Khái niệm môi trường chiến lược là gì

Đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch đô thị là một bước trong quá trình lập quy hoạch đô thị. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch đô thị? 

Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm đảm bảo mục tiêu. 

Đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, trong đó đồ án quy hoạch chung, đồ án quy hoạch chi tiết là 03 loại của quy hoạch đô thị. Căn cứ tại Khoản 4, Điều 3, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Bên cạnh đó, Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật

Việc đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch đô thị bao gồm các nội dung quy định tại Điều 39, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 như sau: 

- Đánh giá hiện trạng môi trường đô thị về điều kiện khí tượng thủy văn, chất lượng nước, không khí, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất; chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn; khai thác và sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu; các vấn đề xã hội, cảnh quan, văn hoá và di sản để làm cơ sở đưa ra các giải pháp quy hoạch đô thị;

- Dự báo diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch đô thị;

- Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và lập kế hoạch giám sát môi trường.

Ví dụ: Căn cứ tại Khoản 6, Điều 20. Nghị định 37/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về các nội dung đánh giá môi trường chiến lược trong nội dung đồ án quy hoạch chi tiết như sau: 

+ Đánh giá hiện trạng môi trường về điều kiện địa hình; các vấn đề xã hội, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên;

+ Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật tối ưu cho khu vực quy hoạch;

+ Đề ra các giải pháp cụ thể giảm thiểu, khắc phục tác động đến môi trường đô thị khi triển khai thực hiện quy hoạch;

+ Lập kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.

3. Các quy định về việc thẩm định nội dung đánh giá môi trường chiến lược 

Điều 40, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 quy định như sau:

"Điều 40. Thẩm định nội dung đánh giá môi trường chiến lược

1. Việc thẩm định nội dung đánh giá môi trường chiến lược được thực hiện trong quá trình thẩm định đồ án quy hoạch đô thị.

2. Cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thẩm định nội dung đánh giá môi trường chiến lược."

Việc đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật. Do vậy, việc thẩm định nội dung đánh giá môi trường chiến lược  được thực hiện đồng thời trong quá trình thẩm định đồ án quy hoạch đô thị. 

Bên cạnh đó, các cơ quan thẩm định quy hoạch đô thị (được quy định tại Điều 40, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 bao gồm Bộ Xây dựng, cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh, cấp huyện) chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ( như Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp) thẩm định nội dung đánh giá môi trường chiến lược.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quy hoạch đô thị

Luật Hoàng Anh 

Đánh giá môi trường chiến lược là gì? Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược? Trong bài viết này, LawKey sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

Đánh giá môi trường chiến lược là gì?

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014, đánh giá môi trường chiến lược (ĐCM) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.

Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

Các nhóm chiến lược, quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược gồm:

– Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế

– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

– Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp

– Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02 tỉnh trở lên

– Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường

– Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các đối tượng trên

Chi tiết về các đối tượng xem tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Như vậy, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trên phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

Việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược được quy định như sau:

– Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

– Đánh giá môi trường: chiến lược phải được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

– Kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược phải được xem xét, tích hợp vào nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

– Trên cơ sở thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gửi cơ quan có thẩm quyền để thẩm định.

Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bao gồm:

– Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

– Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

– Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

– Môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

– Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường

– Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

– Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược

– Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

– Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý

>> Xem thêm: Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường?

Trên đây là nội dung LawKey chia sẻ các quy định về Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của LawKey để được tư vấn. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc!

05(99)/2016

Khái niệm môi trường chiến lược là gì

Mục lục

  • 1.Vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hài hòa giữa việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển bền vững
  • 2.Đánh giá môi trường chiến lược
  • 3.Đánh giá tác động môi trường
  • 4.Thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam – nhìn từ vụ Formosa
  • 5.Tài liệu tham khảo

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ VIỆC GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

TS NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC*

05(99)/2016 - 2016, Trang 3-11

Ngày đăng:

  • Trích dẫn

TÓM TẮT

Thực tiễn phát triển của quy định pháp luật Việt Nam cho thấy luôn có một quy trình thẩm định rất kỹ về vấn đề xử lý môi trường nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường cũng như bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Có thể khẳng định chính sách, pháp luật môi trường không có chủ trương đánh đổi môi trường để lấy dự án. Tuy nhiên hiệu quả của tác động của pháp luật lại trực tiếp phụ thuộc vào cơ chế thực thi.


ABSTRACT:

The evolution of Vietnamese law is prone to a serious examination of environmental treatment issue in order to limit negative environmental impacts as well as secure the sustainable development. The author argues that Vietnam’s environmental policy and law do not advocate any exchange of environment for investment projects. However, legal provisions’ impacts depend mostly on the implementation process.


TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,


Trích dẫn:

×

TS NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC*, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ VIỆC GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 05(99)/2016, Trang 3-11

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=30ee5adc-b711-462e-8bb3-6e206f66ed0e

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

1. Vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hài hòa giữa việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển bền vững

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế, trong thời gian qua Việt Nam cũng đang bị ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài như thực tiễn chảy nguồn vốn ra nước ngoài hoặc việc chuyển giao công nghệ cũ, lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường của các dự án FDI. Việc dự án đầu tư tập trung vào các ngành khai thác tài nguyên cũng là cơ cấu không có lợi cho nước tiếp nhận đầu tư, bởi vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên không tạo tác dụng lan tỏa.

