Khi học ra trường em sẽ định hướng làm ngành nghề gì vì sao

5 bước cơ bản trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

Bước 1: Thầy cô cha mẹ nên định hướng cho học sinh hiểu bản thân các em muốn lam công việc gì, muốn làm việc như thế nào. Không nên cố ép các em học sinh phải đi theo hướng nghề nghiệp đang “hot” vì quan niệm rằng nghề này sau này sẽ có cơ hội hơn các nghề nghiệp khác, hoặc bắt ép con em mình phải chọn lựa nghề nghiệp theo truyền thống gia đình. Trên hết nghề nghiệp mà một cá nhân theo đuổi phải phù hợp với năng lực, sở thích và khả năng đáp ứng của một cá nhân bởi lẽ công việc là tương lại là định hướng suốt cả cuộc đời của một con người. Chúng ta chỉ có thể coi công việc như là niềm vui chỉ khi có đam mê và lòng nhiệt tình. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nên dựa trên sở thích sau đó là tính cách, khả năng, năng khiếu và điều kiện gia đình của mỗi học sinh. Sau đó các em học sinh có thể chọn ra một số nghề nghiệp thích hợp để khoanh vùng và nghiên cứu. Sau đó chọn ra một ngành phù hợp nhất để học hỏi, theo đuổi.

Bước 2: Các em học sinh cần xác định năng lực học tập và điều kiện hiện tại của mình có hợp với nghề không. Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành mà các em định theo học hoặc các năng khiếu mà mình có (như múa,vẽ ,ca hát) để có hướng đi phù hợp cho bản thân . Ngoài ra phải xem xét đến điều kiện hiện tại của các em có phù hợp với nghề sẽ chọn không (Ví dụ như điều kiện kinh tế của gia đình, ngoại hình, sức khỏe có phù hợp ngành nghề hay không )...Các em cũng có thể nhờ cậy đến các chuyên gia hướng nghiệp tư vấn để xem năng lực của bản thân có thực sự phù hợp với ngành nghề mà mình đã lựa chọn hay không. Nhận được lời khuyên từ những chuyên gia là một phương thức hữu hiệu trong việcđịnh hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thôngvốn còn nhiều bỡ ngỡ .Hiện nay có khá nhiều trung tâm tư vấn hướng nghiệp có đội ngũ chuyên gia giỏi có thể đưa ra lời khuyên hữu ích cho các em học sinh .

Khi học ra trường em sẽ định hướng làm ngành nghề gì vì sao

>>>> Xem thêm:Tất tất tần về định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn

Bước 3: Sau khi đã chọn được nghề mình mong muốn theo đuổi, các em phải tận dụng các cơ hội có được làm một số việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để xem thử năng lực, tính cách của bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không. Cũng như để rút ra kinh nghiệm và để xem cách mọi người xung quanh nhận xét về kết quả lao động của những công việc đó như thế nào từ đó nhận ra liệu có thực sự yêu thích và phù hợp với công việc đó hay không và nếu có mắc sai lầm cũng biết cách điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện tốt hơn. Ví dụ: Nếu yêu thích nghề nhà báo các em có thể thử sức làm cộng tác viên cho các tạp chí dành cho tuổi học trò…Nếu yêu thích các khối ngành xã hội hãy thử tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện để nâng cao hiểu biết. Cha mẹ các em học sinh có thể giúp chođịnh hướng nghề nghiệp cho học sinh THPTbằng cách đưa ra các lời khuyên và gợi ý các hoạt động mà các em có thể tham gia nhằm giúp các em có bước đầu làm quen với nghề mà em có ý định lựa chọn.

Bước 4: Tìm hiểu về nghề mình sẽ chọn. Các em có thể tiếp cận kiến thức bằng nhiều cách, từ internet, từ sách vở, từ các bậc tiền bối đàn anh đàn chị đi trước, tham gia các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nghề nghiệp, tham khảo những lời khuyên bổ ích từ gia đình, nhà trường hoặc từ các nhà tư vấn hướng nghiệp. Những kiến thức em cần phải nắm về nghề của mình là: tên ngành học là gì, những trường nào đào tạo, đào tạo chương trình ra sao, học xong các em sẽ trở thành người như thế nào, thi khối gì, thị trường việc làm của nghề đó hiện nay…Các em có thể tìm đến các diễn đàn của trường mà mình định thi vào để tra cứu thông tin cũng như nhận được những lời chia sẻ của các sinh viên và cựu sinh viên của trường , sau đó có thể tự mình đưa ra những nhận định về thuận lợi và khó khăn của nghành nghề mà mình đang có ý định.

