Khi ở nhà hay đi học bố mẹ Nhật bạn đọc hiểu

Bước sang độ tuổi dậy thì, song song với việc phát triển về thể chất, con bạn sẽ có những thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý. Ở giai đoạn này, sự phát triển cái tôi ở trẻ sẽ khiến con có xu hướng đòi hỏi cha mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân và những quyết định của mình hơn. Ngoài ra, có thể nói đây là một giai đoạn chuyển giao trách nhiệm từ phụ huynh sang con cái. Cha mẹ sẽ cần phải bớt quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của con, tập cho con kỹ năng tự lập và chịu trách nhiệm, dần trao cho con quyền quyết định trong một số vấn đề cuộc sống. Đây cũng là một giai đoạn khá nhạy cảm và trẻ sẽ rất dễ phát triển theo hướng tiêu cực nếu không được tôn trọng cũng như uốn nắn đúng cách.

Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong mối quan hệ của bố mẹ và con cái. Tôn trọng không phải là bất chấp đồng ý những yêu cầu dù rất phi lý từ con cái, cũng không phải để con “tự lực cánh sinh” trong những quyết định quan trọng về nghề nghiệp, sở thích cũng như cách sống…

Vậy thế nào là tôn trọng đúng cách? Tôn trọng là việc bố mẹ cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe của con cái, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định hợp lý nhất. Khi các con nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân. 

1. Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân

Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Mình sinh ra con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích?” – Điều này rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng thẳng, rạn nứt.

Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ luỵ không mong muốn.

2. Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương

Khi ở nhà hay đi học bố mẹ Nhật bạn đọc hiểu

Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không vi phạm những lễ giáo căn bản. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với độc tài. Khi cần, bạn vẫn nên lắng nghe quan điểm của con và xem xét, khuyên nhủ con thật công tâm. Đừng để con nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khác biệt thế hệ nên không thể nào hiểu mình, từ đó con có thể trở nên sống khép kín và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không chia sẻ cùng gia đình.

3. Không đem con ra so sánh

Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.

4. Tôn trọng khoảng không riêng của con

Khi ở nhà hay đi học bố mẹ Nhật bạn đọc hiểu

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển ý thức về cuộc sống riêng tư của mình hơn và có thể sẽ hạn chế quây quần cùng bố mẹ như ngày còn bé hay chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với các thành viên trong gia đình. Thay vì cố gắng để chạm đến thế giới riêng đó, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng con bằng cách để cho con có những góc riêng tư của mình.  Một vài hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, xin phép khi sử dụng đồ của con, không trách móc khi con dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn gia đình… có thể giúp con cảm nhận được mình đang được tôn trọng như một người trưởng thành.

Học cách tôn trọng con cái trong giai đoạn dậy thì là một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành thật hiệu quả. Chúc bạn may mắn!

Tập đọc chính là một trong các hoạt động chính của trẻ khi bước vào lớp 1. Dạy trẻ lớp một tập đọc không phải là điều dễ dàng. Không ít các bậc phụ huynh phải mệt mỏi, đau đầu tìm ra phương pháp dạy trẻ tập đọc hiệu quả.

Teky là bạn đồng hành thân thiết, tin cậy của các bố mẹ trên suốt chặng đường nuôi dạy trẻ. Hiểu được các khó khăn của các bố mẹ trong việc dạy con lớp 1 tập đọc thành thạo. Teky trao cho các bậc phụ huynh cẩm nang về cách dạy học sinh lớp 1 tập đọc hiệu quả trong bài viết sau.

Tập đọc rất cần thiết

Tập đọc là một trong các chương trình giảng dạy chính cho trẻ học lớp 1. Trong chương trình giáo dục, sau năm lớp 1, trẻ cần có khả năng đọc trôi chảy. Đây là tiền đề cho quá trình học tập của trẻ trong tương lai. Học tập những năm tiếp theo sẽ rất khó khăn khi trẻ khó khăn trong đọc viết.

Tập đọc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ. Thông qua đọc, trẻ sẽ thu nạp thêm các từ vựng, cách diễn đạt. Từ đó, trẻ làm giàu ngôn ngữ của bản thân, tăng khả năng biểu đạt qua lời nói.