Năm 2008, việc xả nước thải không xử lý trực tiếp ra sông Thị Vải của Công ty cổ phần hữu hạn Vedan đã được các cơ quan chức năng kết luận là hành vi vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường.[1]“Qua tính toán đối với công ty Vedan, cứ 1% tăng trưởng của doanh nghiệp này mà không có biện pháp xử lý chất thải thì môi trường của chúng ta bị thiệt hại gấp 3 lần”.[2]Nhìn từ góc độ chủ trương phát triển bền vững thì đây là sự thất bại của thu hút, sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.

Tháng 4 năm 2016, các tỉnh miền Trung của Việt Nam đối mặt với thiệt hại cá chết hàng loạt. Trong khi cơ quan chức năng chưa có kết luận chính thức nào về nguyên nhân và chủ thể gây ra thảm họa môi trường biển ở miền Trung thì ngày 25/4/2016, ông Chu Xuân Phàm, Trưởng Văn phòng Formosa tại Hà Nội, đã phát biểu: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được”.[3]Lời phát biểu tuy có gây ra sự phẫn nộ trong dư luận, nhưng dưới góc độ quản lý nhà nước của quốc gia tiếp nhận đầu tư, đối với FDI lại là thách thức đối với trách nhiệm của cơ quan chức năng về công cụ, chính sách cho phép dự báo, đánh giá tác động của FDI khi cấp phép cho dự án đầu tư.

Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn 2014 -2015 tại 5 tỉnh thành có số vốn và dự án FDI nhiều nhất tại Việt Nam như Hà Nội, Vĩnh Phúc, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương cho kết quả sau:[4]80% doanh nghiệp quan tâm tới yếu tố môi trường như yếu tố xem xét để giảm chi phí cho doanh nghiệp khi cân nhắc đầu tư công nghệ, thiết bị không còn được sử dụng ở nước ngoài được đưa vào Việt Nam nơi có các tiêu chuẩn môi trường thấp hơn; các doanh nghiệp đều nhận thức được chất thải, mức độ ô nhiễm do hoạt động của mình gây ra đi kèm với việc quản lý giám sát môi trường lỏng lẻo, tiêu chuẩn môi trường thấp.[5]

Thực trạng nói trên đặt ra sự cần thiết rà soát luật pháp, chính sách, quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công tác giải phóng mặt bằng, phân cấp trong quản lý FDI, môi trường... sao cho việc khai thác lợi thế của FDI phải luôn song hành với việc hạn chế những tác động tiêu cực và đảm bảo phát triển bền vững.[6]

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường đã có sự hoàn thiện rõ rệt cả về hình thức và nội dung. Đặc biệt, luật quy định việc sử dụng các công cụ quan trọng cho phép giám sát tác động môi trường như đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)[7]và đánh giá tác động môi trường (ĐTM).[8]

Trên thế giới, hệ thống ĐTM được phát triển đầu tiên tại Hoa Kỳ từ năm 1969, sau đó lan tỏa ở các nước trong khối Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Úc, Thái Lan, Pháp, Philipines, Israel.[9]Các khía cạnh pháp lý về ĐTM cũng đã được đề cập trong Hiệp định Espoo về ĐTM trong bối cảnh xuyên biên giới cần suy xét (1991), Nghị định thư về Bảo vệ môi trường đối với vùng Nam cực (1991), Hiệp ước về Đa dạng sinh học (CBD) (1992) và Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) (1992).[10]

Tại Việt Nam, trên cơ sở kế thừa ưu điểm và khắc phục những hạn chế của các đạo luật trước đó, Luật BVMT năm 2014 đã có những bước tiến quan trọng trong sự hài hòa giữa việc thu hút đầu tư nước ngoài với việc đảm bảo sự phát triển bền vững. Các công cụ quản lý môi trường, bao gồm đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết bảo vệ môi trường (CBM) đều đã được quy định rõ ràng, minh bạch cùng với các cơ chế đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả giám sát môi trường.[11]



*TS Luật học, Trưởng Phòng Đào tạo sau đại học, Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh.

[1].http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Bo-Tai-nguyen-va-Moi-truong-de-nghi-tam-thoi-dinh-chi-hoat-dong-san-xuat-cua-Cong-ty-Vedan/19609.vgp.

[2].http://vneconomy.vn/doanh-nhan/da-du-can-cu-de-truy-to-vedan-20080917054957769.htm, truy cập ngày 22/5/2016.

[3].http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bo-tn-mt-hop-bao-cong-bo-nguyen-nhan-ca-chet-hang-loat-vao-19-gio-20160427093555014.htm, truy cập ngày 22/5/2016.

[4]Đinh Đức Trường, Quản lý môi trường tại các nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, Tạp chíKhoa học ĐHQQGHHN, tập 31, số 5 (2915), tr. 46 - 55.

[5]Về những thách thức đối với môi trường của Việt Nam có thể đọc thêm trong Báo cáo tổng kết 8 năm thi hành Luật BVMT năm 2005 (2005-2013) của Bộ Tài nguyên và Môi trường tạihttp://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=734&TabIndex=2&TaiLieuID=1194tr. 15-18, truy cập ngày 3/6/2016. Tuy báo cáo dừng ở thực trạng năm 2013 nhưng cho tới nay thánh thức đối với môi trường của Việt Nam ở cả phạm vi và mức độ chưa có sự thuyên giảm.

