Lạc nội mạc trong cơ tử cung là gì

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh trong đó các mô bình thường phát triển bên trong tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung. Các triệu chứng chính là đau vùng chậu và vô sinh. Gần một nửa số người bị bệnh có đau vùng chậu mãn tính, trong khi 70% cơn đau xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt. Đau khi quan hệ tình dục cũng là phổ biến. Vô sinh xảy ra gần một nửa số phụ nữ bị ảnh hưởng. Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm các triệu chứng khi tiểu tiện hoặc đại tiện. Khoảng 25% phụ nữ không có triệu chứng nào. Lạc nội mạc tử cung có thể có cả hai tác động xã hội và tâm lý.

Nguyên nhân là không hoàn toàn rõ ràng. Các yếu tố nguy cơ bao gồm một lịch sử gia đình mắc bệnh này. Thông thường buồng trứng, ống dẫn trứng, và các mô xung quanh tử cung và buồng trứng bị ảnh hưởng; Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi nó cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể. Các khu vực của nội mạc tử cung chảy máu mỗi tháng, dẫn đến viêm nhiễm và thành sẹo. Việc tăng trưởng do lạc nội mạc tử cung không phải là ung thư. Chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng kết hợp với hình ảnh y tế. Sinh thiết là phương pháp chẩn đoán chắc chắn nhất. Các nguyên nhân khác có triệu chứng tương tự bao gồm bệnh viêm vùng chậu, hội chứng ruột kích thích, viêm kẽ bàng quang, và đau xơ cơ.

Bằng chứng dự kiến cho thấy rằng việc sử dụng thuốc tránh thai kết hợp làm giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung. Tập thể dục và tránh uống rượu nhiều cũng có thể phòng ngừa bệnh. Không có cách chữa lạc nội mạc tử cung, nhưng một số phương pháp điều trị có thể cải thiện các triệu chứng. Có thể dùng thuốc giảm đau, phương pháp điều trị nội tiết tố, hoặc phẫu thuật. Các thuốc giảm đau nên dùng thuốc chống viêm không steroid như naproxen. Lấy thành phần hoạt tính của thuốc tránh thai để dùng liên tục hoặc sử dụng dụng cụ tử cung với progestogen có thể hữu ích. Agonist hormone giúp tiết ra gonadotropin có thể cải thiện khả năng của những người vô sinh để có thai. Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung có thể được sử dụng để điều trị những người có triệu chứng không thể điều trị được với các phương pháp điều trị khác.

Lạc nội mạc tử cung được ước tính xảy ra trong khoảng 6-10% phụ nữ. Nó phổ biến nhất ở những phụ nữ trong độ tuổi ba mươi và bốn mươi; Tuy nhiên, bệnh có thể bắt đầu ở các bé gái 8 tuổi. Bệnh dẫn đến một vài trường hợp tử vong với ước tính là 200 ca trên toàn cầu vào năm 2013. Lạc nội mạc tử cung lần đầu tiên được xác định là một chứng bệnh riêng biệt trong những năm 1920. Trước đó lạc nội mạc tử cung và lạc nội mạc trong tử cung được coi như cùng một loại bệnh. Hiện chưa rõ ai là người đầu tiên đã mô tả bệnh này.

Lạc nội mạc tử cung (tên tiếng anh: adenomyosis) là một bệnh lý phụ khoa thường gây ra những khó chiu đau đớn cho chị em phụ nữ trong những ngày có kinh nguyệt, trong đó lớp nội mạc tử cung thường nằm bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung của người phụ nữ. Các cơ quan trong vùng chậu như buồng trứng, ống dẫn trứng và mô lót trong khung chậu thường hay bị lạc nội mạc tử cung. Rất it khi, gặp lạc nội mạc tử cung ở các cơ quan ngoài vùng chậu.

Trong bệnh lý lạc nội mạc tử cung, lớp mô có tính chất giống với nội mạc tử cung hoạt động giống như mô nội mạc tử cung thực thụ - nó cũng dày lên, bong ra và gây chảy máu hàng tháng giống chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng lớp mô này không được thoát ra ngoài cơ thể như mô nội mạc tử cung nên các lớp mô này bị mắc kẹt ở bên trong cơ thể. Khi buồng trứng bị lạc nội mạc tử cung các nang được gọi là u nang dạng lạc nội mạc tử cung có thể được hình thành. Các mô xung quanh khối lạc nội mạc tử cung phát triển thành các mô sẹo và dính, chúng có thể dính chặt vào các cơ quan trong vùng chậu.