Lưu ý khi dạy học sinh lớp 1 tập đọc

Không nặng lời, quát mắng

Trong quá trình dạy con tập đọc không tránh khỏi những lúc bé quên, sai, chểnh mảng. Bố mẹ không giữ được bình tĩnh, nặng lời, quát mắng hay sử dụng đòn roi với trẻ sẽ chỉ khiến cho câu chuyện chuyển biến xấu đi. Trẻ cảm thấy chán ghét với việc học, tự ti vào bản thân. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến cả quá trình học tập và phát triển bản thân của trẻ sau này.

Không áp đặt áp lực cho trẻ

Khi ở nhà hay đi học bố mẹ Nhật bạn đọc hiểu

Trẻ dễ bị quá tải và mệt mỏi

Trẻ bước vào lớp một là thời kỳ chuyển giao từ hoạt động vui chơi chủ đạo sang hoạt động học tập. Biện pháp giáo dục trẻ trong thời gian này rất cần sự khéo léo và tinh tế từ bố mẹ. Bố mẹ quá kỳ vọng, đặt quá nhiều áp lực hay các yêu cầu quá cao với bé. Đây chính là con dao “giết chết” tinh thần học tập của con trẻ. Đừng khiến việc học đối với trẻ là gánh nặng. Bé sẽ học tập hiệu quả hơn khi học như chơi.

Tạo hứng thú học tập cho trẻ

Bước vào lớp 1, bé mới chỉ 6 tuổi, chúng ta không thể đòi hỏi quá cao mức độ tập trung của trẻ. Đồng thời, thời gian này là giai đạn trung gian để trẻ thích nghi, chuyển từ chơi sang học. Vì vậy, tạo hứng thú với việc học tập cho bé là rất cần thiết. Không khí học tập thoải mái sẽ khiến bé hào hứng, tập trung hơn trong học tập. Tạo sự hứng thú với học tập của trẻ như cách trẻ hứng thú khi chơi sẽ khiến công việc học tập của trẻ dễ dàng hơn.

Trở thành bạn của con

Khi ở nhà hay đi học bố mẹ Nhật bạn đọc hiểu

Làm bạn với con

Trở thành bạn của con là cách tốt nhất để các bậc phụ huynh thấu hiểu con tốt hơn. Trong dạy trẻ lớp 1 tập đọc, bố mẹ hãy trở thành bạn học cùng học tập với bé:

  • Bình tĩnh khi con quên mặt chữ, đánh vần sai, bị điểm xấu,..
  • Hỏi con về các khó khăn con cảm thấy khi học.
  • Luôn quan tâm, tôn trọng ý kiến của con.

Những hành động này giúp gia tăng tình cảm giữa bố mẹ và con cái. Bố mẹ cũng sẽ hiểu con hơn, có những điều chỉnh, biện pháp giáo dục phù hợp với trẻ. Đừng để việc học ngăn cách con cái với bố mẹ.

Cách dạy học sinh lớp 1 tập đọc 

Phân bổ lượng kiến thức phù hợp

Một ngày bé không thể thuộc, nhớ quá nhiều chữ cái. Để bé có thể nhớ hết 29 chữ trong bảng chữ cái bố mẹ cần kiên trì trong vòng vài tháng. Hãy chia nhỏ lượng kiến thức, mỗi ngày bố mẹ nên dạy trẻ từ 2-3 chữ cái mới và ôn lại các chữ đã học. Tùy theo khả năng của bé mà bố mẹ tăng số lượng chữ cái lên có thể 4-5 chữ một ngày. Sau khi bé nhớ hết mặt chữ, bố mẹ bắt đầu dạy bé ghép chữ, đánh vần.

Bổ sung khối lượng kiến thức mới đồng thời ôn lại kiến thức cũ hàng ngày sẽ khiến trẻ nhanh chóng thành thạo bảng chữ cái. Bố mẹ nhớ nhé: đừng bắt bé học quá nhiều trong một ngày. Bình tĩnh, kiên trì của bố mẹ ảnh hưởng lớn đến kết quả giáo dục trẻ.