Bước 5:Sẵn sàng chuẩn bị phương án 2 nếu chẳng may thất bại. Rất có thể các em học sinh sẽ không thể đỗ vào trường Đại học mà mình mong muốn. Cha mẹ các em nên là người chuẩn bị sẵn tinh thần cho các em và các em học sinh cũng cần hiểu rằng Đại học không phải là tất cả.Các em vẫn có thể thành công bằng những con đường khác.Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPTkhông chỉ đơn giản là chuẩn bị cho các em kiến thức mà còn là định hướng tâm lý cho em học sinh nếu chẳng may các em thất bại hoặc vấp ngã. Nếu có quyết tâm các em học sinh có thể tiếp tục ôn tập và thi lại vào các trường đã đặt ra mục tiêu từ đầu hoặc lựa chọn một hướng đi khác phù hợp với năng lực của mình hơn.

Khi học ra trường em sẽ định hướng làm ngành nghề gì vì sao

>>>>> Có thể bạn quan tâm:Định hướng nghề nghiệp theo tính cách

Đã từ lâu ,định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thônglà một nhu cầu tất yếu của các em học sinh cũng như của phụ huynh các em. Đây là việc làm cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, bởi việc định hướng nghề nghiệp tốt sẽ giúp phân bổ nguồn nhân lực hiệu quả cho các khối ngành nghề, giúp giảm tải tình trạng thất nghiệp như hiện nay.

Chọn ngành học theo nhu cầu thực tế của xã hội

Những năm trước đây, một bộ phận người trẻ chọn nghề bằng cách đi theo số đông hoặc chọn những ngành đang “hot”. Chính vì lý do này đã dẫn đến tình trạng, một số ngành thì thừa nhân sự và một số ngành thì thiếu nhân sự. Và hệ quả là người trẻ ra trường không tìm được việc làm mà các Nhà tuyển dụng cũng không tuyển được các ứng viên phù hợp.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, theo một số khảo sát thì người trẻ đã có sự thay đổi tích cực trong tư duy chọn nghề. Họ bắt đầu biết cách chọn cho mình những ngành nghề phù hợp dựa trên việc nghiên cứu sở thích, năng lực của bản thân và tìm hiểu những thông tin về nhu cầu thực tế của xã hội…

Điển hình các ngành nghề mà nhu cầu nhân lực trong tương lai đang rất cần như: dịch vụ xã hội, nhà hàng – khách sạn, du lịch – ẩm thực, máy tính và công nghệ thông tin, dịch vụ cá nhân, Dịch vụ Vận tải, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông, lâm và thủy sản, thú y… đã được lựa chọn nhiều hơn so với năm 2017.

Khi học ra trường em sẽ định hướng làm ngành nghề gì vì sao

Hãy chọn ngành nghề theo nhu cầu của xã hội.

Và cũng nhờ vào việc tìm hiểu trước khi chọn nghề mà các bạn trẻ nắm bắt được những yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng. Từ đó, đặt mục tiêu để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cần thiết ngay từ những ngày đầu nhập học.

Quản trị NHKS

Tìm hiểu ngay

Kỹ thuật chế biến món ăn

Tìm hiểu ngay

Kỹ thuật pha chế đồ uống

Tìm hiểu ngay

Kỹ thuật làm bánh

Tìm hiểu ngay

Hướng dẫn du lịch

Tìm hiểu ngay

Marketing

Tìm hiểu ngay

Tạo Mẫu Và Chăm Sóc Sắc Đẹp

Tìm hiểu ngay

Lựa chọn nghề nghiệp và một số câu hỏi liên quan

Để giải đáp thắc mắc liên quan đến việc em thích nghề gì vì sao phải chọn nghề, chúng ta sẽ cùng songdoi.org đi tìm hiểu một số nội dung thông tin dưới đây. Về việc lựa chọn nghề và một số câu hỏi liên quan:

Vì sao phải chọn nghề?

Thế giới nghề nghiệp hiện nay rất rộng lớn, đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Việc lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với chính bản thân mình là điều hầu như ai cũng phải nghĩ đến. Đó không chỉ là nỗi đắn đo, trăn trở, mà còn là điều thiết yếu trong cuộc sống.

