Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam thống nhất quyết định tên nước là gì

YênBái - Tại Kỳ họp thứ Nhất diễn ra từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, tại Hà Nội, Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết về đổi tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam.Thời kỳ đó, 3 tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai cũng vừa hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Sau chiến thắng 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, trong điều kiện đất nước thống nhất, sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước - Quốc hội khoá VI. Cuộc bầu cử được tổ chức ngày 25/4/1976; cử tri bỏ phiếu là hơn 23 triệu người; số đại biểu được bầu là 492 người. 

Thời kỳ đó, 3 tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai vừa hợp nhất. Đoàn đại biểu Quốc hội khóa VI tỉnh Hoàng Liên Sơn có 4 đại biểu. Ngay trong Kỳ họp thứ Nhất đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất. 

Cụ thể, tại Kỳ họp, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có hiến pháp mới. Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước CHXHCN Việt Nam từ ngày 2/7/1976; Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài "Tiến quân ca”, Quốc huy nước CHXHCN Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ CHXHCN Việt Nam; Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất; quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.

Sự ra đời của nước CHXHCN Việt Nam mở đầu cho bước phát triển mới trong quá trình đi lên của đất nước. Các đại biểu Quốc hội của tỉnh đã tích cực tham gia các hoạt động, thể hiện tinh thần trách nhiệm với cử tri và nhân dân. Quốc hội khóa VI có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng hệ thống chính quyền mới ở miền Nam, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất bảo vệ chính quyền trong điều kiện hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc. Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa VI thông qua Hiến pháp năm 1980. 

Trong nhiệm kỳ 1976 - 1981, Quốc hội khóa VI đã thông qua Hiến pháp 1980, thông qua 6 luật và pháp lệnh, phê chuẩn mười hai hiệp định, hiệp ước và công ước quốc tế. Với tên gọi CHXHCN Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào: nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, thực hành dân chủ, phát huy sức sáng tạo của nhân dân, được quán triệt trong nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 

Quốc hội có những bước đổi mới quan trọng từ khâu bầu cử đại biểu đến hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, làm tốt hơn chức năng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, tăng cường và lắng nghe ý kiến cử tri. Hệ thống chính trị được củng cố, phân định rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn, đảm nhiệm ngày càng toàn diện hơn việc lãnh đạo, quản lý sự phát triển đất nước. Với những thành quả đất nước ta đạt được, nhất là hình ảnh của một Việt Nam trong đại dịch Covid - 19, vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao; quan hệ đối ngoại phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước; đối tác toàn diện với 10 nước. 

Chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vừa là cơ sở để Việt Nam có thể chủ động, tích cực tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương khu vực và quốc tế.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam thống nhất quyết định tên nước là gì

Các đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Yên Bái tiếp xúc cử tri tại xã Y Can, huyện Trấn Yên.

Phát huy truyền thống, những thành tựu quan trọng mà các nhiệm kỳ Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam đạt được; đồng thời, ý thức trách nhiệm lớn lao, các đại biểu Quốc hội các khóa của tỉnh Yên Bái đã chủ động nghiên cứu, học tập các lĩnh vực của đời sống xã hội, gần gũi gắn bó với nhân dân để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của người đại biểu. 

Tham gia đầy đủ các phiên làm việc và các hoạt động tại kỳ họp, thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội và tâm tư nguyện vọng của cử tri và nhân dân Yên Bái được các đại biểu mang đến nghị trường Quốc hội cùng thảo luận, quyết định những chính sách, tạo động lực để Yên Bái phát huy nội lực sớm hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh Yên Bái. 

Cùng với các địa phương cả nước, Yên Bái đã vươn lên và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khẳng định vai trò, vị thế là trung tâm liên kết phát triển vùng; trở thành điểm sáng của cả khu vực Tây Bắc trong thực hiện xây dựng nông thôn mới (XDNTM), giảm nghèo bền vững. Toàn tỉnh đã có 76 xã đạt chuẩn NTM, chiếm trên 50% số xã toàn tỉnh, gấp 3 lần mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh, huyện Trấn Yên đạt chuẩn quốc gia huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Bắc. 

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiệu quả, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thay đổi lớn, làm cho diện mạo đô thị, nông thôn ngày càng khang trang, tươi đẹp. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; xây dựng và phát huy hiệu quả giá trị bản sắc văn hóa và con người Yên Bái "thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập"; các chính sách đảm bảo an sinh xã hội và tạo tiền đề cho sự phát triển đã mang lại niềm tin, khát vọng vươn lên của mỗi người dân và tỉnh Yên Bái trong tương lai.

