Huyết áp thay đổi như thế nào trong các trường hợp suy tim mất máu

Tăng huyết áp (Cao huyết áp) là căn bệnh phổ biến hiện nay và gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, đặc biệt là suy tim.

Tăng huyết áp và suy tim có mối quan hệ như thế nào? Tại sao tăng huyết áp gây suy tim? Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về những thông tin dưới đây nhé!

>> Gia đình – Mắt xích không thể thiếu trong kiểm soát Tăng Huyết Áp

>> Đau tim – Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp

Suy tim – Mối nguy hiểm đến từ Tăng huyết áp

1. Suy tim là gì?

Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu; đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Đây là một trong những biến chứng cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch.

Người bệnh suy tim thường bị suy giảm khả năng hoạt động, chất lượng sống. Tùy từng mức độ bệnh sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Người bệnh suy tim nặng có nguy cơ tử vong cao do rối loạn nhịp tim và các đợt suy tim mất bù.

Dựa trên phân loại của Hiệp Hội tim mạch Mỹ AHA/ACC. Suy tim được chia thành 4 giai đoạn bao gồm:

  • Suy tim giai đoạn A: Người bệnh có nguy cơ mắc suy tim cao nhưng chưa làm thay đổi cấu trúc của tim.
  • Ở giai đoạn B: Người bệnh đã có bệnh tim nhưng lại chưa xuất hiện triệu chứng suy tim.
  • Giai đoạn C: Người bệnh đã và đang có triệu chứng suy tim.
  • Suy tim giai đoạn D: Bệnh nhân mắc bệnh tim cấu trúc tiến triển và có các triệu chứng rõ rệt của suy tim khi nghỉ ngơi mặc dù đã được điều trị y tế. Trường hợp này cần các can thiệp phẫu thuật chuyên biệt.
Người suy tim cần được chăm sóc đặc biệt, hạn chế cơn cao huyết áp ảnh hưởng đến

Suy tim thường gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến mạng sống. Suy tim nặng có thể khiến các cơ quan bị tổn thương vì thiếu oxy đến nuôi dưỡng. Người bệnh có thể gặp biến chứng như:

  • Suy gan
  • Suy thận
  • Phù phổi cấp
  • Đột quỵ
  • Nhồi máu cơ tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tăng huyết áp

2. Vì sao tăng huyết áp gây suy tim?

Theo Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ cho biết, tăng huyết áp là tình trạng máu chảy qua các động mạch với áp lực lớn hơn so với bình thường. Tình trạng này thường diễn ra trong thời gian dài.

Cơn đau có thể xuất hiện thường xuyên liên tục hoặc đột ngột. Tăng huyết áp (Cao huyết áp) có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ em hay người trẻ tuổi.

Huyết áp cao làm tăng thêm khối lượng công việc của tim, khiến các động mạch bị thu hẹp, kém đàn hồi và máu khó lưu thông đến khắp cơ thể. Điều này khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn.

Theo thời gian, khối lượng công việc nhiều hơn dẫn đến tim dày và to hơn. Mặc dù tim vẫn có thể bơm máu, nhưng sẽ trở nên kém hiệu quả hơn. Tim càng lớn sẽ càng khó hoạt động để đáp ứng nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng của cơ thể, gây nên hiện tượng suy tim.

Suy tim cần được điều trị và kiểm soát đúng cách. Nếu không bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch vành, suy tim…

3. Nhận biết dấu hiệu suy tim

Giai đoạn đầu của những bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp (cao huyết áp) thường không rõ ràng. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra 5 dấu hiệu sớm hỗ trợ chẩn đoán suy tim do tăng huyết áp viết tắt là FACES.

FACES là cụm từ viết tắt của những chữ tiếng anh bao gồm:

  • F (Fatigue): mệt mỏi
  • A (Activity limitation): hạn chế vận động
  • C (Congestion): ứ trệ sung huyết
  • E (Edema or ankle swelling): phù hoặc sưng ở mắt cá chân
  • S (Shortness of breath): khó thở

5 dấu hiệu FACES tuy không dùng để chẩn đoán xác định suy tim. Nhưng đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.

4. Cách phòng tránh suy tim

Các cách phòng tránh suy tim bạn có thể áp dụng bao gồm:

– Kiểm soát bệnh mãn tính: Chẳng hạn như tăng huyết áp hoặc bệnh động mạch vành, nguyên nhân phổ biến nhất của suy tim.

– Cai hút thuốc: Hút thuốc là thói quen nên được loại bỏ để phòng tránh bệnh tim, đặc biệt là người có đề kháng yếu.