Lựa chọn không gian, thời gian học

Mặc dù, khi trẻ vào lớp một sẽ được các cô dạy. Tuy nhiên, lựa chọn không gian, thời gian phù hợp để củng cố nội dung đã học hay học thêm cái mới sẽ giúp bé học hiệu quả hơn. Bé không bị xao nhãng bởi các yếu tố, bối cảnh xung quanh. Theo các nghiên cứu, thời gian tốt để bố mẹ có thể dạy bé là khi bé tắm. Bởi thời gian này bé sẽ có ít đồ chơi, trò chơi thu hút. Dành 5 đến 10 phút mỗi ngày khi tắm, cùng con học chữ hay ôn lại các kiến thức học ở lớp ngày hôm đó sẽ đem lại cho bố mẹ hiệu quả bất ngờ.

Khuyến khích con đọc sách

Đọc sách là cách tốt để rèn luyện khi tập đọc, nâng cao khả năng ngôn ngữ. Cho bé đọc các cuốn sách có chứa nội dung trẻ yêu thích sẽ khiến trẻ thích đọc sách hơn, tập trung lâu hơn. Ví dụ bé đam mê tìm hiểu về động vật cho bé đọc các sách về thế giới động vật. Cho trẻ đọc các sách thiên văn học nếu bé yêu thích chiêm tinh, thiên văn học, khám phá vũ trụ. Đối với các bé yêu thích đọc truyện, bố mẹ có thể mua các quyển truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích,… Bé dành hàng giờ đồng hồ để đọc sách sẽ tốt hơn rất nhiều dành hàng giờ để xem tivi hay chơi game.

Khi ở nhà hay đi học bố mẹ Nhật bạn đọc hiểu

Tạo thói quen đọc sách cho trẻ

Tập đọc ở bất cứ đâu

Tận dụng mọi thời gian, địa điểm để khơi gợi, nhắc nhớ cho trẻ. Với việc dạy trẻ tập đọc, bố mẹ có thể tận dụng khuyến khích bé tập đọc bằng các cách như:

Khi đi chơi công viên, siêu thị, khuyến khích trẻ đánh vần, đọc các dòng chữ trên bảng hiệu, băng rôn, tên các loại hàng hóa,… Như vậy, bé có thể rèn luyện tập đọc thông qua các hoạt động khác không nhất thiết trẻ chỉ tập đọc ở lớp hay ở nhà khi đang học. Việc rèn luyện này có thể đem lại hiệu quả cao hơn việc các bé tập đọc khi ngồi vào bàn học. Tại sao lại vậy? Vì bé không bị tâm lý mình đang học, việc tập đọc lúc này thoải mái hơn rất nhiều.

Đừng tiết kiệm lời khen

Ai cũng thích được khen ngay cả người lớn chúng ta. Đối với trẻ nhỏ, lời khen, lời động viên có ý nghĩa rất lớn. Bố mẹ đừng coi thường sức mạnh của các lời nói tưởng chừng đơn giản này. Hãy khen trẻ đúng lúc như khi trẻ đọc, đánh vần tốt, nhớ đúng mặt chữ,… Động viên khi trẻ buồn, trẻ nhớ sai, quên,… Những lời nói này chính là động lực, cơ sở để bé tiếp tục phát triển tốt hơn. Bé tự tin hơn vào bản thân, biết rằng bên mình luôn có bố mẹ bên cạnh.

Lời kết

Teky mong rằng bài viết trên sẽ giúp các bố mẹ dễ dàng hơn khi dạy con lớp một tập đọc. Đọc thành thạo là cơ sở phát triển khả năng ngôn ngữ, là tiền đề cho quá trình học tập của bé. Teky luôn ở cạnh bố mẹ cùng con trẻ xây dựng tiền đề dễ dàng, vững chắc, hiệu quả.

Tham khảo cách hỗ trợ phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ bằng các khóa học ngôn ngữ lập trình tại Học viện Công nghệ và Sáng tạo Teky. Tại đây cá khóa học được thiết kế sinh động, trực quan. Bé không chỉ được học mà còn được trực tiếp thực hành. Qua đó, bé được phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ. Bố mẹ không phải quan ngại vấn đề ngôn ngữ lập trình quá khó với các bé. Teky đã tạo ra các khóa học phù hợp với các độ tuổi của trẻ (từ 4 đến 18 tuổi).

Xem thêm: