Khoa ngoại tiêu hóa cấp cứu bụng trung ương huế năm 2024

Dự kiến, Khóa đào tạo phẫu thuật nội soi nâng cao sẽ kéo dài khoảng một tuần từ ngày 25/9 đến ngày 29/9. Các BS Philippines sẽ cùng phối hợp với các BS của Bệnh viện Trung ương Huế trong tất cả các ca phẫu thuật tiêu hóa, đặc biệt là các ca phẫu thuật nội soi nâng cao và phức tạp; cùng tham gia thực hiện các ca phẫu thuật cấp cứu trong ngày trực; cùng trao đổi kinh nghiệm và bàn luận về các kỹ thuật đã thực hiện…

Đây được xem là một hoạt động bổ ích nhằm nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của các BS đồng thời thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp nữa hai nước.

Khoa ngoại tiêu hóa cấp cứu bụng trung ương huế năm 2024
Các BS Philippines cùng BS Bệnh viện Trung ương Huế chụp ảnh tại buổi ra mắt Khóa đào tạo phẫu thuật nội soi nâng cao

Được biết Bệnh viện Trung ương Huế đã đào tạo khoảng 20 lớp phẫu thuật nội soi cho các BS nhiều nước như Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines,… Trong đó, có nhiều BS đã quay lại tham gia các khóa đào tạo phẫu thuật nội soi cơ bản và nâng cao lần thứ 2, thứ 3.

(ĐCSVN) - Ngày 17/5, TS. BS Hồ Văn Linh,Trưởng khoa Phẫu thuật - Ung bướu (Bệnh viện Trung ương Huế) khẳng định, bệnh nhân Vũ Đ. D. (59 tuổi, quê ở Thừa Thiên Huế) đã được cầm máu hoàn toàn, qua cơn nguy kịch, huyết động ổn định, tình trạng toàn thân đang tiến triển tốt…

Được biết, trước đó, vào khoảng 7 giờ 5 phút ngày 15/5, bệnh nhân Vũ Đ. D. (59 tuổi, quê ở Thừa Thiên Huế) được người nhà đưa vào viện tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế, trong tình trạng shock mất máu, da niêm mạc nhợt, mạch quay không bắt được, huyết áp không đo được, thăm khám ghi nhận trên cơ thể bệnh nhân có 4 vị trí tổn thương ở vùng thượng vị và đỉnh phổi phải.

Trước tình hình đó, các bác sĩ khoa Cấp cứu kịp thời hồi sức tích cực, xét nghiệm và truyền máu ngay; khởi động quy trình phản ứng nhanh hội chẩn ca bệnh nặng trong toàn viện. Trưởng kíp trực ngoại tiêu hóa do TS. BS Hồ Văn Linh, Trưởng khoa Phẫu thuật - Ung bướu, trực tiếp thăm khám, chẩn đoán shock mất máu cấp do vết thương thấu bụng vì dao đâm/đa chấn thương và chỉ định mổ cấp cứu cầm máu. Đồng thời, hội chẩn các chuyên khoa liên quan tại phòng mổ để xử lý các tổn thương khác ở 2 tay và ở ngực bên phải.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của GS, TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, ekip phẫu thuật do TS. BS Hồ Văn Linh trực tiếp thực hiện vào ổ bụng tràn ngập máu đỏ tươi lẫn máu cục (khoảng 1,5 lít + máu cục), hút làm sạch máu ổ bụng và nhanh chóng xác định vị trí chảy máu từ vết thương rách tĩnh mạch mạc treo tràng trên, sát mỏm móc của đầu tuỵ - tá tràng, vị trí giải phẫu có nhiều mạch máu phức tạp, tiến hành bộc lộ rõ đoạn tĩnh mạch, sử dụng satinsky kẹp bán phần tĩnh mạch theo chiều dọc của vết thương tĩnh mạch và khâu phục hồi lại bằng chỉ prolene 5-0.

Theo GS, TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, nếu chậm trễ hoặc thiếu kinh nghiệm xử trí vết thương mạch máu thì tổn thương có thể lan rộng, nguy cơ không kiểm soát được chảy máu và bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn mổ. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các tổn thương khác: Thủng đại tràng ngang, thủng mặt sau hang vị dạ dày, đứt bán phần cơ nhị đầu tay phải, đứt gân dạng dài ngón 1, gân duổi ngắn, duổi dài ngón 1, đứt gân duỗi cổ tay quay, đứt động mạch quay và thần kinh quay tay trái. Sau khi khâu phục hồi tĩnh mạch cầm máu được hoàn toàn, tiến hành khâu lại các tổn thương đi kèm khác…

TS, BS. Hồ Văn Linh, Trưởng khoa Phẫu thuật - Ung bướu, cho biết, đến hôm nay, có thể khẳng định bệnh nhân Vũ Đ. D. (59 tuổi, quê ở Thừa Thiên Huế) đã được cầm máu hoàn toàn, qua cơn nguy kịch, huyết động ổn định, tình trạng toàn thân đang tiến triển tốt, song còn quá sớm để khẳng định là bệnh nhân phục hồi hoàn toàn bởi còn có nhiều tổn thương khác trên cơ thể cần được phải theo dõi và chăm sóc đặc biệt trong những ngày tiếp theo./.

