Hướng dẫn chuyên sâu về dropshipping phần 1 năm 2024

Bạn đang muốn bắt đầu kinh doanh online nhưng chưa có ý tưởng và không có nhiều vốn đầu tư? Vậy thì Dropshipping chính là đáp án mà bạn đang tìm kiếm. Không chỉ có thể bắt đầu với số vốn ít, mà nếu làm đúng cách bạn có thể mang lại lợi nhuận cực kỳ cao.

Có phải bạn đang tò mò Dropshipping là gì và cách nó hoạt động hay không? Theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được nắm được thông tin tổng quan về Dropshipping và cách nó có thể giúp bạn phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Dropshipping là mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà bạn sẽ thay mặt nhà phân phối để quảng cáo sản phẩm và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Hay có thể hiểu Dropshipping là cách bạn bán một sản phẩm trực tuyến mà không cần phải sản xuất hay nhập trước và lưu kho hàng hoá. Bạn chính là người trung gian giữa khách hàng và nhà sản xuất, lợi nhuận của bạn đến từ chênh lệch giữa giá bạn bán và giá nhà cung cấp đưa ra cho bạn.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hình thức Dropshipping và bán hàng online thông thường là người bán không cần trực tiếp sản xuất hoặc sở hữu sản phẩm mà mình bán. Thay vào đó, họ cần tập trung vào quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng. Những việc còn lại sẽ do bên nhà phân phối mà người bán hợp tác cùng phụ trách.

2. Mô hình Dropshipping hoạt động như thế nào?

Hướng dẫn chuyên sâu về dropshipping phần 1 năm 2024

Dưới đây là quy trình gồm 4 bước đơn giản, mô tả rõ ràng cách hoạt động của mô hình Dropshipping:

  • Khách hàng đặt mua sản phẩm trong cửa hàng của người bán.
  • Người bán tiếp nhận thông tin đơn hàng, sau đó chuyển cho nhà phân phối.
  • Nhà phân phối thực hiện sản xuất, đóng gói và hoàn thiện đơn hàng tại kho của họ.
  • Nhà phân phối vận chuyển đơn đến tận tay khách hàng cuối.

Nếu khách hàng hài lòng với sản phẩm mà họ nhận được thì mọi thứ đều ổn, người bán có thể tiếp tục nuôi dưỡng mối quan hệ và khuyến khích khách mua hàng trong tương lai. Còn nếu khách không hài lòng với sản phẩm, bạn cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để đổi trả và xử lý kịp thời.

3. Ưu, nhược điểm của Dropshipping

Mô hình kinh doanh nào cũng có ưu và nhược điểm riêng, Dropshipping cũng không ngoại lệ. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về điểm mạnh và hạn chế của Dropshipping để xem nó có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không.

3.1. Ưu điểm của Dropshipping

Hướng dẫn chuyên sâu về dropshipping phần 1 năm 2024

Dropshipping là mô hình kinh doanh tuyệt vời dành cho những doanh nhân đầy tham vọng khởi nghiệp bởi nó rất dễ tiếp cận:

  • Vốn khởi điểm thấp: Bạn không cần mất chi phí thuê cửa hàng, kho bãi, trả lương cho nhân viên, nhập sản phẩm… Tất cả những gì bạn cần là một cửa hàng trực tuyến và chi phí quảng cáo để thu hút khách hàng. Cửa hàng trực tuyến có thể là trang web của riêng bạn hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử phổ biến như Amazon, Shopify, BurgerShop, Squarespace…
  • Dễ dàng bắt đầu: Việc điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ dễ dàng hơn khi bạn không cần phải sản xuất, lưu kho, đóng gói và vận chuyển đơn hàng. Thiết lập một cửa hàng trực tuyến thì đôi khi chỉ mất một vài phút. Vậy nên, nếu so sánh với bắt đầu một cửa hàng bán lẻ truyền thống, bắt đầu kinh doanh Dropshipping dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
  • Không quản lý hàng tồn kho: Như đã đề cập đến ở trên, với Dropshipping, bạn không cần phải lo lắng đến vấn đề duy trì hàng tồn kho cũng như xử lý vận chuyển và xử lý các vấn đề sau bán…
  • Linh hoạt và tinh gọn trong hoạt động kinh doanh: Vì toàn bộ hoạt động của bạn đều diễn ra trực tuyến nên bạn có thể thiết lập và quản lý kinh doanh từ bất cứ đâu. Bạn chỉ cần một máy tính xách tay có kết nối mạng là đủ.
  • Có thể thay đổi linh hoạt mặt hàng: Không cần tự duy trì hàng tồn kho nên việc đa dạng hoá sản phẩm sẽ phụ thuộc phần lớn vào mong muốn của bạn và nhu cầu của khách hàng.
  • Tiềm năng mở rộng quy mô kinh doanh: Một nền tảng đủ mạnh mẽ để xử lý lưu lượng truy cập lớn và tiếp nhận đơn hàng là những gì bạn cần để mở rộng mô hình kinh doanh. Nhà cung cấp mới là người sẽ lo về việc xử lý và vận chuyển khi lượng đơn hàng tăng nhanh chóng.

3.2. Nhược điểm của mô hình Dropshipping

Bên cạnh những ưu điểm khiến Dropshipping trở thành một mô hình kinh doanh lý tưởng thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Hãy chắn chắn rằng bạn đã cân nhắc kỹ càng những điều này trước khi quyết định làm Dropshipping.

  • Mức độ cạnh tranh cao: Rào cản gia nhập thấp, ai cũng có thể dễ dàng bắt đầu nên tính cạnh tranh trong Dropshipping rất cao. Có rất nhiều doanh nghiệp khác đang bán những sản phẩm tương tự với bạn. Khi sản phẩm không phải yếu tố khác biệt, bạn sẽ cần tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm khách hàng.
  • Hạn chế trong kiểm soát hàng tồn kho và vận chuyển: Vì nhà cung cấp là người chịu trách nhiệm duy trì kho và vận chuyển sản phẩm, nên bạn có thể gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng và số lượng hàng tồn. Bên cạnh đó, bạn cũng gặp phải hạn chế trong việc tuỳ chỉnh đóng gói, thêm thiệp, quà tặng cảm ơn… để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
  • Thử thách trong dịch vụ chăm sóc khách hàng: Nếu khách hàng không hài lòng với sản phẩm, việc phối hợp với nhà cung cấp để đổi trả sản phẩm có thể gặp khó khăn.

4. Chi tiết 5 bước kinh doanh Dropshipping thành công

4.1. Tìm kiếm sản phẩm, thị trường ngách

Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất, đó chính là tìm kiếm được sản phẩm, thị trường ngách tiềm năng. Sản phẩm cần phải có tệp khách hàng cụ thể, mức độ cạnh tranh thấp hoặc trung bình, và mang lại lợi nhuận cao.

Bạn có thể tìm kiếm thủ công bằng cách tự nghiên cứu trên các sàn thương mại điện tử, sử dụng các công cụ miễn phí như Google Trends, Google Keyword Planner hoặc mất phí như Jungle Scout, Keyword Tool, DSers… để xem sản phẩm nào có lượng sale đều đặn hàng tháng nhưng không có quá nhiều người bán.

4.2. Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp

Sau khi đã tìm được sản phẩm phù hợp, việc tiếp theo cần làm chính là tìm nhà cung cấp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà phân phối để bạn có thể lựa chọn, nguồn hàng phổ biến nhất là đến từ Trung Quốc qua AliExpress, Taobao hoặc 1688… Tuy có giá thành rẻ nhưng nếu thị trường đích của bạn là US, UK, EU… thì việc vận chuyển hàng hóa sẽ tốn khá nhiều thời gian.

Hướng dẫn chuyên sâu về dropshipping phần 1 năm 2024

Điều này không phải lúc nào cũng lý tưởng cho một doanh nghiệp thương mại điện tử. Trong trường hợp này, bạn có thể thay đổi chiến lược bằng cách lựa chọn những nhà sản xuất gần thị trường mục tiêu, chấp nhận giá thành cao hơn, để tiết kiệm thời gian vận chuyển.

4.3. Thiết lập cửa hàng trực tuyến

Việc tiếp theo cần làm chính là xây dựng một cửa hàng thương mại điện tử. Nếu đang phân vân chưa biết nên chọn nền tảng nào để bắt đầu, chuyên gia từ BurgerPrints gợi ý cho bạn top 4 nền tảng bán hàng được nhiều người bán Dropshipping tin dùng hiện nay:

  • Amazon: Nền tảng giúp người bán tiếp cận với hàng triệu khách hàng tiềm năng, tuy nhiên kèm theo đó là nhiều khoản phí.
  • Shopify: Nền tảng này cho phép doanh nghiệp tạo cửa hàng trực tuyến, cung cấp tính năng, công cụ giúp dễ dàng tùy chỉnh và quản lý.
  • WooCommerce: Với 5 triệu lượt cài đặt, WooCommerce là một plugin phổ biến và là nền tảng được sử dụng nhiều nhất (chiếm 28% thị phần).
  • BurgerShop: Nền tảng được tối ưu để hỗ trợ kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, tích hợp nhiều công cụ miễn phí hỗ trợ bán hàng hiệu quả như Google Shopping, hay Smart Sell giúp tối đa hoá giá trị trung bình đơn hàng.

Hướng dẫn chuyên sâu về dropshipping phần 1 năm 2024

4.4. Quảng bá gian hàng và sản phẩm

Muốn bán được sản phẩm thì ngoài việc tối ưu SEO để thu hút lượt free traffic, bạn còn cần đến các hình thức tiếp thị, quảng cáo khác.

  • Quảng cáo trả phí (Facebook, Google, TikTok…): Sử dụng quảng cáo trả phí là một cách hiệu quả để tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh số.
  • Hợp tác với Influencers: Tìm kiếm những Influencers trong lĩnh vực, thương lượng hợp tác, trả phí gắn liên kết, để gian hàng và sản phẩm của bạn có cơ hội tiếp cận với người theo dõi của họ. Hai nền tảng truyền thông xã hội phổ biến mà bạn nên tìm Influencers là TikTok và Instagram.
  • Xây dựng cộng đồng trên các trang mạng xã hội: Tạo và quản lý các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter để xây dựng cộng đồng và tương tác với khách hàng. Chia sẻ những nội dung hữu ích, ảnh, video, và thúc đẩy người dùng tham gia, chia sẻ thông tin về sản phẩm của bạn. Điều này giúp tăng nhận diện thương hiệu và tạo lòng tin từ khách hàng.
  • Email Marketing: Tiếp thị qua email là một công cụ mạnh mẽ dành cho các doanh nghiệp Dropshipping vì nó giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và thúc đẩy việc mua hàng lại. Bạn có thể thử áp dụng bằng cách gửi nội dung được nhắm mục tiêu, cá nhân hóa như khuyến mại, đề xuất sản phẩm và bản tin ưu đãi…

Hướng dẫn chuyên sâu về dropshipping phần 1 năm 2024

4.5. Tận hưởng thành quả

Ở bước cuối cùng này, khi có khách đặt mua sản phẩm trên cửa hàng thương mại điện tử của bạn, nhiệm vụ tiếp theo chính là chuyển thông tin người mua đến nhà phân phối Dropshipping, họ sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến cho khách hàng. Còn bạn thì có thể thoải mái tận hưởng lợi nhuận từ các đơn hàng mang lại.

Có một lưu ý nhỏ là đối với những sản phẩm bị trả lại, bạn sẽ cần đưa ra phương án xử lý cho chúng, vậy nên hãy tìm kiếm nhà cung cấp uy tín với sản phẩm chất lượng và có khả năng hỗ trợ giải quyết các đơn hàng bị lỗi nhanh chóng.

Dropshipping là mô hình kinh doanh cần rất ít vốn đầu tư ban đầu, và hầu như không có rào cản để gia nhập. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất để làm Dropshipping thành công là bạn cần tìm ra thị trường ngách tiềm năng, nhà cung cấp uy tín và có chiến lược quảng cáo phù hợp.

Print-On-Demand cũng là một hình thức Dropshipping được nhiều người bán lựa chọn. Thay vì bán những sản phẩm giống hệt với người khác, bạn có thể thiết kế hình ảnh để in lên sản phẩm, tạo ra màu sắc riêng biệt cho thương hiệu của mình. Tất cả những gì bạn cần làm là thiết kế và quảng cáo sản phẩm, còn lại những vấn đề về sản xuất, đóng gói và vận chuyển thì các đơn vị POD fulfillment sẽ thay bạn đảm nhận.

Nếu vẫn đang tìm kiếm đơn vị fulfillment chất lượng và uy tín thì BurgerPrints chính là câu trả lời dành cho bạn. BurgerPrints tự hào là một trong những đơn vị fulfillment hàng đầu hiện nay với khả năng:

  • Sản xuất nhanh – Ship ổn định (Thời gian thực tế sản xuất trung bình các sản phẩm 2D US trong 7 ngày gần nhất chỉ 1.17 ngày làm việc, vận chuyển trong US chỉ 3.92 ngày làm việc)
  • Nhận fulfill tới 300+ sản phẩm chất lượng cao, sử dụng công nghệ in ấn hiện đại hàng đầu từ Kornit Digital, cho ra hình in sắc nét và bền màu
  • Có xưởng Embroidery-On-Demand tại EU với công nghệ thêu Coloreel không giới hạn màu chỉ, thể hiện hoàn hảo mọi thiết kế với đa dạng màu sắc
  • Hệ thống mạng lưới fulfillment đạt tiêu chuẩn Quality Score vô cùng khắt khe, gồm hơn 50 xưởng sản xuất trải dài trên khắp các thị trường trọng điểm như US, EU, CN, IN, VN…
  • Đội ngũ support nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn 24/7
  • Cung cấp nền tảng Thương mại điện tử xuyên biên giới – BurgerShop, tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ bán hàng và tăng giá trị trung bình hiệu quả như SmartSell, Google Shopping, Personalize…

Hãy liên hệ ngay với BurgerPrints để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng, đồng thời có cơ hội trải nghiệm trực tiếp dịch vụ của chúng tôi.