trường xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp, thưa đồng chí?

Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh: Để giúp các học viện, nhà trường trong việc định hướng xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo, thời gian qua, Cục Nhà trường đã tham mưu với thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu ban hành các hướng dẫn về xây dựng chuẩn đầu ra; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên các học viện, nhà trường nhằm trang bị, thống nhất những kiến thức cơ bản về nội dung, kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động xây dựng chuẩn đầu ra. Cục Nhà trường cũng chỉ đạo các trường bám sát một số văn bản như: Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam; Thông tư số 04/2016/TT-BGDÐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học; Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH, hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo... từng bước triển khai hoạt động này một cách hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tế của đơn vị và hoạt động GD&ĐT của các trường.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

DUY VĂN (thực hiện)

Hướng dẫn 1206 hd-nt cục nhà trường năm 2024

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong các nhà trường quân đội

Quán triệt, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về công tác giáo dục, đào tạo, thời gian qua, công tác giáo dục, đào tạo của các học viện, nhà trường quân đội có nhiều đổi mới tích cực, đồng bộ, toàn diện, thu được một số thành tựu quan trọng, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Hướng dẫn 1206 hd-nt cục nhà trường năm 2024

Nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại nhà trường quân đội

QĐND Online - Hội thảo Giảng dạy tiếng Anh tại các trường quân sự trong khu vực (RELSS) do Bộ Quốc phòng Australia chủ trì tổ chức theo hình thức trực tuyến đã khai mạc vào ngày 3-8. Dự kiến, hội thảo sẽ kéo dài đến ngày 5-8.

Hướng dẫn 1206 hd-nt cục nhà trường năm 2024

Thượng tướng Phan Văn Giang làm việc với Bộ Tổng Tham mưu về công tác nhà trường quân đội

QĐND Online – Sáng 24-5, tại Hà Nội, Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương (QUTƯ), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi làm việc với Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) về công tác nhà trường quân đội.