Mỗi người trong chúng ta là một cá thể riêng biệt, có mỗi tính cách ý thích và năng lực khác nhau. Việc lựa chọn nghề phù hợp thì mới có thể làm việc được tốt, hiệu quả, mang đến lợi ích cho bản thân và giúp ích cho xã hội.

Khi học ra trường em sẽ định hướng làm ngành nghề gì vì sao
Việc định hướng nghề nghiệp bản thân đóng vai trò quan trọng quá trình phát triển sự nghiệp và thành công của mỗi cá nhân.

Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm giáo dục toàn diện và liên tục được cập nhật để cung cấp cho các cá nhân (học sinh, sinh viên) tại các cơ sở đào tạo với các thông tin và kinh nghiệm, giúp họ có sự chuẩn bị tốt cho việc lựa chọn công việc trong tương lai.

Việc định hướng nghề nghiệp bản thân đóng vai trò quan trọng quá trình phát triển sự nghiệp và thành công của mỗi cá nhân. Nếu định hướng nghề nghiệp không đúng, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi trong công việc đã chọn. Bạn có thể sẽ phải làm những công việc mà bản thân không có hứng thú vừa tốn thời gian mà vẫn không thể phát triển khả năng của cá nhân. Nếu bạn là học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, sẽ rất cần thiết nếu bạn được định hướng nghề nghiệp đúng đắn, khơi gợi nguồn cảm hứng và niềm đam mê với công việc tương lai.

2. Tại sao phải định hướng nghề nghiệp?

Tại sao phải định hướng nghề nghiệp là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Bởi mất một thời gian dài trong quá khứ nhiều người vẫn chưa thực sự xem trọng vai trò của định hướng nghề nghiệp cho các thế hệ học sinh, sinh viên.

Khi học ra trường em sẽ định hướng làm ngành nghề gì vì sao
Định hướng nghề nghiệp là yếu tố quyết định đến thành công trong tương lai của những người đang đứng trước nhiều ngã rẽ trong lựa chọn nghề nghiệp.

Ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, các ngành nghề mới cũng được cho ra đời, yêu cầu nhiều nguồn lao động trí thức cao. Để đáp ứng những thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của xã hội, các bạn trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên cần có sự định hướng đúng đắn về nghề nghiệp. Thêm vào đó, việc được định hướng đúng đắn nghề nghiệp giúp các bạn trẻ tránh trường hợp chạy theo xu hướng hoặc lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp với bản thân dẫn tới phải làm trái nghề hay thậm chí thất nghiệp.

>> Xem thêm: Đơn giản hóa con đường phát triển sự nghiệp với 6 bước sau!!

Việc định hướng nghề nghiệp mang tới 3 lợi ích chính:

  • Việc xác định được mục tiêu định hướng nghề nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được hướng đi và mục tiêu học tập cho bản thân một cách nhanh chóng
  • Xác định đúng mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai giúp các bạn trẻ không còn tiếc nuối khi đưa ra những lựa chọn sai lầm, thiếu đúng đắn
  • Có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, chính xác giúp các bạn trẻ tránh mất quá nhiều thời gian và tiền bạc đầu tư vào việc học những kiến thức, những ngành nghề không phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân

Nhìn chung, định hướng nghề nghiệp là yếu tố quyết định đến thành công trong tương lai của những người đang đứng trước nhiều ngã rẽ trong lựa chọn nghề nghiệp. Khi có định hướng rõ ràng và hướng đi đúng, bạn sẽ phát triển được khả năng của bản thân, công việc phù hợp, từ đó có địa vị trong xã hội, sự công nhận của mọi người.

Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp trong tương lai

  • Dàn ý Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp
    • Dàn ý số 1
    • Dàn ý số 2
    • Dàn ý số 3
  • Bài văn về nghề nghiệp - Mẫu 1
  • Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp - Mẫu 2
  • Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp - Mẫu 3
  • Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp - Mẫu 4
  • Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp - Mẫu 5
  • Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp - Mẫu 6
  • Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp - Mẫu 7
  • Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp - Mẫu 8
  • Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp - Mẫu 9
  • Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp - Mẫu 10
  • Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp - Mẫu 11
  • Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp - Mẫu 12
  • Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp - Mẫu 13

Nên định hướng nghề nghiệp lúc nào, trước, trong hay sau khi học xong 12?

