Hướng dẫn các trò chơi với cát

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON MAI DỊCH

GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG CHƠI VỚI CÁT SỎI

Nội dung:
- HĐ có MĐ: Trải nghiệm vẽ trên cát bằng các
dụng cụ khác nhau
- Chơi cát - sỏi theo nhóm
Đối tượng : Mẫu giáo nhỡ B3
Số lượng: 18 trẻ
Thời gian: 25 - 30 phút
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ B3
Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Năm học 2017 – 2018
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

1. Kiến thức:
- Trẻ biết có thể sử dụng các công cụ khác nhau để tạo thành các hình trẻ thích trên cát.
- Trẻ biết được cách cầm và sử dụng các công cụ khác nhau.
- Trẻ biết tên một số nét cơ bản: Nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải,
nét cong hở trái, nét cong hở phải và biết phối hợp các nét một cách sáng tạo.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kĩ năng sử dụng các công cụ như: que, cành cây, sỏi, ngón tay… để tạo
thành các hình trên cát sáng tạo.
- Trẻ có kỹ năng sắp xếp sỏi tạo thành các sản phẩm một cách sáng tạo.
- Trẻ có kĩ năng chơi với cát: đào cát, đóng khuôn, đổ khuôn...,.
- Phối hợp hoạt động theo nhóm.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Nói đủ câu, nói rõ ràng.
3. Thái độ:
- Biết chơi an toàn trên cát: không ném cát, tung cát, không quệt tay bẩn lên mặt,
khéo léo di chuyển trên cát ẩm để không bị ngã...
- Trẻ thực hiện đúng nội quy khi hoạt động tại bể cát, sỏi.
- Trẻ thấy vui, hứng thú khi tham gia các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
- Bể cát trường đã làm ẩm, cán phẳng, sạch sẽ, an toàn.
- Các đồ chơi chơi trên bể cát sỏi: các dụng cụ đào, xúc,các loại que khác nhau,
sàng cát, ô tô chở vật liệu, …
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
I.Ổn định tổ chức:
- Cô và cùng trẻ chơi trò chơi: Kết nhóm
Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, mỗi đội 5 bạn, các bạn trong - Trẻ chơi
đội vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh kết nhóm thì các đội sẽ
kết nhóm tạo thành hình theo yêu cầu của cô.
II. Nội dung
1.Hoạt động 1: Trải nghiệm vẽ trên cát bằng các dụng cụ
khác nhau
Cô hỏi trẻ:
- Trò chơi có nhắc đến những nét gì?
- Trẻ trả lời
- Cô giới thiệu cho trẻ các thẻ hình ảnh khác nhau
Hỏi trẻ: +Thẻ này có hình gì?
- Trẻ trả lời

+ Các hình đó được tạo bởi các nét gì?

+Hôm nay cô sẽ cho các con vẽ các hình này trên
cát. Để vẽ các hình trên cát con sẽ sử dụng dụng cụ gì?
+ Sau khi vẽ xong các con có thể sử dụng sỏi để xếp
theo các nét trên hình mà con vừa vẽ nhé!
-> Cho trẻ đi lấy những công cụ có thể vẽ hình trên cát và
xếp sỏi theo ý thích.
- Sau khi trẻ vẽ xong cô cho trẻ nêu lên cảm nhận của mình
khi hoạt động:
+ Con vẽ được hình gì? Hình đó được tạo ra bởi những nét
gì?
+ Con sử dụng đồ dùng gì để vẽ?
+ Khi sử dụng đồ dùng đó con thấy thế nào? (cách cầm, tư
thế vẽ, sự khác nhau khi vẽ trên cát và trên giấy, sự khác
nhau khi cầm bút và cầm các dụng cụ khác để vẽ)
- GV khái quát lại: Có rất nhiều công cụ khác nhau để tạo ra
nét trên cát và tùy theo từng công cụ sẽ có cách cầm để vẽ
khác nhau như cầm bằng 3 ngón tay hay cầm bằng cả bàn
tay. Tư thế khi sử các công cụ vẽ trên các cũng có sự khác
nhau như có ngồi hoặc có thể đứng để vẽ.
2.Hoạt động 2: Chơi theo nhóm
- Cô giới thiệu các khu vực hoạt động của các nhóm tại bể
cát sỏi:
+ Chơi với bể sỏi:
. Sáng tạo với sỏi (Trẻ sử dụng sỏi để sắp xếp thành các hình
cô đã chuẩn bị hoặc hình trẻ thích).
. Chơi với sỏi: Cân đong sỏi, vận chuyển sỏi…
+ Chơi với bể cát:
. Đắp nổi các nét chữ cơ bản cô đã vẽ trên cát (nét ngang, nét
thẳng, nét móc, nét xiên, nét uốn lượn, zic zắc…)
. Đồ các nét chữ

. Đổ khuôn cát để tạo thành các các dãy nhà hoặc dãy các con
vật theo sơ đồ cô đã vẽ trên cát.
. Chơi với cát: Đào hào, sàng cát, vận chuyển cát, nhỏ lâu đài
cát, tạo đường đi bằng các dụng cụ cào, bới

- Trẻ trả lời

- Trẻ đi lấy đồ dùng
để vẽ

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ nghe cô giới
thiệu

-> Cô cho trẻ về nhóm chơi
-> Quá trình trẻ chơi, cô bao quát, hướng dẫn, gợi ý để trẻ
xây một cách sáng tạo, thể hiện các kỹ năng trẻ đã biết trong
quá trình chơi với cát.
3. Hoạt động 3: Nhận xét sau khi trẻ chơi
- Cô đến từng nhóm cho trẻ giới thiệu sản phẩm tạo ra sau
buổi chơi.
- Cô nhận xét chung và gợi mở nội dung, ý tưởng cho buổi chơi sau.
III. Kết thúc:
- Cho trẻ cất gọn đồ dùng và về lớp.

- Trẻ về các nhóm

chơi.

- Trẻ giới thiệu

- Trẻ cùng cô thu dọn
đồ dùng.

Làm mẹ - 08/16/2022

Chơi với cát là hoạt động không tốn tiền, chơi được trong khoảng thời gian lâu và mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ.

Hướng dẫn các trò chơi với cát

Khi đưa bé đi nghỉ, bạn đã thấy trẻ không cần gì nhiều, chỉ cần bãi cát, vài món đồ chơi và nước biển là đủ. Vậy thì tại sao lại không mang biển về nhà khi bạn hoàn toàn có thể làm thế cho con.

Nếu bé có một phòng chơi riêng, hãy biến nó thành một bãi biển cho bé. Vẽ tường bằng sơn an toàn khung cảnh biển. Đổ mấy bao cát trắng thủy tinh.

Thêm một ít đồ chơi cát, thế là ngày nào bé cũng được ở resort. Nếu không, chỉ cần mua một cái chậu nhựa to hay đóng một cái hộp gỗ hình chữ nhật và đổ một bao cát trắng thủy tinh để ở góc nhà hay ở ngoài sân là bạn đã có một hoạt động giúp con hầu hết các kỹ năng cần có ngay từ khi còn bé.

Trên thị trường có bán hộp chơi cát đứng, nhưng thường thì các em bé không đứng được lâu, và đứng cũng khó có thể thư giãn nên ngồi khi chơi cát là phù hợp hơn cả.

Cát là nguyên liệu mở. Em bé biết ngồi là đã có thể chơi với cát, bốc cát, cảm nhận dòng cát chảy và cảm giác khi ngồi trên cát. Lớn hơn khi bé có nhiều ý tưởng hơn, tay khéo léo hơn, bé có thể nghĩ ra nhiều thứ để làm với cát. Chơi với cát là trò chơi mở, không đúng cũng không sai. Trẻ muốn làm gì cũng được. Trẻ có thể chơi một mình, chơi với bạn hay chơi với người lớn.

Hãy mang vẻ đẹp thiên nhiên vào nhà. Mỗi chuyến đi biển, thu thập vỏ ốc, sò, san hô, các hòn đá được sóng mài nhẵn..., bất cứ cái gì bé thấy thú vị đều có thể mang về cho vào bể cát. Mua những đồ chơi cát như tuốc bin, xẻng xúc cát, xô xúc cát, sàng cát, xe ben chở cát, máy xúc... những thứ thể hiện cuộc sống thật. Tất cả xếp gọn trên giá cạnh bể cát.

Chơi với cát kích thích sự phát triển đồng đều của cả hai tay dẫn đến phát triển cân bằng cả hai bán cầu não và tăng khả năng tư duy. Sử dụng cả hai bán cầu não sẽ tốt hơn cho bé suốt cả cuộc đời sau này.

Chơi với cát giúp bé rèn luyện khả năng tập trung vì bé được làm cái mình thích, bao lâu mình thích, chơi theo ý mình thích và chỉ khi được làm như thế bé mới có thể tăng khoảng thời gian tập trung dài dần lên.

