Hủy thầu đó giá dự thầu vượt giá gói thầu

Gói thầu số 01 Thi công sửa chữa, nâng cấp hàng rào Trạm Y tế xã Đạ Tồn, huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng) do Công ty TNHH Xây dựng 412 làm bên mời thầu (BMT) vừa công bố hủy thầu. Lý do hủy thầu được nêu vắn tắt là HSDT không đáp ứng. Tuy nhiên, tại quyết định hủy thầu đính kèm, lý do lại là “do trong quá trình đăng tải BMT có sự nhầm lẫn địa điểm thực hiện gói thầu là Hà Nội”.

Một gói thầu mua sắm hàng hóa hơn 45 tỷ đồng tại TP.HCM cũng hủy thầu trong tháng 8 vừa qua với lý do “tất cả các HSDT không đáp ứng yêu cầu”. Thực tế, tìm hiểu của Báo Đấu thầu cho thấy, lý do của việc hủy thầu này là gói thầu có dự toán phê duyệt quá cao, yêu cầu kỹ thuật của thiết bị chưa chứng minh được tính tương đương với kinh phí.

Thông tin đến Báo Đấu thầu, nhiều nhà thầu cho biết, hiện nay, nhiều BMT khi công bố hủy thầu luôn lấy lý do “HSDT không đáp ứng”, dù thực tế hoàn toàn không phải vậy. “Hồ sơ mời thầu (HSMT) do BMT phát hành có nhiều nội dung không phù hợp với quy định pháp luật, dẫn tới kiến nghị của nhà thầu. Từ đó, BMT quyết định hủy thầu để điều chỉnh HSMT, phát hành lại. Tuy nhiên, khi công bố lý do hủy thầu, BMT lấy nhà thầu ra để làm “bia”, cho rằng không có nhà thầu nào đáp ứng”, một nhà thầu cho biết.

Bên cạnh đó, nhiều gói thầu xây lắp, hàng hóa có giá trị lớn, thu hút sự tham gia của đông đảo nhà thầu cũng bị hủy… vô cớ. “Trong quá trình đánh giá HSDT, BMT thấy khó khăn để đi đến quyết định nhà thầu trúng thầu do các nhà thầu thực sự cạnh tranh. Quá trình làm rõ cũng kỹ càng tới từng chi tiết trong HSDT nhưng không thể tìm được điểm trừ nào đối với nhà thầu lạ, BMT quyết định… hủy thầu. Tại trường hợp này, BMT tiếp tục lấy lý do “tất cả các HSDT không đáp ứng” vì không thể tìm được lý do chính đáng nào khác để hủy thầu”, một nhà thầu xây lắp tại TP.HCM cho biết. Đó là lý do nhiều gói thầu vấp kiến nghị dữ dội của nhiều nhà thầu ngay khi công bố quyết định hủy thầu. Bởi, nếu đánh giá khách quan, đúng quy định thì chắc chắn nhà thầu cạnh tranh bằng năng lực, tài chính sẽ có khả năng trúng thầu. Nhà thầu được “nhắm” từ trước sẽ bị loại. Do đó, BMT chấp nhận… xóa cờ đi lại từ đầu.

Tình trạng viện dẫn lý do “tất cả các HSDT không đáp ứng” để hủy thầu từng xảy ra tại nhiều gói thầu xây lắp lớn tại Long An, Đồng Nai, TP.HCM… và dẫn tới kiến nghị kéo dài, phức tạp.

Chuyên gia đấu thầu Lê Văn Tăng cho biết, pháp luật về đấu thầu quy định rất chặt chẽ, chi tiết các trường hợp nào mới được hủy thầu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay do năng lực của các BMT, chủ đầu tư (CĐT), thậm chí cả tư vấn đấu thầu chưa đồng đều, dẫn tới rất nhiều gói thầu buộc phải hủy vì lý do không phù hợp quy định. Điều đáng nói là nhiều trường hợp hủy thầu không xác đáng, không đúng quy định, hoặc cố tình hủy thầu chưa được xử lý nghiêm, thiếu sự quyết liệt của cơ quan kiểm tra, giám sát cũng như người có trách nhiệm. Rất hiếm những kiến nghị của nhà thầu liên quan đến quyết định hủy thầu được xử lý đúng quy định, dẫn tới sự bức xúc của nhà thầu. Cần có biện pháp răn đe với các CĐT, BMT tùy tiện hủy thầu.

Điều 17 Luật Đấu thầu quy định các trường hợp hủy thầu gồm: (1) tất cả HSDT, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của HSMT, hồ sơ yêu cầu; (2) thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư đã ghi trong HSMT, hồ sơ yêu cầu; (3) HSMT, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án; (4) có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Điều 18 Luật Đấu thầu quy định: tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 17 của Luật này phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trả lời:

Câu hỏi của Bạn liên quan tới lễ mở thầu cùng với tình huống về giá dự thầu cao hơn giá gói thầu.

Trong Luật Đấu thầu quy định việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu (HSDT) được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT). Để thực hiện việc mở thầu công khai, trong Nghị định 85/2009/NĐ-CP (NĐ 85), trong Mẫu HSMT đều quy định phải mời các nhà thầu tham gia đấu thầu tới tham dự lễ mở thầu, ngoài ra bên mời thầu có thể mời đại diện của các cơ quan liên quan đến tham dự. Với vai trò chứng kiến lễ mở thầu do bên mời thầu thực hiện nên sau khi lễ mở thầu kết thúc, đại diện các nhà thầu, đại diện các cơ quan đến tham dự lễ mở thầu sẽ ký xác nhận vào biên bản mở thầu. Trừ gói dịch vụ tư vấn tiến hành mở thầu 2 lần, còn đối với các gói thầu khác chỉ tiến hành mở thầu 1 lần. Trong biên bản mở thầu sẽ ghi lại các thông tin cơ bản của từng HSDT. Những nội dung không có trong biên bản mở thầu (ví dụ nhà thầu không có thư giảm giá) thì có nghĩa là sau này trong quá trình đánh giá nếu phát hiện có thư giảm giá thì thư này cũng không được chấp nhận (coi như không có). Bởi lẽ, nội dung biên bản mở thầu đã được công bố cho mọi người tham dự và cùng ký xác nhận là nhà thầu đó không có thư giảm giá. Nhưng có những thông tin trong biên bản mở thầu cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Ví dụ đối với giá dự thầu. Theo trình tự đánh giá HSDT nêu trong HSMT (đối với mua sắm hàng hóa, xây lắp) và phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu thì việc đánh giá gồm đánh giá sơ bộ HSDT và đánh giá chi tiết HSDT.

Khi đánh giá chi tiết thì thực hiện qua một số bước: Bước đánh giá về mặt kỹ thuật, rồi đánh giá về mặt tài chính/thương mại để xác định giá đánh giá nhằm so sánh, xếp hạng các nhà thầu. Trong quá trình đánh giá về mặt tài chính/thương mại thì các HSDT (đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật) được tiến hành sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch. Công việc này được quy định chi tiết ở Điều 30 NĐ 85. Trong HSDT nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đã thực hiện sai thì được sửa lại cho đúng và gọi đó là lỗi số học. Có sự sai khác giữa phần kỹ thuật và tài chính thì lấy nội dung thuộc phần kỹ thuật làm cơ sở pháp lý, sai khác giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý..., nội dung này được gọi là sửa lỗi.

Thông qua việc sửa lỗi (đặc biệt sửa lỗi số học), giá dự thầu ban đầu của nhà thầu (công khai trong lễ mở thầu và ghi trong biên bản mở thầu) sẽ được điều chỉnh (tăng lên hoặc giảm đi) miễn là tổng giá trị tuyệt đối lỗi số học của nhà thầu không vượt 10% giá dự thầu.

Tiếp đó, HSDT được tiến hành hiệu chỉnh sai lệch, nội dung nào HSDT chào nhiều hơn yêu cầu của HSMT thì giá dự thầu được trừ đi với giá trị ứng với phần chào thừa và ngược lại. Nhà thầu cần đảm bảo rằng tổng giá trị tuyệt đối các sai lệch không vượt 10% giá dự thầu thì sẽ được đánh giá tiếp về giá đánh giá. Như vậy, thông qua hiệu chỉnh sai lệch, giá dự thầu của nhà thầu (sau sửa lỗi) sẽ lại tăng lên hoặc giảm đi.

Với quy định về cách tiến hành đánh giá HSDT như trên thì không ít trường hợp giá dự thầu của nhà thầu (trong buổi mở thầu) cao hơn giá gói thầu, nhưng sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, giá dự thầu sẽ giảm đi nhiều và tất nhiên nhà thầu được hưởng theo kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch. Tuy nhiên, đôi khi việc này cũng có những “tiêu cực” như cố tình tạo lỗi sai lệch hoặc sửa số liệu để nhằm một mục đích nào đó. Do vậy, trong NĐ 85, trong các Mẫu HSMT đều yêu cầu: Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc HSDT và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”. Việc đánh giá HSDT tiến hành theo bản chụp để đảm bảo tính nguyên trạng của HSDT.

Trở lại tình huống của Bạn thấy rằng, giá dự thầu của các nhà thầu vượt giá gói thầu là việc bình thường, nó không thuộc tình huống phải xử lý. Với trường hợp này, tổ chuyên gia tiến hành việc đánh giá HSDT theo đúng trình tự và theo tiêu chuẩn đánh giá cũng như theo các yêu cầu của HSMT. Chỉ tới khi các HSDT được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật nhưng lại có giá đề nghị trúng thầu (tức là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch) vượt giá gói thầu (trong kế hoạch đấu thầu) thì tiến hành xử lý tình huống này căn cứ Khoản 6 Điều 70 NĐ 85.