– Cai hoặc hạn chế rượu: Bạn không nên uống quá 2 ly/ngày đối với nam và không quá 1 ly/ngày đối với nữ.

– Giảm lượng muối: Tránh sử dụng muối cũng như những sản phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối. Ví dụ như thịt xông khói, khoai tây chiên, thức ăn đóng hộp…

– Duy trì tập thể dục: Bạn nên duy trì chế độ tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh: Kiểm soát những thực phẩm bạn đang ăn nếu đang thừa cân.

Không bao giờ là quá muộn nếu bạn muốn thay đổi lối sống của mình để có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Chính những việc này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh suy tim hoặc cải thiện tình trạng bệnh hiện tại của bạn.

Huyết áp và nhịp tim là 2 dấu hiệu sinh tồn trong hầu hết các buổi khám bệnh. Đây là 2 thông số có liên hệ rất nhiều tới sức khỏe của bạn.

Vậy hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu chi tiết hơn về 2 thông số vô cùng quan trọng này qua video ngắn sau:

Huyết áp và nhịp tim: Những con số biết nói

Khi có triệu chứng bệnh suy tim – biến chứng của tăng huyết áp, bạn hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ. Việc điều trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều nếu bạn phát hiện kịp thời. Ngoài ra bạn đừng quên phòng bệnh bằng những biện pháp đã được hướng dẫn nhé!

Nguồn tham khảo

  1. ACC/AHA Guidelines for the Evaluation and Management of Chronic Heart Failure in the Adult: Executive Summary A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines
  2. 5 warning signs of early heart failure
  3. How High Blood Pressure Can Lead to Heart Failure

Cao huyết áp bệnh lý rất phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa do hệ lụy từ lối sống hiện đại, thiếu lành mạnh gây ra. Một trong những biến chứng nguy hiểm mà cao huyết áp gây ra là suy tim, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tuổi thọ của người bệnh. Phòng ngừa, nhận biết sớm dấu hiệu suy tim do cao huyết áp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân.

1. Vì sao cao huyết áp có thể gây suy tim bạn đã biết chưa?

Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch. Chỉ số huyết áp >= 140/90 mmHg được định nghĩa là huyết áp cao (theo WHO).

Huyết áp thường được đo ở tĩnh mạch cánh tay

Suy tim do tăng huyết áp diễn ra âm thầm trong nhiều năm. Huyết áp tăng cao khiến tim bơm máu khó khăn hơn, cơ tim phải làm việc nhiều hơn, từ đó lâu dài dẫn đến cơ tim phát triển dày lên và thay đổi cấu trúc tim.

Ngoài ra, thành mạch máu cũng dày lên (hậu quả của tăng huyết áp) sẽ làm giảm tính đàn hồi của mạch máu và tăng khả năng tích tụ chất béo tại động mạch vành. Điều này dẫn đến chức năng tim rối loạn và người bệnh phải đối mặt với các cơn đau tim khá thường xuyên, nguy cơ mắc các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, suy tim ứ huyết.

Cao huyết áp có thể gây suy tim nếu không kiểm soát tốt

2. Dấu hiệu suy tim do cao huyết áp dễ nhận biết

Cao huyết áp ban đầu chỉ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, dần dần mới khiến chức năng tim suy giảm. Triệu chứng giai đoạn đầu suy tim do cao huyết áp vì thế cũng không rõ ràng, khó phát hiện.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra 5 dấu hiệu sớm FACES để phát hiện và chẩn đoán dấu hiệu suy tim do cao huyết áp, cụ thể như sau:

2.1. Mệt mỏi (Fatigue)

Triệu chứng này xảy ra khi cao huyết áp kéo dài, khiến chức năng tim suy giảm, hoạt động bơm máu không đảm bảo. Do đó, các tế bào của cơ thể không nhận được đủ máu chứa oxy và năng lượng để hoạt động, gây ra cảm giác mệt mỏi chung.

Mệt mỏi ở bệnh nhân suy tim do cao huyết áp có đặc điểm là xảy ra ở tất cả thời gian trong ngày, nhận thấy rõ ràng nhất khi bệnh nhân leo cầu thang, đi bộ kéo dài,…

2.2. Hạn chế vận động (Activity Limited)

Người mắc bệnh suy tim, đặc biệt suy tim tiến triển từ cao huyết áp thường cảm thấy mệt mỏi, khó thở kể cả trong các hoạt động bình thường lẫn gắng sức gây ra hạn chế vận động. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hạn chế cả hoạt động sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.

Suy tim do cao huyết áp gây hạn chế vận động cho bệnh nhân

2.3. Ứ trệ, sung huyết (Congestion)

Đây là triệu chứng cao huyết áp gây suy tim khiến cho hoạt động bơm máu giảm, chất lỏng tích tụ trong phổi gây sung huyết. Bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng ho, khó thở, thở khò khè dai dẳng. Đôi khi bệnh nhân có thể ho ra chất nhầy trắng hoặc hồng là dịch lỏng ứ trệ.

2.4. Phù, sưng mắt cá chân (Edema)

Khi tiến triển thành suy tim, hoạt động bơm máu của tim để lưu thông máu từ các chi dưới trở về tim bị yếu đi, khiến chất lỏng tích tụ nhiều hơn. Kết quả là tình trạng sưng phù mắt cá chân, chân, đùi hoặc bụng. Bệnh nhân vì thế có thể tăng cân nhanh chóng nhưng chủ yếu tập trung ở vùng dưới cơ thể, cảm giác không chắc chắn.

2.5. Khó thở (Shortness)

Khó thở do suy tim thường gặp khi hoạt động, nhưng nếu suy tim trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ thấy khó thở ngay cả khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Khi kê đầu cao hơn trên gối, tình trạng khó thở có thể suy giảm.

Triệu chứng này khiến cho bệnh nhân ngủ không sâu giấc, dễ mệt mỏi và tâm trạng lo lắng, bất ổn hơn. TÌnh trạng khó thở càng nặng càng cho thấy suy tim nghiêm trọng và dịch tích tụ nhiều trong phổi.

Nhận biết sớm suy tim ở bệnh nhân cao huyết áp từ 5 dấu hiệu FACES

Các dấu hiệu suy tim cho cao huyết áp trên có vai trò quan trọng để nhận biết sớm ở bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ suy tim. Để chẩn đoán xác định suy tim cần dựa trên kết quả thăm khám và xét nghiệm khác.

3. Làm gì để ngăn ngừa suy tim do cao huyết áp?

Muốn ngăn ngừa tiến triển suy tim từ bệnh cao huyết áp, người bệnh cần kiểm soát mức huyết áp ổn định bằng tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, có thể tăng cường sức khỏe tim mạch bằng nhiều cách để giảm ảnh hưởng của cao huyết áp đến hoạt động của cơ quan này.

Dưới đây là những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe tim mạch cũng như ngăn ngừa suy tim do cao huyết áp:

3.1. Kiểm soát muối

Hạn chế nạp quá nhiều muối mỗi ngày, thay đổi thói quen ăn mặn, không sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối như: Thức ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, thức uống muối khoáng,…

3.2. Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi

Rau xanh, hoa quả tươi là nguồn chứa Vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào, không những củng cố thành mạch, tăng cường sức khỏe trái tim mà còn giúp ổn định huyết áp.

3.3. Duy trì cân nặng.

Nếu bị thừa cân, béo phì, cần áp dụng thể dục và ăn uống hợp lý để giảm về mức cân nặng lý tưởng (BMI từ 18,5 - 22,9). Bên cạnh đó, vòng bụng lớn cũng khiến cao huyết áp dễ biến chứng hơn, nên duy trì vòng bụng ở nữ dưới 80cm, ở nam giới 90cm.

3.4. Hạn chế rượu bia

Với lượng vừa đủ, rượu bia giúp kiểm soát huyết áp và hỗ trợ hoạt động của tim. Song lượng phù hợp chỉ là 330ml bia hoặc 140 ml rượu vang hoặc 40ml rượu thông thường mỗi tuần. Uống quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược lại, khiến huyết áp tăng cao và suy tim nghiêm trọng hơn.

Uống nhiều rượu khiến tăng huyết áp nghiêm trọng hơn

3.5. Hạn chế thực phẩm giàu acid béo no và cholesterol

Những chất này đều phá hủy, tăng hình thành mảng xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

3.6. Thể dục hợp lý

Các bài tập được khuyến cáo cho bệnh nhân cao huyết áp là đi bộ, chạy bộ, vận động hợp lý từ 30 - 60 phút mỗi ngày.

Nắm được dấu hiệu suy tim do cao huyết áp trên đây sẽ giúp bệnh nhân và người nhà theo dõi tốt hơn tình trạng bệnh. Biến chứng suy tim có thể đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh cao huyết áp nên cần chủ động phòng ngừa, điều trị ngay khi có dấu hiệu.

Video liên quan

Chủ đề