Khi nào ảnh của gương phẳng song song ngược chiều với vật

Bài C1 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Cho một gương phẳng (hình 6.1) và một bút chì.

a. Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau đây:

- Song song, cùng chiều với vật.

- Cùng phương, ngược chiều với vật.

b. Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.

Lời giải:

Dựa vào tính chất ảnh của vật cho bởi gương phẳng.

a. Để có ảnh song song, cùng chiều với vật: ta đặt vật thẳng đứng và song song với mặt phẳng của gương.

Để ảnh cùng phương, ngược chiều với vật: ta đặt vật nằm ngang có phương vuông góc với mặt phẳng của gương.

Vẽ ảnh của bút chì: (Xác định từng điểm ảnh tạo bởi từng điểm vật tương ứng nối các điểm ảnh ta được ảnh).

Khi nào ảnh của gương phẳng song song ngược chiều với vật

Bài C2 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Bố trí thí nghiệm như hình vẽ 6.2. Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương.

Lời giải:

PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Bài C3 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm?

Lời giải:

Khi di chuyển gương ra xa mắt ta sẽ thấy bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm.

Bài C4 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Một người đứng trước gương phẳng (hình 6.3). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích tại sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy?

Lời giải:

Sau khi vẽ chùm tia tới lần lượt từ N và M đến mép trên và dưới của gương ta vẽ được chùm tia phản xạ của chúng trên gương và nhận thấy rằng:

- Chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt (điểm N nằm ngoài bề rộng vùng nhìn thấy của gương) nên mắt không nhìn thấy điểm N.

- Tương tự chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt (M nằm trong bề rộng vùng nhìn thấy của gương) nên mắt nhìn thấy điểm M.

Khi nào ảnh của gương phẳng song song ngược chiều với vật

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Cho một gương phẳng (hình 6.1) và một bút chì.

- Song song, cùng chiều với vật.

- Cùng phương, ngược chiều với vật.

b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.

a)

- Ảnh song song, cùng chiều với vật: đặt bút chì song song với gương.

- Ảnh cùng phương, ngược chiều với vật: đặt bút chì vuông góc với gương.

b) vẽ ảnh

- Song song, cùng chiều với vật:

Khi nào ảnh của gương phẳng song song ngược chiều với vật

- Cùng phương, ngược chiều với vật:

Khi nào ảnh của gương phẳng song song ngược chiều với vật

Ghi nhớ :

- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

- Các tia từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'.