Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào trong văn bản Tiếng ru

Câu 1. Biểu cảm và tự sự.

Câu 2.

Hai câu lục bát sau đây nói lên ý chính của bài thơ :

"Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em."

Hai câu này muốn khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc mọi người xung quanh: yêu thương ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương bà con láng giềng, yêu thầy, yêu bạn, yêu đồng đội, yêu đồng chí, yêu nhân loại,...

Câu 3.

- Ẩn dụ: "Một ngôi sao", "Một thân lúa", "Một người": chỉ sự nhỏ bé, cô đơn.

- Ý nghĩa: Khẳng định con người không thể tồn tại nếu sống tách biệt, riêng lẻ, không có tình yêu thương.

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

TIẾNG RU

Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng Một người – đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn? Tre già yêu lấy măng non Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày Mai sau con lớn hơn thầy

Các con ôm cả hai tay đất tròn.

(Tố Hữu)

Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ

Câu 2 (0.5 điểm): Tìm hình ảnh liệt kê trong đoạn thơ?

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng Một người – đâu phải nhân gian

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của những biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau

Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

Câu 4 (1.0 điểm): Thông điệp mà bài thơ muốn gửi gắm qua bài thơ

PHẦN TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm):

Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn ngắn bàn về lòng yêu thương con người.

Câu 2 (5.0 điểm):

Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ BÀI 38

Phần Câu Nội dung Điểm
1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm 0.5
2 Hình ảnh liệt kê trong đoạn thơ: một ngôi sao, một thân lúa chín, một người 0.5
I.ĐỌC

HIỂU

3 – Nghệ thuật nhân hóa, phép lặp, câu hỏi tu từ:

Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy. Câu thơ còn nhắc tới một triết lí sống của dân tộc Việt Nam: uống nước phải biết nhớ nguồn, thành công hay sự trưởng thành của một người không phải tự nhiên mà có, đó phải là do sự phấn đấu lâu dài, bền bỉ, do sự nâng đỡ, dìu dắt của những người khác, những người xung quanh ta, những người thân yêu, ruột thịt.

1.0
4 Bài thơ là lời giáo dục, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến chúng ta. sống có lý tường, có mục đích và được cống hiến sẽ mang lại ý nghĩa cao đẹp cho cuộc đời.

– Thanh niên ngày nay phải xác định được mục đích sống cho mình, nghĩa là sống có ích, sống có trách nhiệm và luôn phải hướng tới cộng đồng. Đất nước sẽ hùng mạnh, giàu đẹp chính là nhờ lẽ sống ấy của tất cả mọi người chúng ta.

1.0
1 Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn ngắn bàn vể lòng yêu thương con người 2.0
a. Đảm bảo thể thức bài văn 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25
II.

TÀP LẨM VĂN

c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

• Có thể viết bài văn theo định hướng sau:

+ Khái quát ngắn gọn nội dung đoạn thơ

  • Giải thích thế nào là tình yêu thương người:
  • Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh.
  • Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.
  • Là thể hiện tình cảm yêu thương và quý mến người khác.
  • Biểu hiện của tình yêu thương con người:
  • Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ.
  • Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người.
  • Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ.
  • Tình yêu thương còn thể hiện ờ sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.
  • Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa:

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

  • Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

  • Phê phán bác bỏ những người không có tình yêu thương con người:
  • Phê phán lối sống vô cảm, không có tình thương
  • Phê phán những người không biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh
1.0
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tà, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp 0.25
2 Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân 5.0
-148-
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài: Triển khai được vấn đề.

Kết bài: Khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25
c. Triển khai các vấn đề thành các luận điếm nghị luận: Vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc.

Thí sinh có thể giải quyết theo hướng sau:

  • Tác giả
  • Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài (1920 – 2007), quê tỉnh Bắc Ninh.
  • Ông chuyên viết truyện ngắn, đề tài chủ yếu về làng quê Việt Nam hoặc cuộc sống của người nông dân.
  • Tác phẩm
  • Tác phẩm Làng được viết năm 1948 – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • Nội dung tác phẩm
  • Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn những người nông dân Việt Nam trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình yêu làng, yêu quê hương đất nước giản dị, chân chất, mộc mạc nhưng thật sâu sắc. Đặc biệt phải kể đến nghệ thuật đặc sắc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai.

* Tình huống truyện:

Luận điểm 1: Tâm trạng ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây

  • Hoàn cảnh của ông Hai
  • Đất nước có chiến sự, gia đình ông Hai cũng như bao gia đình khác phải đi tản cư đến vùng tự do. Việc phải đi tản cư đối với ông Hai là không hề muốn, ông muốn được ở lại làng để cùng với anh em đồng chí chiến đấu nhưng vì tuổi già sức yếu, vì hoàn cảnh của gia đình, hơn nữa chính sách của cụ Hồ là ‘‘Tản cư cũng là yêu nước”. Nghĩ vậy nên cũng an ủi ông được phần nào.
  • Lúc nào ông cũng một lòng mong nhớ hướng về làng, luôn dõi theo những diễn biến của làng ông day dứt, khổ tâm vì nơi ấy gắn bó biết bao nhiêu những kỉ niệm.
  • Ông Hai quan tâm đến làng Chợ Dầu
  • Ông nhớ về làng nên lúc nào ông cũng đi khoe làng của mình, ông khoe cái làng của ông giàu và đẹo. Con người làng ông cần cù, lạc quan yêu đời và rất có tinh thần kháng chiến.
  • Chính vì vậy, ông kể về làng bằng giọng điệu háo hức, say mê lạ thường “ồ sao mà độ ấy vui thế!’’, ông Hai
4.0
nhớ làng đến mức mà nhà văn phải thốt lên: “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”.