Lạc nội mạc tử cung khiến người phụ nữ bị đau bụng dữ dội đặc biệt là khi đến kỳ kinh nguyệt. Do vậy, khả năng sinh sản của người phụ nữ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người phụ nữ cũng không nên quá lo lắng vì có nhiều phương pháp điều trị bệnh có hiệu quả.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung là gì

Lạc nội mạc tử cung khiến người phụ nữ bị đau bụng dữ dội đặc biệt là khi đến kỳ kinh nguyệt


Dẫu biết rằng nguyên nhân chính xác nào gây lạc nội mạc tử cung là chưa rõ ràng, song có một số giả thuyết được cho là nguyên nhân gây bệnh:

- Hiện tượng máu kinh chảy ngược dòng: Trong chu kỳ kinh, các tế bào nội mạc tử cung có trong máu kinh thay vì chảy qua âm đạo để ra ngoài thì lại chảy ngược vào trong ống dẫn trứng và vào khoang chậu. Chúng sẽ bám vào thành chậu và các cơ quan vùng chậu, rồi phát triển tại đó hình thành lên khối lạc nội mạc tử cung.

- Sự thay đổi của các tế bào phúc mạc: Các tác giả trong giả thuyết "lý thuyết cảm ứng", cho rằng sự thay đổi của các tế bào phúc mạc, các tế bào lót ở bên trong thành bụng thành các tế bào giống tế bào nội mạc tử cung là do các yếu tố tự miễn dịch hoặc do hormone gây ra.

- Sự đột biến của các tế bào phôi: Một số giả thuyết lại cho rằng: sự đột biến của các tế bào phôi biến đổi thành các tế bào giống nội mạc tử cung là do hormon nội tết Estrogen.

- Sau các phẫu thuật ở tử cung: Sau phẫu thuật đẻ mổ, phẫu thuật u xơ tử cung,...có thể khiến cho các tế bào nội mạc tử cung bám vào vị trí vết mổ.

- Sự di chuyển của các tế bào nội mạc tử cung: Các tế bào nội mạc tử cung được di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể là nhờ hệ thống các mạch máu hoặc các dòng bạch huyết.

Hệ thống miễn dịch cơ thể bị rối loạn. Hệ thống miễn dịch có vấn đề gây cho cơ thể không thể nhận biết được các mô giống nội mạc tử cung và phá hủy chúng.

Ngoài ra, có 1 số yếu tố làm tăng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung như:

- Phụ nữ vô sinh hoặc không có con.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung là gì

Phụ nữ vô sinh hoặc không có con

- Bắt đầu có kinh ở độ tuổi sớm, trước 13 tuổi.

- Mãn kinh muộn (sau 58-60 tuổi).

- Số ngày kinh nguyệt ngắn dưới 21 ngày.

- Số ngày bị kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.

- Cường estrogen hoặc sử dụng các chế phẩm có chứa estrogen trong thời gian dài.

- Chỉ số BIM cơ thể thấp.

- Do di truyền: Nếu mẹ hoặc chị gái bị lạc nội mạc tử cung, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn. Nghiên cứu cho thấy nó có xu hướng trở nên tồi tệ hơn từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Các bệnh lý gây cản trợ sự lưu thông máu ra khỏi cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt.

Lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện và phát triển khi nữ giới bắt đầu có kinh. Tuy nhiên, các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung sẽ hết khi người phụ nữ mãn kinh hoặc triệu chứng có thể giảm đi khi người phụ nữ mang thai.


Triệu chứng Lạc nội mạc tử cung

Đau ở vùng chậu là triệu chứng chủ yếu và xuất hiện đầu tiên của bệnh lạc nội mạc tử cung, đau thường liên quan đến kỳ kinh nguyệt. Rất nhiều chị em phụ nữ đang từng bị đau bụng kinh, nhưng đối với những chị em bị lạc nội mạc tử cung thì đau bụng kinh nghiêm trọng hơn nhiều.