Mục lục bài viết

  • Câu hỏi:
  • 1. Cơ sở pháp lý:
  • 2. Đấu thầu là gì?
  • 3. Có những hình thức đấu thầu nào theo quy định của luật Đấu thầu?
  • 4. Xử lý tình huống

Câu hỏi:

Thưa luật sư, Gói thầu mua sắm hàng hóa có một số thông tin cơ bản gồm: - Giá phê duyệt: 4.800.000.000 VND (Bốn tỷ tám trăm triệu đồng chẵn). - Phương thức, hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi, qua mạng, một giai đoạn một túi hồ sơ.

Chủ đầu tư, bên mời thầu đã thực hiện đầy đúng, đúng quy định khi đăng tải thông tin gói thầu. Nhưng trong quá trình lựa chọn nhà thầu vẫn nảy sinh một số vấn đề dưới đây:

- Tính đến thời điểm đóng thầu, chỉ có một nhà thầu A nộp hồ sơ dự thầu.

Chủ đầu tư đã quyết định cho mở thầu ngay để đánh giá.

- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu A có giá dự thầu là 4.840.000.000 VND (Bốn tỷ tám trăm bốn mươi triệu đồng chẵn). Thành ra nhà thầu chào vượt 40.000.000 VND (Bốn mươi triệu đồng chẵn) so với giá phê duyệt.

Chủ đầu tư nên xử lý tình huống này như thế nào ?

Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đấu thầu, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật đấu thầu năm 2013.

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

2. Đấu thầu là gì?

Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu Thầu 2013 sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định về đấu thầu như sau:

12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Theo định nghĩa trên, có thể hiểu đơn giản đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Như vậy, bản chất của đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được thực hiện một công việc, yêu cầu nào đó. Mục tiêu của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.

3. Có những hình thức đấu thầu nào theo quy định của luật Đấu thầu?

Luật Đấu thầu 2013 quy định rất nhiều hình thức đấu thầu tại Mục 1 Chương 2 Luật Đấu thầu 2013, trong đó có những hình thức sau:

- Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự (khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu năm 2013).

- Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu (Điều 21 Luật Đấu thầu).

- Chỉ định thầu:

Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

+ Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

+ Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

+ Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

+ Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

+ Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;

+ Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;

+ Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.

- Chào hàng cạnh tranh

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

+Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

- Mua sắm trực tiếp: Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

- Tự thực hiện: Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt: Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nêu trên thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

- Tham gia thực hiện của cộng đồng

Gói thầu sẽ được giao cho cộng đồng cư dân, tổ chức kinh tế tại địa phương thực hiện một phần hoặc toàn bộ trong các trường hợp sau đây:

+ Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.

4. Xử lý tình huống

- Tình huống trong đấu thầu:

- Xử lý tình huống đấu thầu:

"Điều 85. Nguyên tắc áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng

4. Bên mời thầu tiến hành mở thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau thời điểm đóng thầu. Trường hợp không có nhà thầu nộp hồ sơ, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu qua mạng; trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ thì bên mời thầu mở thầu ngay mà không phải xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 117 Nghị định này."

Theo đó, với trường hợp của bạn, gói thầu được tiến hành đấu thầu qua mạng và chỉ có 01 nhà thầu nộp HSDT, việc chủ đầu tư tiến hành mở thầu ngay để đánh giá là phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 85 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

"Điều 117. Xử lý tình huống trong đấu thầu

8. Trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và nằm trong danh sách xếp hạng đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì xem xét xử lý theo một trong các cách sau đây:

a) Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu nếu giá gói thầu đã bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành chi phí thực hiện gói thầu;

b) Cho phép đồng thời với việc các nhà thầu chào lại giá dự thầu, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết.

Trường hợp cho phép các nhà thầu được chào lại giá dự thầu thì cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ chào lại giá dự thầu nhưng không quá 10 ngày, kể từ ngày bên mời thầu gửi văn bản đề nghị chào lại giá dự thầu cũng như quy định rõ việc mở các hồ sơ chào lại giá dự thầu theo quy trình mở thầu quy định tại Điều 29 Nghị định này. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trước ngày mở hồ sơ chào lại giá dự thầu nhưng tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị điều chỉnh song phải bảo đảm trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ chào lại giá dự thầu;

c) Cho phép mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất vào đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời gian tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị điều chỉnh. Trường hợp đàm phán không thành công thì mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán. Cách thức này chỉ áp dụng đối với trường hợp gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế của dự án, gói thầu."

Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc xử lý tình huống được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, bạn có thể cho phép nhà thầu chào lại giá dự thầu, hoặc kết hợp giữa việc cho phép nhà thầu chào lại giá dự thầu và đề nghị chủ đầu tư xem xét lại giá gói thầu, nội dung Hồ sơ mời thầu đã phê duyệt (nếu thấy cần thiết).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đấu thầu - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ đề