3. Ông Hai quan tâm đến kháng chiến

  • Ngày nào ông cũng đi nghe ngóng tin tức. Với tâm trạng hồ hởi, vui vẻ, lạc quan, yêu đời. Gặp ai ông cũng cười cười nói nói, ông luôn tỏ ra bận rộn, ông chửi đỗng mấy thằng Tây “nắng này bỏ mẹ chúng nó”.
  • Ông thường đến phòng thông tin để nghe ngóng tình hình chiến sự. Việc ông không biết đọc chữ. Điều này, làm ông khổ tâm hết sức. Khi nghe được những tin chiến thắng dồn dập, “ruột gan ông cứ múa cả lên”.

=> Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai thật mộc mạc, giản dị, chất phác của một người nông dân Việt Nam – Yêu kháng chiến, căm thù giặc.

Luận điểm 2: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây

  • Khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây
  • Ông Hai ngồi bên quán nước ven đường, nghe những người tản cư nói chuyện với nhau: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”.
  • Nghe xong “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. ông lão lặng đi, tưởng như không thở được. Một lúc ông mới rặn è è… giọng lạc hẳn đi”.

=> Lời ấy như nhát dao cắt từng khúc ruột. Nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây mà tưởng như ông vừa nghe tin người thân tử trận. Còn nỗi đau nào hơn niềm tin bị tan vỡ. Thật đau đớn, xót xa khi mà cả cuộc đời ông dành hết tình yêu thương trọn vẹn cho làng quê giờ bị tổn thương.

  • Khi ông Hai trở về nhà
  • về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”, “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”
  • Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian, ông nguyền rủa cái bọn bán nước, phản bội quê hương.
  • Ông lại ngờ ngợ thấy mình chửi không đúng lắm. ông điểm danh từng người một, ai cũng có tinh thần kháng chiến cả mà.
  • Nhưng những tin ấy là chính xác không thể sai được, ông lại đau khổ: “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa?”

=> ông đã khóc, Kim Lân đã cho một ông lão khóc thật sự. Ông đau đớn tủi hổ. Dường như ông đang đau với nỗi đau chung của quê hương đất nước.

  • Khi trò chuyện với bà vợ
  • Ông cố kìm nén nỗi đau của mình và hình như ông đang trút sự giận dữ ấy lên bà vợ bằng những lời gắt gỏng.
  • Ông trằn trọc, lo lắng buồn bã đến mức chân tay ông nhũn ra tưởng chừng không cất lên được, ông nằm im, không nhúc nhích.

=> Cái nỗi đau ấy như ngấm vào tận xương, tận tủy. Một người nông dân chưa thoát khỏi lũy tre làng mà dành cho quê hương đất nước tình yêu sâu sắc như vậy, thật đáng khâm phục.

  • Mấy ngày hôm sau
  • Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài.
  • Ồng sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam- nhông là ông lại “lủi ra một góc nhà nín thít’.

=> Cái tin đồn quái ác kia trở thành một nỗi ám ảnh luôn đè nặng lên tâm trí ông.

  • Khi đối mặt với mụ chủ nhà
  • Nghe tin mụ chủ nhà nói sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã.
  • Ông lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: Tâm trạng càng ngày càng u ám hơn. Các câu hỏi như cuộn xoáy trong đầu ông “Biết đi đâu bây giờ?”, “ở đâu người ta chứa bố con ông”, “Thật là tuyệt đường sinh sóng!”.
  • Nước mắt ông lão lại giàn ra, lần thứ hai ta thấy ông lão khóc. Có lẽ ông đớn đau quá. Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đầy đến đỉnh điểm, ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ.
  • Thế ròi ông đã dứt khoát theo cách của ông, ông đành đưa ra một quyết định đớn đau: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mắt rồi thì phải thù”.

=> Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau

xót, tủi hổ.

6. Ông Hai trò chuyện với thằng Húc

  • Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út.
  • Mặc dù thẳng Húc chỉ là một đứa trẻ chưa đủ tuổi đề nhận thức về cuộc sống nhưng ông vẫn muốn nói chuyện với nó.
  • Nói chuyện với thằng Húc thực ra là nói chuyện với chính mình để trút nỗi lòng của mình.

=> Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ một tình cảm sâu nặng và bền chặt của ông với cái làng chợ Dầu, một tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai.

=> Một lần nữa tác giả lại đề cho ông Hai phải khóc. Giọt nước mắt của một ông già trong hoàn cảnh này có lẽ không đau đớn nào bằng. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.

Luận điểm 3: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính

  • Nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
  • Sau đổ ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi.
  • Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn, không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến.

=> Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước, ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung.

* Tóm lại: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng. Truyện đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp 0.25
TỔNG ĐIỂM 10

Tags: đề thi vào lớp 10lớp 9ôn thi vào cấp 3

Video liên quan

Chủ đề