Các triệu chứng bao gồm:

- Đau ở vùng chậu khi bị hành kinh nguyệt. Cường độ cơn đau: dữ dội hoặc đau thành từng cơn, cơn đau ngày càng tăng dần theo thời gian. Đau có thể lan ra thắt lưng và các vị trí khác trong bụng . Triệu chứng đau vùng chậu có thể xuất hiện vài ngày trước khi bị kinh nguyệt và kéo dài vài ngày sau khi hết kinh nguyệt...

- Quan hệ thấy đau: có thể đau trong khi quan hệ tình dục hoặc đau sau đó.

- Khi đi đại tiện hoặc đi tiểu thấy đau.

- Chảy máu âm đạo nhiều trong kỳ kinh nguyệt hoặc giữa chu kỳ kinh.

- Vô sinh : Nhiều chị em phụ nữ đi khám vì vô sinh thì lại tình cờ phát hiện mình bị lạc nội mạc tử cung.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung là gì

Nhiều chị em phụ nữ đi khám vì vô sinh thì lại tình cờ phát hiện mình bị lạc nội mạc tử cung.

- Ngoài ra, những triệu chứng khác có thể thấy như: người mệt mỏi, rối loạn tiêu hóat, đặc biệt là xảy ra trong khi đang bị kinh nguyệt.

Không thể dựa vào tình trạng cơn đau bụng vùng chậu để đánh giá tình trạng bệnh lý lạc nội mạc tử cung. Một số, chị em phụ nữ khối lạc nội mạc tử cung có kích thước nhỏ nhưng lại có cơn đau dữ dội, ngược lại có chị em phụ nữ có khối lạc nội mạc tử cung có kích thước nhưng lại không đau hoặc chỉ đau rất nhẹ.

Một vài bệnh lý cũng gây đau vùng chậu cần phải chẩn đoán phân biệt lạc nội mạc tử cung như:

- Các bệnh nhiễm trùng ở vùng chậu (PID) hoặc.

- Buồng trứng có u nang.

- Hội chứng viêm ruột kích thích: người bệnh cũng có triệu chứng cũng có tình trạng rối loạn tiêu hóa như: đau quặn bụng kèm theo đi ngoài nhiều lần hoặc bị táo bón. Nếu trên một người bệnh có cả bệnh lý lạc nội mạc tử cung và hội chứng ruột kích thích sẽ khiến cho việc chẩn đoán sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Vậy khi nào bạn cần phải đi kiểm tra chuyên khoa? Nếu bạn thấy có các dấu hiệu và triệu chứng như chúng tôi mô tả ở trên bạn cần đi thăm khám sớm. Lạc nội mạc tử cung có thể là một bệnh lý khó kiểm soát nhưng nếu được chẩn đoán sớm, được theo dõi và điều trị sớm có thể giúp quản lý các triệu chứng của bạn tốt hơn.


Các biến chứng Lạc nội mạc tử cung

- Gây vô sinh: Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh. Chiếm khoảng 1/3 đến 1/2 số trường hợp phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung là gì

Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh

- Để có thể thụ thai thành công, các bước trong hoạt động sinh sản của con người phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, chính xác, bao gồm: Một nang trứng (đôi khi có thể là 2 nang trứng) trưởng thành được giải phóng từ một trong hai buồng trứng; trứng sau khi rụng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng và dừng lại ở 1/3 ống dẫn trứng để chờ tinh trùng; Trứng sau khi đã hoàn thành quá trình thụ tinh sẽ di chuyển nhờ sự giúp đỡ của các lông mao trong ống dẫn trứng để đến tử cung và tự làm tổ trong buồng tử cung và phát triển thành thai. Khối lạc nội mạc tử cung có thể sẹo dính ở tử cung, hoặc làm tắc vòi trứng làm ngăn cản việc di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung vẫn có thể có thai bình thường.

- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ do đau khi đến chu kỳ kinh hoặc đau khi quan hệ tình dục. Làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh trầm cảm, lo âu.

- Ung thư: Một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ bị Ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường.


Các biện pháp chẩn đoán Lạc nội mạc tử cung

Như đã biết có nhiều bệnh lý cũng gây ra đau bụng ở vùng chậu, do thế để có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý lạc nội mạc tử cung, bác sĩ có thể sẽ khai thác rất kỹ về các triệu chứng xuất hiện trong chu kỳ kinh, bao gồm thời điểm xuất hiện cơn đau, vị trí và tính chất của của cơn đau như thế nào.

Ngoài ra, bác sỹ còn cần phải dựa vào các phương pháp thăm dò khác như:

- Khám vùng chậu.

- Siêu âm ngả đầu dò âm đạo: siêu âm không giúp chẩn đoán chính xác có bị lạc nội mạc tử cung hay không.

- Chụp MRI tử cung- phần phụ- vùng chậu: giúp xác định vị trí khối lạc nội mạc, kích thước, tính chất,…

Lạc nội mạc trong cơ tử cung là gì

Chụp MRI tử cung- phần phụ- vùng chậu: giúp xác định vị trí khối lạc nội mạc, kích thước, tính chất,…

- Phẫu thuật Nội soi ổ bụng: chẩn đoán chính xác nhất có bị lạc nội mạc tử cung.


Các biện pháp điều trị Lạc nội mạc tử cung

Việc sử dụng phương pháp nào điều trị bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, mức độ đau, nhu cầu mang thai, thể lâm sàng, trước đó đã có phẫu thuật chưa.

Các bác sĩ thường khuyến cáo nên sử dụng các phương pháp điều trị bảo tồn trước, chỉ phẫu thuật nếu điều trị nội khoa, bảo tồn không thành công.

Điều trị nội khoa: thuốc sử dụng được chia làm 2 nhóm: thuốc có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng kinh và liệu pháp hormon.

- Thuốc giảm triệu chứng đau như: nhóm NSAID hoặc ibuprofen.

Hoặc có thể kết hợp đồng thời thuốc giảm đau và sử dụng liệu pháp trong trường hợp bệnh nhân không có nhu cầu muốn có con.

- Liệu pháp hormon: Các hormon nội tiết có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng kinh hoặc ngăn chặn sự phát triển của lạc nội mạc tử cung cũng như tạo thành các khối mới trong. Tuy nhiên, sau khi ngừng sử dụng hormone nội tiết tố thì các triệu chứng vẫn có thể xuất hiện trở lại. Nên đây không phải là phương pháp điều trị dứt điểm bệnh được.

Các liệu pháp được sử dụng để điều trị lạc nội mạc tử cung:

+ Thuốc uống tránh thai nội tiết: có tác dụng ức chế sự rụng trứng, làm giảm estrogen máu, giúp ức chế và ngăn ngữa phát triển lạc nội mạc tử cung.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung là gì

Thuốc uống tránh thai nội tiết

+ Nhóm hormon GnRH (gonadotropin releasing hormone) có vai trò ức chế giải phóng gonadotropin từ tuyến yên, dẫn đến ức chế sản xuất hormon estrogen từ buồng trứng, từ đó ngăn chặn sự phóng noãn đồng thời có thể ức chế sự phát triển của nội mạc tử cung...

+ Liệu pháp sử dụng hormon progestin như: dụng cụ tử cung Mirena (có chứa levonorgestrel), que cấy tránh thai dưới da (Inplanon), thuốc tiêm tránh thai (Depo-Provera) hoặc thuốc viên chỉ chứa progestin (Camila)... Liệu pháp này có thể gây ra mất kinh nguyệt tạm thời, từ đó ức chế sự phát triển của các khối lạc nội mạc tử cung, đồng thời làm giảm các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung.

+ Thuốc ức chế Aromatase (anastrozole, letrozole...): nhóm thuốc này có được sử dụng với mục đích làm ức chế sự sản xuất estrogen ở buồng trứng.

Phẫu thuật bảo tổn tử cung và buồng trứng: phẫu thuật bóc tách các khối lạc nội mạc tử cung vẫn giữ lại tử cung và buồng trứng được áp dụng trong những trường hợp vẫn muốn có con. Đồng thời làm giảm các cơn đau dữ dội do lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên,tỷ lệ lạc nội mạc tử cung và cơn đau vẫn bị tái phát sau phẫu thuật vẫn còn cao.

Điều trị vô sinh: các kỹ thuật thụ thai nhân tạo được áp dụng trong đều trị lạc nội mạc tử cung như: IUI hoặc IVF.

Phẫu thuật cắt tử cung hoặc buồng trứng: phương pháp này chỉ áp dụng đối với những phụ nữ nhiều tuổi, không có nhu cầu có con.