BS Phan Hải Thanh là NCS Ngoại tiêu hóa của Bộ môn Ngoại từ năm 2006, hiện đang công tác tại Khoa Ngoại Nhi - Cấp cứu bụng Bệnh viện TW Huế. Tên đề tài luận án: "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa ở bệnh nhân cao tuổi " do PGS.TS Phạm Văn Lình và PGS.TS Nguyễn Văn Liễu hướng dẫn.

Những đóng góp mới của luận án:

- Nêu lên được một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đáng lưu ý trong chẩn đoán viêm phúc mạc ruột thừa ở bệnh nhân cao tuổi.

- Luận án đã nghiên cứu các bệnh phối hợp kèm theo ở bệnh nhân cao tuổi. Các đặc điểm này có liên quan đến gây mê như rối loạn nhịp tim, co thắt thanh quản, phế quản, viêm phế quản cấp…Ngoài ra tình trạng thay đổi huyết động học và PETCO2 trong mổ cũng được nghiên cứu và nhận thấy có nguy cơ cao sau bơm hơi vào ổ phúc mạc, các ghi nhận về rối loạn và thay đổi này đóng góp có ý nghĩa với gây mê-hồi sức.

- Xác định được các tiêu chuẩn chọn bệnh nhân là người cao tuổi để phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa.

- Chứng minh được những kết quả khả quan cho phép nhận định độ an toàn và tính hiệu quả của phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa ở bệnh nhân cao tuổi.

Hội đồng chấm luận án:

GS.TS Phạm Gia Khánh, HVQY Hà Nội, Chủ tịch

GS.TS Hà Văn Quyết, Trường ĐHY Hà Nội, PB1

PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, Bệnh viện E Hà Nội, PB2

PGS.TS Nguyễn Duy Thăng, BVTW Huế, PB3

PGS.TS Trần Văn Huy, Trường ĐHYD Huế, UV

PGS.TS Phạm Như Hiệp, BVTW Huế, UV

PGS.TS Lê Đình Khánh, Trường ĐHYD Huế, UV Thư ký

Một vài hình ảnh buổi bảo vệ luận án

Khoa ngoại tiêu hóa cấp cứu bụng trung ương huế năm 2024

GS.TS Phạm Gia Khánh Chủ tịch Hội đồng đọc nghị quyết của Hội đồng đánh giá luận án

Khoa ngoại tiêu hóa cấp cứu bụng trung ương huế năm 2024
Khoa ngoại tiêu hóa cấp cứu bụng trung ương huế năm 2024

Hội đồng đánh giá luận án của NCS Phan Hải Thanh

Khoa ngoại tiêu hóa cấp cứu bụng trung ương huế năm 2024

NCS Phan Hải Thanh lắng nghe ý kiến nhận xét của Hội đồng

Như vậy cho từ năm 2003 khi được phép mở ngành đào tạo NCS Ngoại tiêu hóa đến nay, Bộ môn Ngoại đã có 7 NCS bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, đó là:

TS Nguyễn Văn Lượng, 2007

TS Phạm Anh Vũ, 2007

TS Lê Mạnh Hà, 2007

TS Nguyễn Nam Hùng, 2008

TS Hồ Hữu Thiện, 2008

TS Dương Mạnh Hùng, 2009

và tân TS Phan Hải Thanh, 2011

Hiện tại Bộ môn còn 9 NCS đang hoàn thành luận án để từng bước thông qua, bảo vệ các cấp hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu theo chương trình đào tạo. Với năng lực đào tạo của mình (gần 20 GS, PGS, TS trong chuyên ngành ngoại khoa, 2 cơ sở thực hành hiện đại là BVTW Huế - BV hạng đặc biệt quốc gia và BV Trường ĐHYD Huế) Bộ môn Ngoại sẽ tiếp tục được Đại học Huế và Trường ĐHYD Huế giao chỉ tiêu đào tạo NCS Ngoại Tiêu hóa và trong tương lai gần được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở đào tạo NCS Ngoại Tiết niệu. Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, ngày 12/9/2011 dựa trên các qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo Bộ môn đã ban hành Qui định về việc học tập, làm việc, nghiên cứu, thông qua chuyên đề và luận án...tại cấp Bộ môn để theo đó NCS thực hiện.