Hướng dẫn cách khai mẫu 01b-hsb

Cơ quan bảo hiểm xã hội trả hồ sơ do quá hạn thời gian nghỉ chế độ thai sản đối với lao động nam được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
...
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Theo đó, số ngày lao động nam nghỉ chế độ thai sản chỉ được tính trong 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Bởi vì ngày nghỉ chế độ thai sản của lao động nam chỉ tính ngày làm việc, mà người lao động đó theo quy định sẽ nghỉ 10 ngày làm việc. Nếu người lao động đó nghỉ thai sản vào 20/6 thì thời gian nghỉ thai sản của người đó sẽ là từ 20/6 đến 3/7 (chỉ tính ngày làm việc).

Tuy nhiên, 30 ngày kể từ ngày vợ sinh sẽ được tính từ 25/5 đến 24/6, nên lao động nam đó chỉ được hưởng thai sản đối với ngày 22, 23, 24/6, còn ngày 20 và 21/06 trùng ngày nghỉ hằng tuần nên sẽ không được giải quyết. Những ngày còn lại do vượt quá thời hạn 30 ngày nên không được chi trả chế độ thai sản.

Hướng dẫn cách khai mẫu 01b-hsb

Chế độ thai sản

Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con được tính như thế nào?

Tiền chế độ thai sản của lao động nam: Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền thai sản của lao động nam được tính theo công thức:

Mức hưởng = Mbq6t : 24 x Số ngày được nghỉ

Trong đó: Mbq6t là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp chưa đủ 06 tháng thì Mbq6t là mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn điền mẫu 01B-HSB khi người lao động nam nghỉ chế độ thai sản theo quy định pháp luật

Căn cứ theo Mẫu số 01B-HSB Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:

Với chế độ thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con, bạn điền vào Phần VII của Mục B trong mẫu 01B-HSB như sau:

Cột A: Ghi số thứ tự.

Cột B: Ghi Họ và Tên của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.

Cột 1: Ghi mã số BHXH của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.

Cột 2: Ghi ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định.

Cột 3: Ghi ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.

Cột 4: Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết.

Cột C: Ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh nơi người lao động mở tài khoản; trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân thì bỏ trống.

Cột D: Ghi chỉ tiêu xác định điều kiện, mức hưởng (Chỉ kê khai đối với đơn vị thực hiện giao dịch điện tử không gửi kèm theo chứng từ giấy): Ghi ngày, tháng, năm sinh của con.

Cột E: Ghi rõ ngày nghỉ hàng tuần. Ví dụ: Ngày nghỉ hàng tuần vào ngày thứ Hai, thứ Năm hoặc Chủ nhật thì ghi: T2, T5 hoặc CN.

Bên cạnh đó, trường hợp lao động nam đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì còn được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con (theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

Chế độ thai sản với lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con, bạn điền vào Phần VIII của Mục B trong mẫu 01B-HSB như sau:

- Góc trên, bên trái của danh sách phải ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, số điện thoại liên hệ.

- Phần đầu: Ghi rõ đợt trong tháng, năm đề nghị xét duyệt; số hiệu tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản để làm cơ sở cho cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển tiền (trong trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân).

Lưu ý: Đối với trường hợp giao dịch điện tử kèm hồ sơ giấy, khi lập danh sách này phải phân loại chế độ phát sinh theo trình tự ghi trong danh sách, những nội dung không phát sinh chế độ thì không cần hiển thị:

- Đơn vị tập hợp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ của người lao động để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo trình tự ghi trong danh sách.

2. PHẦN 1: DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ HƯỞNG CHẾ ĐỘ MỚI PHÁT SINH

Phần này gồm danh sách người lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ mới phát sinh trong đợt.

Cột A: Ghi số thứ tự

Cột B: Ghi Họ và Tên của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Cột 1: Ghi mã số bảo hiểm xã hội của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Cột 2: Ghi ngày tháng năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định;

Cột 3: Ghi ngày tháng năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.

Cột 4: Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết. - Nếu nghỉ việc dưới 01 tháng ghi tổng số ngày nghỉ. - Nếu nghỉ việc trên 01 tháng ghi số tháng nghỉ và số ngày lẻ nếu có.

Ví dụ: Người lao động thực tế nghỉ việc 10 ngày đề nghị giải quyết hưởng chế độ thì ghi: 10; - Người lao động thực tế nghỉ việc 01 tháng 10 ngày đề nghị giải quyết hưởng chế độ thì ghi 1-10. Cộng tổng ở từng loại chế độ.

Cột C: Ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh nơi người lao động mở tài khoản (Nếu không có số tài khoản cá nhân thì bỏ trống):

Ví dụ: Số tài khoản 032614230, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long

Cách ghi Cột D: Ghi chỉ tiêu xác định điều kiện, mức hương (Lưu ý: Chỉ kê khai đối với đơn vị thực hiện giao dịch điện tử không gửi kèm theo chứng từ giấy).

Đối với người hưởng chế độ ốm đau:

* Ghi đúng mã bệnh được ghi trong hồ sơ: Trường hợp trong hồ sơ không ghi mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh.

* Trường hợp nghỉ việc để chăm sóc con ốm thì ghi ngày, tháng, năm sinh của con.

Ví dụ: Con sinh ngày 04 tháng 8 năm 2019 thì ghi: 04/82019 .

Đối với chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con:

- Trường hợp thông thường: Ghi ngày tháng năm sinh của con.

Ví dụ: Con sinh ngày 15/5/2019 thì ghi: 15/5/2019

- Trường hợp con chết: Ghi ngày, tháng, năm con chết.

- Trường hợp sinh hoặc nhận nuôi từ hai con trở lên mà vẫn có con còn sống thì không phải nhập thông tin này.

Vi dụ: Con sinh ngày 05/4/2019 , chết ngày 15/7/2019 thì ghi: 05/4/2019 -15/7/2019

- Trường hợp mẹ chết sau khi sinh (Khoản 4, Khoản 6 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) ghi: Ghi ngày tháng năm sinh của con và ngày tháng năm mẹ chết.

Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2019 , mẹ chết ngày 15/7/2019 thì ghi: 05/4/2019 -15/7/2019.

- Trường hợp mẹ gặp rủi ro không còn đủ sức khỏe để chăm con (khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014): Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày, tháng, năm mẹ được kết luận không còn đủ sức khỏe chăm con.

Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2019, ngày tháng năm của văn bản kết luận mẹ không còn đủ sức khỏe chăm con 15/7/2019 thì ghi: 05/4/2019 -15/7/2019.

* Đối với nhận con nuôi: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày nhận nuôi con nuôi.

Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2019, nhận làm con nuôi ngày 12/6/2019 thì ghi: 05/4/2019 - 12/6/2019

* Đối với lao động nữ mang thai hộ sinh con.

- Trường hợp thông thường: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con.

Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2019 thì ghi: 05/4/2019

- Trường hợp con chết: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày, tháng, năm con chết.

Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2019, con chết ngày 15/5/2019 thì ghi: 05/4/2019 . 15/5/2019

* Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con:

- Trường hợp thông thường: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày, tháng, năm nhận con.

Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2019 , nhận con ngày 15/5/2019 thì ghi: 05/4/2019 - 15/5/2019

- Trường hợp con chết: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày, tháng, năm con chết.

Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2019, con chết ngày 15/5/2019 thì ghi: 05/4/2019 - 15/5/2019.

- Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày, tháng, năm người mẹ nhờ mang thai hộ chết.

Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2019, người mẹ nhờ mang thai hộ chết ngày 15/5/2019 thì ghi: 05/4/2019 - 15/5/2019.

- Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ gặp rủi ro không còn đủ sức khỏe để chăm con (điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP): Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày, tháng, năm của người mẹ nhờ mang thai hộ được kết luận không còn đủ sức khỏe chăm con.

Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2019, ngày tháng năm của văn bản kết luận mẹ không còn đủ sức khỏe chăm con 15/7/2019 thì ghi: 05/4/2019-15/7/2019.

* Đối với lao động nam, người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con; Đối với lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con, nhận con: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con

* Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản: Ghi ngày, tháng, năm trở lại làm việc sau ốm đau, thai sản

* Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Ghi ngày, tháng, năm Hội đồng Giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. PHẦN 2: DANH SÁCH ĐẺ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH SỐ ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT

Phần danh sách này được lập đối với người lao động đã được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hưởng trợ cấp trong các đợt trước nhưng do tính sai mức hưởng hoặc phát sinh về hồ sơ, về chế độ hoặc tiền lương làm thay đổi mức hưởng phai điều chỉnh lại theo quy định.

Cột A, B, 1, C: Ghi như hướng dẫn tại Phần I

Cột 2: Ghi Đợt tháng năm cơ quan bảo hiểm xã hội đã xét duyệt được tính hưởng trợ cấp trước đây trên Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (mẫu C70b-HD tương ứng đợt xét duyệt lần trước của cơ quan bảo hiểm xã hội ) mà có tên người lao động được đề nghị điều chỉnh trong đợt này.

Ví dụ: Đợt 3 tháng 02 năm 2018 thì ghi: 3/02/2019.

Cột 3: Ghi lý do đề nghị điều chỉnh như: - Điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp do đơn vị chưa kịp thời báo tăng, do người lao động mới nộp thêm giấy ra viện...

+Điều chỉnh giảm mức hưởng trợ cấp do giảm mức đóng bảo hiểm xã hội nhưng đơn vị chưa báo giảm kịp thời, đơn vị lập nhầm chế độ hương, lập trùng hồ sơ, xác định không đúng số ngày nghỉ hưởng trợ cấp...

4. Lời giải trình (nếu chậm nộp danh sách lên cơ quan bảo hiểm xã hội )

Trường hợp này vì bạn quá hạn nộp danh sách nên bạn cần nêu ra các lý do để cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét có duyệt danh sách đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hay không. Nếu bạn có lý do chính đáng thì không sao nhưng nếu bạn chậm nộp do không làm đúng trách nhiệm thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm.

Lưu ý:

- Phần cuối danh sách phải có chữ ký số của Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm về các thông tin nêu trong danh sách;

- Trường hợp đơn vị không thực hiện giao dịch điện tử thì Thủ trưởng đơn vị kỷ, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Trên đây là những hướng dẫn để bạn hoàn thành mẫu đơn 01B-SHB được người sử dụng lao động sử dụng để tổng hợp danh sách đề nghị trợ cấp bảo hiểm xã hội về chế độ thai sản. Những ông chồng có thể tham khảo thông tin để khi vợ sinh mình cũng biết phải cung cấp những thông tin gì cho người sử dụng lao động, để thuận lợi trong việc hưởng trợ cấp sau sinh của người lao động nữ.