Minh Quang

Cập nhật: 15-03-2016 | 08:28:17

Trong điều kiện đất nước thống nhất, sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (QH) chung của cả nước - QH khóa VI. QH đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng Hiến pháp, về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới, bầu các cơ quan để điều hành công việc chung của cả nước.

 Ngày bầu cử QH khóa VI là ngày 25-4-1976; tỷ lệ cử tri bỏ phiếu đạt hơn 23 triệu người. Tổng số đại biểu được bầu là 492; thành phần đại biểu QH: Công nhân (80), nông dân (100), tiểu thủ công nghiệp (6), quân đội (54), cán bộ chính trị (141), tri thức và nhân sĩ (98), các tôn giáo (13), đảng viên (398), ngoài Ðảng (94), phụ nữ (132), dân tộc thiểu số (67), anh hùng lao động và chiến đấu (29), thanh niên từ 20 - 30 tuổi (58), cán bộ ở Trung ương (114), cán bộ ở địa phương (378).

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam thống nhất quyết định tên nước là gì

QH khóa VI biểu quyết thông qua Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại kỳ họp thứ nhất, QH thống nhất, ngày 2-6-1976. Ảnh: TƯ LIỆU

Tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa VI đã thông qua Nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới. QH quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khóa QH được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25-4-1976 là Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Ðịnh là TP.Hồ Chí Minh. Sự ra đời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở đầu cho bước phát triển mới trong quá trình đi lên của đất nước.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam thống nhất quyết định tên nước là gì

Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp gỡ các đại biểu QH khóa VI,
tháng 6-1976. Ảnh: TƯ LIỆU

Cũng tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã bầu Ủy ban Thường vụ QH do đồng chí Trường Chinh là Chủ tịch, 7 Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, 13 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. QH thành lập 6 ủy ban: Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách; Ủy ban Dự án pháp luật; Ủy ban Dân tộc; Ủy ban Văn hóa và giáo dục; Ủy ban Y tế và xã hội; Ủy ban Đối ngoại.

Các văn bản pháp quy đã thông qua

1 Hiến pháp, 1 luật, 4 pháp lệnh: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (ban hành ngày 19-12-1980); Luật Bầu cử đại biểu QH nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 20-12-1980); Pháp lệnh về việc xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình (ban hành ngày 2-12-1978); Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (ban hành ngày 21-11-1979); Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh (ban hành ngày 26-4-1980); Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Pháp lệnh năm 1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (ban hành ngày 22-1-1981).

Trong nhiệm kỳ 5 năm (1976-1981), QH khóa VI đã họp 7 kỳ; Ủy ban Thường vụ QH và các ủy ban thường trực của QH cũng đã làm việc thường xuyên để nghiên cứu, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như: Thông qua nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai (1976- 1980); phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới 2 thành phố là TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác. Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 7, tháng 12-1980, QH khóa VI đã thực hiện nhiệm vụ quan trọng là thông qua Luật Bầu cử đại biểu QH và Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp 1980. Đây là bản Hiến pháp thứ 3 được QH thông qua để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới. Hiến pháp 1980 đã khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ…”. Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định vị trí của QH là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. So với 2 bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp 1980 có điểm mới bổ sung rất quan trọng là lần đầu tiên quy định rõ: “QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”. Đây chính là căn cứ pháp lý quan trọng để cụ thể hóa chức năng đại diện của QH trong Luật Tổ chức QH năm 1981 và trong các văn bản khác về QH.

Sự ra đời của Hiến pháp mới là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước, là vũ khí sắc bén để toàn dân, toàn quân tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động đối ngoại của QH khóa VI cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng mở rộng quan hệ với các nước và tổ chức quốc tế. Điển hình là QH đã gia nhập Liên minh Nghị viện Thế giới và có những đóng góp tích cực tại các diễn đàn của tổ chức liên minh nghị viện này.

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn

 Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào (ban hành ngày 15-9-1977); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Lào (ban hành ngày (15- 9-1977); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ Đức (ban hành ngày 13-12-1977); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô (ban hành ngày 29-11-1978); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia (ban hành ngày 23-2- 1979); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Liên Xô (ban hành ngày 28-6-1979); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ (ban hành ngày 18-12-1979); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Ba Lan (ban hành ngày 18-12-1979); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự Việt Nam và Bungari (ban hành ngày 18-12- 1979); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ Đức (ban hành ngày 18-12-1979); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Mông Cổ (ban hành ngày 18-12-1979); Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (ban hành ngày 27-3-1980).

P.V (tổng hợp)