[6]Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hôi và bảo vệ môi trường (khoản Điều 3 Luật BVMT năm 2015).

[7]Tại khoản 22 Điều 3 Luật BVMT năm 2015, đánh giá môi trường chiến lược là “việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững”.

[8]Đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều nội dung và không có định nghĩa thống nhất. Tại khoản 23 Điều 3 Luật BVMT năm 2015, đánh giá tác động môi trường là “việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

Trong Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP, 1991) “ĐTM là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về mặt môi trường của một dự án phát triển”(Xem WB. Tài liệu đào tạo về ESIA; Chương trình TOT – 6/2015, tr. 11).

Ủy ban Kinh tế xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP, 1990): “ĐTM là quá trình xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách đến môi trường”. (Xem WB, tlđd, tr. 11).

Ngân hàng Thế giới (WB, 2011) “ĐTM là nghiên cứu được thực hiện trong quá trình chuẩn bị dự án (thường là 1 phần của nghiên cứu khả thi) để làm rõ liệu dự án sẽ gây tác động như thế nào đến môi trường và đưa ra các biện pháp nhằm tránh, ngăn ngừa, hoặc giảm nhẹ các tác động tiêu cực đến mức có thể chấp nhận và phát huy các tác động tích cực. (Xem WB, tlđd, tr. 12).

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, 2009): “Đánh giá môi trường là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình phân tích môi trường và lập kế hoạch xem xét các tác động và rủi ro về môi trường liên quan với dự án...”(Xem WB, tlđd, tr. 12).

Hiệp hội quốc tế về đánh giá tác động (IAIA) “Đánh giá tác động môi trường là quá trình xác định, đánh giá và giảm thiểu các tác động lý sinh, xã hội và các tác động liên quan của các đề xuất phát triển trước khi ra quyết định và đưa ra các cam kết”(Xem WB, tlđd, tr. 12).

[9]Các dự án có quy mô lớn tại Hoa Kỳ đều phải tiến hành ĐTM theo quy định của Đạo luật về chính sách môi trường quốc gia năm 1969 (The National Environmental Policy Act). Ở Nhật Bản chỉ có 13 loại dự án cần phải có ĐTM nhưng ĐTM lại được thực hiện rất cẩn thận từ lập báo cáo, thẩm định báo cáo và hậu kiểm. Ở Trung Quốc, mặc dù ĐTM đã được điều chỉnh bởi Luật ĐTM bao gồm các quy định về ĐTM và ĐCM nhưng phần lớn mới chỉ dừng ở việc xâu dựng quy trình, kỹ thuật, phương pháp đánh giá. (Thông tin về ĐTM tại các nước trong Báo cáo của Tiến sĩ Mai Thế Toản, tlđd, tr. 3 - 4).

[10]Công ước quốc tế về Môi trường mà Việt Nam đã tham gia có thể tra cứu tại: http://vea.gov.vn/vn/hoptacquocte/conguoc/Pages/Danhmụccáccôngướcquốctếtronglĩnhvựcmôitrường.aspx, tra cứu ngày 28/5/2016.

[11]Cũng theo báo cáo của Mai Thế Toản, ĐCM thí điểm cho Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ, Quy hoạch phát triển lưu vực thủy điện sông Vu Gia – Thu Bồn, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bắng sông Hồng...đều cho thấy ĐCM được thực hiện có hiệu quả và đã có những đống góp tích cực cho việc phát hiện, dự báo các tác động môi trường của CQK. Việc giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với các dự án trọng điểm như bauxite Tây Nguyên, dự án sắt Thạch Khê, Hã Tĩnh cũng được thực hiện chặt chẽ hơn nhờ có ĐCM.


2.Đánh giá môi trường chiến lược

Sau khi Luật BVMT năm 1993 được ban hành, khái niệm ĐTM đã được luật hóa và áp dụng đối với các dự án đầu tư. Trên cơ sở nâng cấp ĐTM, công cụ ĐMC[12]đã được điều chỉnh lần đầu tiên trong Luật BVMT năm 2005. Theo luật này, ĐMC là việc phân tích và dự báo các tác động tiềm tàng của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (sau đây viết tắt là CQK) phát triển trướckhi phê duyệt nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Khái niệm này không thay đổi khi Luật BVMT năm 2014 có hiệu lực. Như vậy, có thể hiểu bản chất của ĐMC là đánh giá, xác định hiệu quả của các chính sách, quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở lợi ích lâu dài. Dự báo, đánh giá mức độ tác động chính xác bao nhiêu thì việc đưa ra các biện pháp giảm thiểu, quan trắc, quản lý môi trường sẽ đạt được tính hiệu quả, phù hợp bấy nhiêu. Đây chính là giá trị, vai trò của ĐMC đối với việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo tồn tài nguyên, nguồn nhân lực của quốc gia, vùng lành thổ. Ở các nước phát triển, ĐMC thường là các công trình nghiên cứu khoa học chứ không phải chỉ là những báo cáo ĐMC.[13]