Chơi với cát là hoạt động thư giãn sau một ngày ở trường. Khi bé có thể trùng lại, thư giãn, tận hưởng những hạt cát bé xíu nhưng sinh động đầy thú vị, cảm giác giống như người lớn tập yoga hay thiền.

Hướng dẫn các trò chơi với cát

Chơi với cát là trò bé nào cũng thích

Chơi với cát giúp bé thực hành vận động thô và vận động tinh. Bé có thể dùng xẻng xúc cát đổ vào xe ben, chở đi xây nhà. Bé có thể xách xô cát. Bé có thể vốc cát. Múc cát bằng vỏ sò... dù thế nào thì bé cũng được vận động có mục đích và rèn luyện khả năng điều khiển cơ thể mình qua một hoạt động bé thực sự thích thú chứ không phải chơi giả vờ.

Chơi với cát dùng cốc nhựa đong cát vào vỏ chai rỗng giúp bé hiểu các khái niệm toán học, về khối lượng, về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau, đầy, vơi... Nếu có thể mua cho bé một cái cân và bé có thể cân cát, học đọc số trên mặt cân, học về nặng nhẹ. Dùng các hình in lên cát giúp bé làm quen và khám phá các hình học theo ý thích của mình.

Chơi với cát giúp con thành các nhà khoa học nhí. Rót cát vào một cái ống dẫn nước xem chuyện gì xảy ra khi đưa một đầu lên cao, chuyện gì xảy ra khi đưa một đầu xuống thấp hơn đầu kia? Đục lỗ to nhỏ khác nhau ở đáy chai rỗng cho bé quan sát các dòng cát chảy. Hòa nước vào cát và quan sát tại sao cát ướt không chảy qua tuốc bin. Giấu những vật bằng kim loại và chơi tìm kho báu bằng nam châm. Tại sao cát ướt có thể đóng thành khuôn các hình còn cát khô thì không?

Chơi với cát cùng các bạn giúp bé rèn luyện kỹ năng xã hội khi bé phải dùng ngôn ngữ diễn đạt điều mình muốn, ý tưởng cho trò chơi, miêu tả mọi thứ xung quanh và phân chia, xử lý các vấn đề phát sinh như ai được chơi với xe ben trước...

Chơi với cát cũng giúp bé viết tốt hơn vì bé có các ngón tay khéo léo và khớp tay linh hoạt. Tất cả những việc tưởng như chơi vô bổ đó giúp chuẩn bị đôi tay khỏe mạnh để cầm bút viết sau này. Khi biết chữ, bé có thể tập viết chữ trên cát.

Chơi với cát giúp phát huy trí tưởng tượng. Mọi thứ đều có thể với cát: Dùng ngón tay vẽ tranh trên cát, nhuộm cát các màu để vẽ tranh cát, tạo các họa tiết theo trí tưởng tượng, xây lâu đài cát. Cát kết hợp với tất cả những thứ tự nhiên bé tìm được trong môi trường như cành cây, sỏi đá, vỏ sò, hoa, lá rụng tạo nên bất cứ cái gì bé muốn. Và bố mẹ có thể chụp ảnh lưu lại làm kỷ niệm cho con.

Các bố mẹ sẽ hỏi con ăn cát thì sao? Tất cả em bé sẽ thử ăn cát, và sau khi thấy nó chẳng ngon bé sẽ tự dừng lại. Việc bạn có thể làm là coi như không có chuyện gì và hướng dẫn con nhổ ra, xúc miệng cho sạch. Nếu bạn càng cấm, bé càng thấy thú vị và muốn thách thức bạn bằng cách tiếp tục ăn.

Chơi với cát, nhất là khi cùng với các bạn khác có những nguyên tắc cần phải theo như không được hất, ném cát vào người khác vì như thế là nguy hiểm. Rót cát, đổ cát thấp tay để không làm bay vào người khác. Và quan trọng nhất là, sau khi chơi xong, bé tự dọn dẹp. Tất cả đồ chơi cát cất trả lại giá. Quét cát rơi ở sàn đổ vào cái sàng, sàng cát sạch trả vào bể, rác đổ ra thùng rác.

Với những em bé nhỏ, bố mẹ giúp một tay. Nếu có máy hút bụi thì để bé tự hút bụi cho sạch. Đương nhiên, khi đã để cho con chơi cát bạn sẽ phải sống chung với cát vì cát nhỏ, mịn bay khắp mọi nơi. Và cho dù có thế, hãy để bé chơi với cát hàng ngày nếu có thể. Vì tất cả những lợi ích trò chơi mang lại, nhà bẩn một tí cũng chẳng vấn đề gì.

Giáo viên Lê Mai Hương