Định hướng nghề có tầm quan trọng rất lớn tới tương lai sau này của bất cứ ai. Học xong 12 nên học nghề gì, với những tháng cuối khi còn ghế nhà trường là thời điểm các bạn học sinh bắt đầu tìm hiểu về hướng nghiệp. Tuy vậy, mục đích tìm hiểu chỉ là để điền vào mẫu đơn đăng ký nguyện vọng ở cuối năm lớp 12, do đó, việc này hiện đang được thực hiện vô cùng qua loa.

Khi học ra trường em sẽ định hướng làm ngành nghề gì vì sao

Định hướng nghề nghiệp cần được làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Với không ít bạn, quan trọng nhất là tốt nghiệp và có được trên tay tấm bằng tốt nghiệp. Sau đó thì sao? Khi chi phí học ĐH – CĐ vẫn tăng lên từng ngày theo thời giá, bỏ nhiều công sức và quãng thời gian 4 – 6 năm học và nhận được kết quả thất nghiệp… Cái giá đó không đáng một chút nào!

Do đó, việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai từ sớm là việc vô cùng cần thiết. Với thời gian quá ngắn, lại không được hướng dẫn để thực hiện đúng đắn, việc định hướng nghề của các bạn học sinh lớp 12 hiện vẫn là một vấn đề vô cùng quan trọng vẫn còn bỏ ngỏ. Chúng ta cần phải thực hiện nó ngay trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là từ những năm THCS.

Tại sao phải định hướng nghề cho học sinh từ sớm?

Nhiều người Việt Nam vẫn còn nhận định, con đường duy nhất để bước đến với thành công là con đường học đại học, hoặc thấp hơn chỉ có thể là một trường cao đẳng có tiếng nào đó. Tuy vậy, rất nhiều bạn học sinh tốt nghiệp THPT hiện nay chẳng có một định hướng rõ ràng nào cho tương lai, cũng như chẳng thích thú gì với nghề nghiệp mà họ đang “phải” học.

Khi học ra trường em sẽ định hướng làm ngành nghề gì vì sao

Tại sao phải định hướng nghề nghiệp từ sớm?

>>> Xem thêm: Con gái nên học nghề gì khi không học đại học?

Tư vấn định hướng nghề đúng học xong 12 nên học nghề gì sẽ giúp học sinh hình dung về các cơ hội việc làm, đặc trưng nghề cũng như cách chọn nghề phù hợp ngay từ bậc học cơ sở. Chọn lựa đúng giúp bạn có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, trau dồi năng lực và phát huy hoàn toàn sở trường khi chính thức đi làm trong tương lai.

Tuy vậy, trên thực tế các học sinh trung học cơ sở nước ta vẫn chưa được hỗ trợ hướng nghiệp đúng cách. Các tài liệu được đưa xuống thường chỉ đề cập một số ngành nghề rất phổ biến, chứ chưa có thực sự thể hiện đầy đủ sự đa dạng nghề xã hội hiện có.

Đội ngũ giáo viên thực hiện hướng nghiệp cũng chưa qua đào tạo đúng chuẩn, nội dung cũng chưa kỹ lưỡng khiến việc tư vấn hướng nghiệp không hiệu quả.

Hậu quả của việc không định hướng nghề nghiệp đúng đắn

Doanh nghiệp hiện nay tuyển dụng nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật để làm việc dài hạn (trung cấp chiếm tới 34,6%, 22,4% là cao đẳng và cuối cùng là đại học trở lên chỉ chiếm có 11,5%). Điều đó cho thấy nhu cầu tuyển “thợ” nhiều hơn “thầy” đang gia tăng khá nhiều.

Khi học ra trường em sẽ định hướng làm ngành nghề gì vì sao

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao

>>> Xem thêm: Nên học đại học hay học nghề? Định hướng nghề nghiệp

Trong khi đó, việc học nặng thành tích hiện nay khiến học nghề vẫn chưa được đánh giá đúng mực. Thay vì giúp học sinh hướng nghiệp học xong 12 nên học nghề gì, Nhà trường, thầy cô và phụ huynh vẫn chỉ nghĩ đến hướng đi duy nhất sau lớp 12 là học Đại học hoặc Cao đẳng. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp sau đại học vẫn nằm ở con số khá cao.

Theo cập nhật đến quý 2/2020 của Bộ Lao động thương binh và xã hội Việt Nam về bản tin thị trường lao động, cả nước có 1.278.900 người bị thất nghiệp trong độ tuổi lao động. Trong đó 410.300 thanh niên từ 15-24 tuổi bị thất nghiệp, tương đương 32,08%.