ĐMCvà ĐTM tuy giống nhau ở chức năng là công cụ để đánh giá tác động môi trường nhưng cũng có sự khác biệt ở đối tượng phải thực hiện và mục đích hướng tới. Nếu như ĐMC áp dụng có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và hướng đến mục tiêu đảm bảo sự phát triển bền vững thì ĐTM chỉ áp dụng cho các dự án đầu tư cụ thể với mục đích đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án. ĐTM hướng trọng tâm vào các tác động tích cực và tiêu cực của một dự án đầu tư cụ thể, trong khi đó ĐMC cho phép chủ động xác định được loại hình phát triển thích hợp nhất đối với một vùng cụ thể trước khi đưa ra đề xuất về phát triển đối với khu vực đó. Với những hướng dẫn về việc loại bỏ những lựa chọn không phù hợp, những tiêu chí về việc lựa chọn địa điểm đầu tư, những yêu cầu đối với công nghệ, kỹ thuật được sử dụng khi thực hiện dự án đầu tư, ĐMC có vai trò bổ sung cho ĐTM, giúp cho việc thực hiện ĐTM thuận lợi và hiệu quả hơn. Tóm lại, ĐTM được sử dụng để đánh giá các tác động của đầu tư, đến môi trường và các điều kiện kinh tế - xã hội, trong khi đó ĐMC có thể được sử dụng để đánh giá những cơ hội và hạn chế của môi trường và các điều kiện kinh tế - xã hội đối với sự phát triển. Với bước đầu luật hóa ĐMC, Luật BVMT năm 2005 đã có các quy định về đối tượng phải lập báo cáo, chủ thể có trách nhiệm lập báo cáo, thời điểm báo cáo phải được lập, nội dung và thẩm định báo cáo.

Sau khi đưa vào áp dụng, quy định về ĐMC trong Luật BVMT năm 2005 đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Việc sử dụng thuật ngữ “lập báo cáokhông phù hợp với bản chất của hoạt động ĐMC là một quá trình trong đó “lập báo cáochỉ là một bước và quan trọng hơn phải là việc thực hiện báo cáo tác động. Luật BVMT năm 2014 tại Điều 13 đã quy định về đối tượng phải thực hiệnđánh giámôitrường chiếnlược. Đối tượng phải thực hiện ĐMC theo Luật BVMT năm 2014 cũng thu hẹp hơn, chủ yếu là chiến lược, quy hoạch. Danh mục đối tượng phải lập báo cáo ĐMC đã được quy định trong Phụ lục I, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/0 2/ 2015 của Chính phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Hình thức báo cáo ĐMC trước đây bao gồm ba hình thức chi tiết,lồng ghép và rút gọn đã được điều chỉnh còn lại một hình thức. Đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) mà không gia tăng tác động đến môi trường khi điều chỉnh sẽ áp dụng quy trình xin ý kiến cơ quan chức năng thay vì phải thẩm định lại ĐMC. Nội dung báo cáo ĐMC theo Luật BVMT năm 2014đã được điều chỉnh theo hướng rút gọn, bổ sung, yêu cầu về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đặc biệt là bổ sung đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu, những yêu cầu điều kiện đối với tổ chức thực hiện ĐMC. Trong quá trình thẩm định báo cáo ĐMC, Luật BVMT năm 2014 cũng quy định trách nhiệm của cơ quan thẩm định báo cáo ĐMC đối với việc tổ chức điều tra, đánh giá thông tin trong báo cáo ĐMC; lấy ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan. Nội dung các Hướng dẫn của Cục thẩm định và Đánhgiá tác độngmôi trường đối với việc thực hiện ĐMC đã được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sao cho ĐMC đạt đượchiệu quả; đảm bảo mối liên kết trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quá trình ĐMC và những điều kiện tiên quyết để thực hiện ĐMC.[14]

Như vậy, để việc thực hiện ĐMC phù hợp với thực tiễn, có tính hiệu quả và đạt được mục tiêu phát triển môi trường bền vững, quy định pháp lý là điều kiện cần và cơ chế thực thi là điều kiện đủ. Những phân tích trên cho thấy việc thực hiện ĐMC ở Việt Nam đã có những điều kiện cần. Về điều kiện đủ, Cục thẩm định và Đánh giá tác động môi trường đã chỉ ra: “Hiện nay, công tác xây dựng báo cáo ĐMC và ĐTM còn nhiều bất cập do chất lượng cán bộ tư vấn, nhận thức của đơn vị chủ quản chưa thực sự coi trọng công tác này; chất lượng báo cáo ĐTM của nhiều dự án còn thấp, biện pháp bảo vệ môi trường thiếu tính khả thi. Bên cạnh đó, công tác hậu kiểm cũng còn nhiều hạn chế”.[15]Về thực tiễn này, đại diện của Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường cũng cho rng: “chất lượng và hiệu quả của báo cáo ĐMC thường khác nhau, phụ thuộc vào năng lực của cơ quan thực hiện CQK, cơ quan tư vấn, kinh phí thực hiện ĐMC. Một số ĐMC không đạt yêu cầu, mang tính lý thuyết và có giá trị như một điều kiện đơn thuần cho việc phê duyệt CQK. Đối với công tác thẩm định ĐMC, số lượng các chuyên gia có đủ năng lực tham gia Hội đồng thẩm định ĐMC còn ít và phương thức thẩm định ĐMC chủ yếu thông qua tổ chức phiên họp thẩm định”.[16]

Như vậy, đối với công cụ quản lý môi trường ĐMC, với thực tiễn 10 năm xây dựng cơ sở pháp lý và thực hiện, nhiệm vụ quan trọng nhất là thay đổi nhận thức về bản chất, tầm quan trọng của ĐMC và phát triển về số lượng, chất lượng đội ngũ tham gia thực hiện báo cáo ĐMC, thẩm định và hậu kiểm triển khai ĐMC. Phải làm sao để tránh tình trạng “Quy hoạch chưa có báo cáo ĐMC, chưa được Chính phủ phê duyệt còn có cơ hội để các nhà khoa học môi trường, kinh tế xã hội góp ý còn hơn là danh nghĩa đã có báo cáo ĐMC nên Quy hoạch đó được Chính phủ phê duyệt, nhưng chưa chắc gắn kết với môi trường và an sinh xã hội, không theo định hướng phát triển bền vững”.[17]



[12]Hiện nay vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về ĐMC tùy thuộc vào mục đích, cách tiếp cận. Ví dụ, theo các tác giả Sadler B. và Verheem R. người Hà Lan thì ĐMC là quá trình đánh giá một cách có hệ thống các hậu quả về môi trường của các đề xuất về chính sách, kế hoạch và chương trình nhằm bảo đảm rằng các hậu quả về môi trường này được đề cập một cách đầy đủ và được giải quyết một cách thỏa đáng ngay từ giai đoạn thích hợp sớm nhất có thể của quá trình ra quyết định về các chính sách, kế hoạch và chương trình đó cùng với sự cân nhắc về các mặt kinh tế và xã hội. Các nguyên tắc CSIR - SEA của Nam Phi (2000) định nghĩa ĐMC như một “quá trình lồng ghép khái niệm của tính bền vững vào việc ra quyết định chiến lược”. Các nội dung cụ thể hơn về khái niệm, tình hình áp dụng ĐMC trên thế giới và sự phát triển khung pháp lý về ĐMC tại Việt Nam có thể xem thêm trong “Đánh giá môi trường chiến lược (phương pháp luận và thực nghiệm ở Việt Nam)”do GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng chủ biên, xuất bản năm 2010, NXB. Xây dựng.

[13]Xem Lê Trình, “Công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Nam Á và khuyến nghị cho Việt Nam”đăng trên: http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Công-tác-đánh-giá-môi-trường-chiến-lược,-đánh-giá-tác-động-môi-trường-ở-các-quốc-gia-Ðông-Bắc-Á-và-khuyến-nghị-cho-Việt-Nam-38293, truy cập ngày 30/5/2016.

[14]Các nguyên tắc của ĐMC có thể kể đến: ĐMC phải cung cấp được các thông tin đầu vào một cách sớm nhất và có hiệu quả nhất phục vụ cho việc xây dựng CQK; ĐMC phải đánh giá được tính bền vững về môi trường của các phương án được đề xuất trong CQK; ĐMC phải tạo ra được những thuận lợi cho việc tham vấn hiệu quả với các bên liên quan. Mối quan hệ giữa đánh giá môi trường chiến lược với các dạng đánh giá khác thường là đánh giá tác động xã hội, đánh giá tác động tích lũy, đánh giá/thẩm định tính bền vững. Các điều kiện tiên quyết để thực hiện ĐMC bao gồm: thờigian thực hiện; cơ sở pháp lý và khoa học cho đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức nhóm tư vấn đánh giá môi trường chiến lược (Xem thêm trong Đánh giá môi trường chiến lược (phương pháplun vàthc nghimVit Nam)”do GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng chủ biên, xuất bản năm 2010, NXB. Xây dựng tại các tr. 15 - 17, tr. 80 - 136, tr. 140 - 145.

[15]Lê Trình, “Các kết quả, hạn chế chính của ĐMC, đánh giá tác động môi trường và kiến nghị tiếp thu bổ sung chỉnh sủa các nội dung này trong dự thảo Luật BVMT sửa đổi (2013)”, tlđd, tr. 2. Xem tại http://www.iwem.gov.vn/vn/hoi-nghi-quoc-gia-danh-gia-moi-truong-chien-luoc--danh-gia-tac-dong-moi-truong--cong-cu-huu-hieu-phong-ngua---ngan-chan-o-nhiem-suy-thoai-moi-truong_831.html, tra cứu ngày 1/6/2016.

[16].http://nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/03/27122013_BatcaptrongDMC_DTM.pdf.

[17]Lê Trình, tlđd, tr.3.


3. Đánh giá tác động môi trường

So với ĐMC, ĐTM đã đượcluật hóa sớm hơn, với sự ra đời của Luật BVMT năm 1993[18]. Cách tiếp cận của Luật BVMT năm 1993 về ĐTM được xem là khác biệt so với khái niệm thông thường của thế giới về ĐTM bởi lẽ theo quy định của Điều 17, Điều 18 ĐTM áp dụng cho tất cả các cơ sở đang hoạt động chứ không chỉ áp dụng cho các dự án đầu tư. Quản lý của nhà nước đối với môi trường ở giai đoạn này theo hướng sàng lọc cơ sở cần xử lý về môi trường và cơ sở không cần xử lý về môi trường phụ thuộc vào quy mô hoạt động, mức độ gây ô nhiễm để xác định cơ sở sẽ phải thực hiện ĐTM ở mức nào. Nếu thuộc diện phải xử lý về môi trường, cơ sở phải có trách nhiệm đề ra phương án khắc phục và chịu mọi chi phí cho việc lập báo cáo ĐTM chi tiết. Các cơ sở không phải lập báo cáo ĐTM chi tiết sẽ lập bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Báo cáo ĐTM là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trên cơ sở kết quả của Hội đồng thẩm định đưa ra quyết định được phép tiếp tục hoạt động, không phải xử lý về môi trường hoặc phải đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải hoặc phải thay đổi công nghệ, di chuyển địa điểm hoặc phải đình chỉ hoạt động. Nói cách khác, kết quả thẩm định báo cáo ĐTM là một trong những căn cứ pháp lý để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án, cho phép thực hiện dự án. Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn này các nội dung quan trọng thể hiện bản chất, mục tiêu, cơ chế phát huy chức năng quản lý môi trường của ĐTM đã được pháp luật quy định, cụ thể là các quy định về đối tượng phải thực hiện, quy trình, nội dung báo cáo ĐTM, quy trình và thời gian thẩm định. Trong Luật BVMT năm 2005, ĐTM được điều chỉnh với 14 điều thay vì 02 điều theo Luật BVMT năm 1993. Luật BVMT năm 2005 đã có những quy định chặt chẽ hơn về ĐTM, bổ sung khái niệm ĐMC và CBM (Cam kết bảo vệ môi trường). Nếu như theo quy định của Luật BVMT năm 1993, ĐTM gồm có ĐTM sơ bộ của giai đoạn sàng lọc và ĐTM chi tiết, trong đó ĐTM sơ bộ là yêu cầu bắt buộc đối với cơ sở đang hoạt động thì sau khi Luật BVMT năm 2005 có hiệu lực, quy định về ĐTM sơ bộ không còn hiệu lực. Chính phủ đã ban hành danh mục các đối tượng (162 đối tượng theo Nghị định 80/2006/NĐ-CPvề việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT) phải lập Báo cáo ĐTM. Nếu không thuộc danh mục này, chỉ cần thực hiện Cam kết bảo vệ môi trường. Đối tượng phải thực hiện ĐTM bổ sung là các dự án mở rộng hoặc thay đổi công nghệ của các cơ sở đang sản xuất.

Kế thừa thành tựu pháp luật về bảo vệ môi trường, Luật BVMT năm 2014 ra đời, thay thế cho Luật BVMT năm 2005. So với Luật BVMT năm 2005, Luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành[19]có những điểm mới về ĐTM như sau:[20](i) Đối tượng phải thực hiện ĐTM đã giảm từ 146 mục tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP Quy định về đáng giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường xuống còn 113 mục tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; (ii) ĐTM do chủ dự án có trách nhiệm thực hiện bằng kinh phí của chính mình nên để nâng cao chất lượng báo cáo ĐTM, Nghị định 18/2015/NĐ-CP đã có quy định về điều kiện của tổ chức thực hiện ĐTM; (iii) Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án là tham vấn UBND xã và triển khai dưới hình thức bằng công văn hoặc tham vấn cộng đồng thông qua họp cộng đồng có biên bản. Các trường hợp không phải tham vấn cộng đồng theo khoản 3 Điều 21 Luật BVMT năm 2014 có thể thẩm định thông qua lấy ý kiến đối với các dự án để kịp thời ứng phó thiên tai, dịch bệnh; (iv) Chủ dự án sẽ phải thực hiện lại báo cáo ĐTM nếu thuộc một trong các trường hợp sau: sau 24 tháng phê duyệt không triển khai; thay đổi địa điểm thực hiện dự án bổ sung thêm hạng mục đầu tư có quy mô tương đương với đối tượng lập ĐTM; thay đổi quy mô, công suất, công nghệ mà các công trình BVMT không đáp ứng được; (v) Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt được quy định minh bạch hơn, cụ thể chủ dự án gửi kế hoạch QLMT tới UBND cấp xã nơi tham vấn để niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng; (vi) Tính phân cấp trong lĩnh vực môi trường cao hơn khi UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền cho các Ban quản lý (BQL) KCN phê duyệt báo cáo ĐTM sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và BQL khu công nghiệp (KCN) phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định (có phòng QLMT từ 05 biên chế; KCN đã phê duyệt ĐTM cho dự án cơ sở hạ tầng, đã hoàn thành trạm xử lý nước thải); (vii) Cấu trúc và nội dung báo cáo ĐTM có thay đổi theo hướng tích cực, thực chất (bỏ tóm tắt; bỏ giám sát xung quanh; các hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn); (viii) Công tác kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án bao gồm các quy định về trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ dự án của chủ dự án, trách nhiệm kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành. Tuy nhiên, cũng có một số quy định của Luật BVMT năm 2014 chưa thật sự chặt chẽ. Ví dụ, trường hợp báo cáo ĐTM phải chỉnh sửa sau khi thẩm định nhưng quy định pháp luật đi theo hướng việc chỉnh sửa và nộp lại báo cáo ĐTM là quyền chứ không phải là trách nhiệm của chủ dự án. Pháp luật cũng chưa quy định thời gian chủ dự án phải nộp lại chỉnh sửa báo cáo.

Nhận xét về ưu và nhược điểm của báo cáo ĐTM, theo báo cáo của ông Mai Thế Toản,[21]về cơ bản các quy trình, thủ tục thẩm định ĐTM nói riêng và các công cụ quản lý môi trường khác như ĐMC, CBM/KBM nói chung đã đảm bảo chất lượng theo đúng bản chất, mục tiêu, chức năng của chúng. Các tồn tại được tổng kết chủ yếu nằm ở con người (năng lực, nhận thức, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp) và một số yếu tố khách quan như thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, đặc biệt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không liên quan đến chất thải như khi xây dựng thủy điện, sân golf phải chấp nhận mất rừng, mất quỹ đất, suy giảm đa dạng sinh học nhưng rất khó khăn trong việc xác định mất đến mức nào thì chấp nhận được vì không có tiêu chí cụ thể. Có thể khẳng định trước những thách thức môi trường đang đặt ra cho đất nước, hoạt động rà soát cơ sở pháp lý trong lĩnh vực môi trường luôn có tính cấp thiết nhưng vấn đề cấp bách hơn phải là giải pháp về thực thi pháp luật.



[18]Thực thi Luật BVMT năm 1993, chính phủ đã ban hành Nghị định số 175/CP ngày 18/ 10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật BVMTnăm1993. Nghị định này được bổ sung bởi Nghị định 143/2004/NĐ-CP ngày 12/7/ 2014. Bộ KHCN&MT cũng đã ban hành Thông tư số 1420/MTg ngày 26/11/ 1994 về hướng dẫn đánh giias tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động. Ngày 3/4/1995, Bộ KHCN&MT cũng đã ban hành Thông tư số 715/MTg hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, sau đó Thông tư này được thay thế bằng Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/ 4/1998 về hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư (Thông tư này không còn có sự phân biệt về hình thức đầu tư). Bên cạnh đó, Bộ KHCN&MT cũng ban hành các hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM.

[19]Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/ 02/ 2015 củaChính phủquy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/ 2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

[20]Có thể xem thêm điểm mới của Luật BVMT năm 2014 tại http://www.monre.gov.vn/wps/portal/tintuc/!ut/p/c5/RclLDoIwFADAs3gA8x4VEZelKhQqBgqI3RiixvDHHyKn152Z5YCCnybr82v2zNsmqyAFZRyZTR19IRCRrzXkwSacObYgaBM4gFr83zRCA7mzTCJXYwRRgwhS1I-ywPYlZOeNsh-iE96XaRQWY4CPc-DknYo3t4DtpFWfmvmFJdTa-2JLfM4En5bM0Jud3A7iY2oWUd69jQe2Khl19ar23xPoyox-AbfsKyw!/, truy cập ngày 3/6/2016.

[21]Xem thêm tại Mai Thế Toản, tlđd.


4. Thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam – nhìn từ vụ Formosa

Quay trở lại với câu nói của ông Chu Xuân Phàm về việc chọn cá tôm hay nhà máy, thì đây là câu nói không sai vì bản chất kinh tế học là đánh đổi và trách nhiệm phân tích, đánh giá, dự đoán ưu và nhược, cái mất, cái được của dự án đầu tư trước khi cấp phép đầu tư thuộc về quốc gia tiếp nhận đầu tư. Formosa là dự án thuộc công nghiệp thép, nhiệt điện, có vị trí ven biển nên sự ảnh hưởng đến môi trường biển là điều khó tránh khỏi.

Cũng như bất kỳ dự án đầu tư nào khác, để được cấp phép đầu tư tại Việt Nam, dự án Formosa phải thực hiện báo cáo ĐTM với nội dung không thể thiếu là hệ thống xử lý chất thải của dự án. Báo cáo ĐTM của dự án nếu đã được phê duyệt, có nghĩa là cơ quan nhà nước trong lĩnh vực môi trường đã đánh giá, dự báo và chấp nhận những giải pháp hạn chế tác động môi trường theo nội dung báo cáo ĐTM. Nếu chủ dự án Formosa không thực hiện sai quy chuẩn kỹ thuật, quy định pháp luật Việt Nam về môi trường, thì phải chăng cơ quan quản lý nhà nước về môi trường bằng sự thiếu trách nhiệm trong việc giám sát thực thi pháp luật đã chấp nhận đánh đổi nhà máy với cá tôm và môi trường biển?

Thông tin về dự án Formosa, cuộc phỏng vấn của ông Hoàng Duật Thuyên, Giám đốc phụ trách của Tập đoàn với phóng viên VnExpress[22]cho thấy: Dự án có Giấp phép xả thải được Bộ TN &MT cấp theo Quy chuẩn 50:2013/BTNMT[23]- Quy chuẩn quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp sản xuất thép khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. Từ tháng 3/2015, hệ thống xả thải bắt đầu thử nghiệm, tới tháng 12/2015 nhận được giấy phép của Bộ TN & MT. Dự án Formosa có nhập các loại hóa chất để ổn định chất lượng nước trong tháp làm lạnh, súc rửa đường ống. Sau thời gian, một lượng hóa chất như axit, kiềm, dầu mỡ, ni tơ, chất rắn... được thải ra môi trường. Dự án có xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi chất thải được xả vào môi trường và có công tác kiểm tra quy chuẩn chất thải trước khi xả thải. Hệ thống xả thải được xây dưới dạng ống ngầm vì đây là đường ống lớn(rộng một mét, dài 1,5 km)nên không thể làm nổi trên mặt nước, có nghĩa cửa xả thải cũng được đặt ngầm dưới biển. Dự án có đơn vị độc lập kiểm tra lấy mẫu, có xây dựng trạm quan trắc bên trong dự án và tài liệu quan trắc có gửi Ban quản lý khu kinh tế và Sở TN & MT tỉnh Hà Tĩnh.

Từ những thông tin về quá trình triển khai dự án, đối chiếu với quy định pháp luật có thể nhận thấy:

1) Dự án Formosa đã được phê duyệt báo cáo ĐTM và chủ dự án đã phải báo cáo với UBND nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, đồng thời niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án (Khu Kinh tế Vũng Áng) về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát. Trên thực tế như báo chí đưa tin, các đoàn kiểm tra không thể vào được khuôn viên của dự án thì việc niêm yết thông tin sẽ không có tính khả thi. Thông tin về báo cáo ĐTM của dự án nếu cũng không được niêm yết công khai tại địa phương nơi diễn ra dự án thì quy định về sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng cũng sẽ không có hiệu lực trên thực tế.

Tháng 12/2015 Dự án đã nhận được Giấy phép của Bộ TN&MT đối với hệ thống xả thải sau khi chạy thử từ tháng 3/2015, có nghĩa Bộ TN&MT đã kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ yêu cầu vềquy chun kỹ thuật và các nội dung được phê duyệttrong báo cáo ĐTM. Để được cấpGiy phép xả thải, theoĐiu 2, Điều3Nghịđịnhs201/2013/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, dự án đã phải đáp ứng yêu cầu về lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; công khai các thông tin về loại nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải, lưu lượng, phương thức xả thải, giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Việc công khai thông tin đã phải được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng của UBND huyện và trang thông tin điện tử của UBND tỉnh trong thời gian ba mươi ngày làm việc trước khi khởi công và trong suốt quá trình xây dựng công trình. Nói cách khác, dự án Formosa đã đáp ứng quy định pháp luật về hệ thống xả thải.

2) Dự án Formosa là dự án thuộc khu công nghiệp nên nếu dự án Formosa đã được Bộ TN&MT cấp giấy phép xả thải, có nghĩa Bộ TN&MT cũng đã phải có sự đánh giá, thẩm tra khả năng đáp ứng điều kiện môi trường trong việc lập quy hoạch và xây dựng khu công nghiệp theo quy định của Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.Việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT phải đảm bảo điều kiện đối với hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thoát nước, nhà máy xử lý nước thải tập trung và nước thải của các cơ sở sản xuất. Cụ thể, điểm xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung tại nguồn tiếp nhận phải được bố trí bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, có biển báo, có sàn công tác diện tích tối thiểu là một mét vuông và có lối đi để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải; nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN phải bảo đảm có hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với các thông số: lưu lượng nước thải đầu ra, pH, nhiệt độ, COD, TSS và một số thông số đặc trưng khác trong nước thải của KCN trước khi thải ra nguồn tiếp nhận theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Hệ thống quan trắc tự động phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật kết nối để truyền dữ liệu tự động, liên tục về sở TN&MT địa phương; từng đơn nguyên (mô-đun) hoặc nhà máy xử lý nước thải tập trung phải vận hành thường xuyên theo quy trình công nghệ đã được phê duyệt, bảo đảm xử lý toàn bộ nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có nhật ký vận hành được ghi chép đầy đủ, lưu giữ để phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra. Thiết bị đo lưu lượng nước thải đầu vào, thiết bị quan trắc, tự động duy trì hoạt động 24/24 giờ và truyền dữ liệu tự động, liên tục về sở TN&MT địa phương.

Việc đặt thực tiễn triển khai dự án Formosa trong mối tương quan với trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường theo quy định của pháp luật cho thấy: chủ dự án thông qua quy trình cấp phép đầu tư dường như muốn khẳng định các bước trong quy trình đầu tư đều có được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan quản lý môi trường nhưng từ phía cơ quan quản lý môi trường lại chưa trả lời được câu hỏi sau: cơ quan quản lý môi trường đã giám sát việc tuân thủ quy chuẩn, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là quy chuẩn và quy định về xả thải của chủ dự án như thế nào trên thực tế triển khai dự án? Chưa nói đến kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mối liên hệ giữa dự án Formosa với thảm họa môi trường của các tỉnh miền Trung, nhưng việc nhìn nhận, đánh giá trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực về môi trường là rất cần thiết. Không khó để nhận thấy, bài học từ thực tiễn chấp nhận cá, tôm hay nhà máy thép, trước hết phải là bài học về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, và các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực môi trường.



[22].http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/formosa-thai-ra-moi-truong-nhung-gi-3393475.html, truy cập 05/6/2016.

[23]Về QCVN50:2013/BTNMT được quy định tai Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. (Có thể xem tại https://www.env.go.jp/air/tech/ine/asia/vietnam/files/law/QCVN%2005-2013.pdf), truy cập ngày 05/6/2016.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Khái niệm môi trường chiến lược là gì

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua


Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref